Cưới xong, vợ chồng tôi thuê một phòng trọ cũ chỉ vỏn vẹn 20m2 ở quận Thanh Xuân, với giá 4 triệu đồng/tháng.
Thế nhưng sau khi sinh con, căn nhà trọ bỗng trở nên chật chội, ngột ngạt hẳn. Bởi thế vợ chồng tôi luôn mong muốn mua một căn hộ chung cư ở Hà Nội để sinh sống chứ không thể ở mãi trong căn nhà trọ tồi tàn này.
Hồi đó, nghe chuyện bảo muốn mua nhà, gia đình hai bên ai cũng phản đối, thậm chí có người còn mắng vợ chồng tôi là điên, thích sang chảnh,... bởi, trong tay chúng tôi khi đó chỉ có vỏn vẹn 200 triệu đồng tích cóp được từ tiền mừng cưới và vàng là của hồi môn khi đi lấy chồng của vợ tôi.
Nói thực lòng, việc mua nhà Hà Nội là mơ ước và khao khát bấy lâu nay của vợ chồng tôi. Mới đầu, khi nghĩ tới việc này, chúng tôi rất đắn đo, lo lắng vì giá nhà khá cao, với hơn 200 triệu, thì chúng tôi mua nhà ở đâu? vay vốn như thế nào, và bao giờ thì trả hết nợ? Nhưng rồi mong muốn vợ chồng con cái có chỗ ở thoải mái hơn, chúng tôi đành tặc lưỡi làm liều.
![]() |
Ảnh minh họa |
Qua 2 tháng tìm hiểu khắp nơi, được sự tư vấn của một người bạn là "chuyên gia bất động sản" chúng tôi chọn được một căn hộ thu nhập thấp diện tích 65m2, có giá 11,5 triệu/m2 ở khu vực Hà Đông, Hà Nội. Tổng giá trị căn hộ này gần 750 triệu đồng.
Ngoài số tiền 200 triệu có sẵn, chúng tôi phải chạy vạy ngược xuôi hỏi vay bố mẹ, anh em họ hàng. Còn lại, chúng tôi vay ngân hàng với lãi suất 10%/năm.
Khi thủ tục mua căn hộ hoàn tất cũng là lúc vợ chồng tôi lên kế hoạch làm ăn để có thể trả được khoản nợ khổng lồ đang gánh trên vai.
Mới đầu, chúng tôi dự kiến trả trong 3 năm sẽ hết. Nhưng gánh nặng cơm áo gạo tiền hàng ngày, tiền nuôi con, bỉm sữa khiến 2 vợ chồng tôi đứng ngồi không yên. Thế nên, chúng tôi quyết tâm lên kế hoạch chi tiêu thật tiết kiệm, đồng thời lao vào làm việc như "con thiêu thân" để kiếm tiền.
Vợ tôi, ngoài công việc giảng dạy ở trường, các buổi tối trong tuần, cô ấy đều đi gia sư cho các em nhỏ trong khu chung cư. Cộng cả tiền lương và tiền làm thêm của vợ lại mỗi tháng cũng được 9 triệu đồng. Tiền này, mỗi tháng chúng tôi chi tiêu hết 7 triệu tiền sinh hoạt hàng ngày, từ điện nước, xăng xe, cho đến tiền ma chay đám hỏi, còn 2 triệu đồng, chúng tôi gửi về quê làm tiền bỉm sữa cho con.
Tôi tốt nghiệp Đại học kiến trúc nên ngoài thời gian đi làm công trình tại các công trường, tôi cũng chủ động làm thiết kế nội thất cho các gia đình nào có nhu cầu.
Vừa làm xây dựng vừa thiết kế, nửa năm đầu tiên mỗi tháng thu nhập của tôi được khoảng 12 triệu đồng do còn ít khách hàng. Sau đó, tôi quyết định lập một trang facebook riêng để quảng cáo và nhờ bạn bè giới thiệu thêm khách hàng, nhờ vậy, thu nhập cũng dần dần tăng lên trung bình 15 - 20 triệu đồng/tháng.
Năm đầu tiên, nhờ làm chính rồi làm thêm, vợ chồng tôi để dành được 150 triệu đồng để trả nợ.
