Nhiều người suy nghĩ bảo hiểm nhân thọ quá đắt hoặc chỉ dành cho người khá giả và từ chối tư vấn tài chính từ tư vấn viên bảo hiểm. Nhưng có rất nhiều cách để bạn giảm thiểu phí bảo hiểm nhân thọ và đưa giải pháp bảo vệ này vào ngân sách chi tiêu của mình.Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy mọi người thường ước lượng phí bảo hiểm nhân thọ cao hơn mệnh giá thật tới 30%. Tại BIDV MetLife, chúng tôi cũng thường xuyên nhận được câu trả lời ‘tôi không có đủ tiền để mua bảo hiểm nhân thọ’ khi tiếp cận khách hàng. Nhưng có thật là bạn cần phải có tiền, có thu nhập thật tốt mới mua được bảo hiểm nhân thọ? Bảo hiểm này có đắt tiền như bạn nghĩ?
Bảo hiểm nhân thọ được tạo ra để bảo vệ trụ cột của một gia đình. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả khi bạn không có tài sản gì do mình đứng tên thì bảo hiểm nhân thọ vẫn bảo vệ cho bạn. Lý do rất đơn giản: nếu bạn không có tài sản, không có tiết kiệm, có thể có một khoản vay nợ và rủi ro xảy ra với bạn khiến cho bạn không thể duy trì thu nhập hàng tháng của mình thì bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp đỡ bạn và gia đình với một khoản tiền lớn, để tài chính của gia đình bạn không rơi vào tình trạng báo động.
Chúng tôi cũng thường được phản hồi rằng bạn hiểu về ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ, nhưng vấn đề ở chỗ bạn không có đủ khả năng cam kết thanh toán phí bảo hiểm trong suốt 10-20 năm; khoảng thời gian này quá dài và sẽ cộng dồn thành quá nhiều tiền.
Nhưng bạn có biết rằng chỉ với 500.000 đồng/tháng hay 8 triệu đồng/năm bạn cũng có thể mua được bảo hiểm nhân thọ? Bởi vì phí bảo hiểm có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của bạn. Trong một hợp đồng bảo hiểm, có một số yếu tố bạn có thể điều chỉnh để giảm phí:
- Bạn có thể giảm phạm vi bảo hiểm của hợp đồng để giảm phí bảo hiểm sao cho phù hợp với ngân sách của bạn. Bạn sẽ vẫn được bảo vệ mà không cảm thấy gánh nặng từ phí bảo hiểm
- Bạn có thể chọn thanh toán phí theo năm hoặc theo tháng. Tùy thuộc vào nguồn tiền và cách quản lý chi tiêu của bạn. Nhiều người ưa việc quản lý ngân sách theo tháng hơn, nhưng nhiều người lại muốn thanh toán phí bảo hiểm một lần cho cả năm với tiền thưởng cuối năm/tháng lương thứ 13 của họ
- Bạn có thể chọn không tham gia vào các sản phẩm bổ trợ và điều khoản gia tăng bảo vệ. Đây là những sản phẩm bảo vệ bổ sung, nên bạn hoàn toàn có thể chỉ lựa chọn tham gia sản