Để có khoản tiền này, vợ chồng tôi “cày cuốc” ngày đêm không nghỉ. Trong khi, mỗi tháng chỉ dám tiêu vỏn vẹn 9 triệu đồng cho tất cả các khoản xăng xe, điện thoại, điện nước, tiền ăn uống, bỉm sữa (con gái tôi gửi về cho ông bà ngoại ở quê trông giúp )... Tất cả tiền kiếm được đều ưu tiên cho việc trả nợ. Thậm chí, chúng tôi còn không dám ăn hàng, hạn chế về quê.
Cứ thế, suốt 3 năm tiếp theo, chúng tôi duy trì công việc như vậy và nỗ lực hết mình để có thể trả hết nợ càng sớm càng tốt. Tiền nợ phải gánh lãi nên ưu tiên trả trước, nợ anh em họ hàng trả sau.
Bây giờ khi ngồi viết những dòng này thì vợ chồng tôi chỉ còn món nợ gần 100 triệu đồng phải trả. Giờ nghĩ lại tôi mấy thấy mình thật may mắn vì ngày đó đã quyết định liều mua nhà.
Nói thật, trong suốt 3 năm qua, cả gia đình tôi dù chưa có điều kiện mua sắm nội thất, con cái vẫn phải gửi về quê cho ông bà nuôi, nhà không bàn ghế, không giường nhưng chúng tôi vẫn sống rất vui vẻ.
Tôi nghĩ, ai mua nhà mà không phải nợ. Có nợ mới có động lực để vươn lên làm giàu. Khi nào thoát được gánh nặng nợ nần này, vợ chồng tôi sẽ sắm sửa nội thất, đón con gái lên thành phố học và ổn định cuộc sống.
nguyenthinh22@...
- “Trước 40 tuổi mà không có nhà cửa ổn định ở Hà Nội hay các thành phố lớn trên toàn quốc thì nên xách vali về quê cho sớm”.
" alt=""/>Chỉ 200 triệu đồng, vợ chồng vẫn mua được nhà Hà NộiTrong khi đó, với tiêu chí đề cao tinh thần fairplay nên dù góp công lớn giúp Hà Nội FC cán đích ở vị trí á quân nhưng Văn Quyết không có tên do án kỷ luật treo giò 8 trận tại V-League 2023
Ở hạng mục dành cho nữ, nhiều gương mặt gạo cội như Huỳnh Như, Tuyết Dung, Hải Yến… tiếp tục có mặt trong danh sách đề cử từ BTC.
Bên cạnh các hạng mục quen thuộc, năm nay BTC bổ sung giải thưởng Cống hiến cho những cầu thủ, HLV đã có nhiều đóng góp cho bóng đá Việt Nam trong thời gian qua.
Danh sách ứng viên được đề cử:
Ứng cử viên QBV nam: Nguyễn Tuấn Anh, Bùi Hoàng Việt Anh, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đức Chiến, Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Hoàng Đức, Quế Ngọc Hải, Nguyễn Quang Hải, Phạm Tuấn Hải, Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Hải Huy, Đặng Văn Lâm, Nguyễn Tiến Linh, Đỗ Duy Mạnh, Trần Nguyên Mạnh, Lâm Ti Phông, Hoàng Vũ Samson, Hồ Tấn Tài, Phan Tuấn Tài, Vũ Văn Thanh
Ứng cử viên QBV nữ: Nguyễn Thị Tuyết Dung, Hoàng Thị Loan, Lê Thị Diễm My, Nguyễn Thị Thanh Nhã, Huỳnh Như, Trần Thị Kim Thanh, Trần Thị Thu, Nguyễn Thị Bích Thùy, Trần Thị Thùy Trang, Dương Thị Vân, Phạm Hải Yến
Ứng cử viên QBV futsal nam: Phạm Đức Hoà, Khổng Đình Hùng, Nhan Gia Hưng, Dương Ngọc Linh, Châu Đoàn Phát, Lâm Tấn Phát, Nguyễn Thịnh Phát, Ngô Ngọc Sơn, Trần Minh Tuấn, Hồ Văn Ý
Cầu thủ trẻ xuất sắc: Nguyễn Đình Bắc, Thái Bá Đạt, Hồ Văn Cường, Bùi Vĩ Hào, Khuất Văn Khang, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thái Sơn, Đinh Xuân Tiến, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Văn Việt
Cầu thủ trẻ nữ xuất sắc:Ngọc Minh Chuyên, Vũ Thị Hoa (Hà Nội), Vũ Thị Hoa (Phong Phú Hà Nam), Trần Nhật Lan, Đào Thị Kiều Oanh
Cầu thủ nước ngoài xuất sắc: Bruno Cunha Cantanhede, De Souza Ferreira Herlison Caion, Jesus Silva Jhon Cley, Rafaelson Bezerra Fernandes, Mansaray Victor Naba
" alt=""/>Quả bóng vàng Việt Nam 2023: Văn Quyết vắng mặt, Hoàng Đức sáng giáLàm trẻ sợ hãi là cách hiệu quả khiến chúng vâng lời
Làm trẻ sợ hãi thường là cách cha mẹ sử dụng khi muốn thay đổi hành vi của trẻ. Tuy nhiên, thực tế đây lại là một phương pháp “lạm dụng tình cảm”. Những lời đe dọa như bị “ông Kẹ” bắt cóc, hoặc ba mẹ sẽ bỏ đi và không bao giờ quay lại nữa sẽ để lại ám ảnh trong tâm hồn trẻ nhỏ, khiến chúng dần dần bị dè dặt và sợ hãi. Việc tôn trọng sức khỏe tâm lý của trẻ quan trọng hơn mong muốn nhất thời của ba mẹ khi muốn uốn nắn con mình.
Nuông chiều trẻ và không bao giờ nói không với chúng
Thật khó để nói không với trẻ khi chúng muốn một điều gì đó. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thói quen này rất nguy hiểm và sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi của trẻ trong tương lai. Theo thời gian, trẻ sẽ càng thêm nhiều đòi hỏi và cho rằng việc đáp ứng yêu cầu của chúng là nghĩa vụ mà phụ huynh phải làm.
Không nên dịu dàng với bé trai, làm vậy sẽ khiến chúng trở nên yếu đuối
Nói chung, bất kỳ định kiến về giới tính nào hướng đến trẻ em đều không đúng đắn. Khi nói đến tình cảm, trẻ em ở mọi lứa tuổi và giới tính đều cần được yêu thương. Điều này khiến chúng hạnh phúc và tự tin hơn. Đối xử không dịu dàng với trẻ nhỏ sẽ xây dựng nên tích cách tiêu cực, tạo ra sự bất an và thiếu tự trọng ở trẻ.
La mắng là điều bình thường trong nuôi dạy trẻ
Thật khó để kìm chế cảm xúc khi trẻ liên tục khóc lóc và gào thét, đặc biệt là ở nơi công cộng. Tuy nhiên, những tiếng la mắng của cha mẹ chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn mà thôi. Tốt hơn hết, cha mẹ nên kiên nhẫn và cố gắng thấu hiểu con mình ngay từ khi còn nhỏ, để chúng biết giữ bình tĩnh và cởi mở hơn.
Công việc và tiền bạc mang lại nhiều thứ cho trẻ hơn thời gian bên gia đình
Các bậc phụ huynh thường lấy lý do quá bận rộn công việc nên không có thời gian dành cho trẻ. Họ thường để con lại cho bà nội chăm sóc hoặc thuê một người trông nom.
Tuy nhiên, dù bận bịu như thế nào cha mẹ vẫn nên dành 30 phút mỗi ngày để kể chuyện cổ tích cho trẻ trước khi đi ngủ hoặc đi chơi công viên vào mỗi cuối tuần. Việc làm này có thể không có gì đặc biệt với cha mẹ, nhưng nó sẽ khiến trẻ vui vẻ, tự tin và bớt lo lắng đi rất nhiều.
Thời Vũ(Theo Bright Side)
Nhiều trẻ được nuôi dạy với niềm tin rằng, tranh cãi là cách cư xử tồi tệ. Nhưng đó là một quan điểm sai khi dạy trẻ.
" alt=""/>Những thói quen nuôi dạy trẻ từng là chuẩn mực nhưng không còn phù hợp với ngày nay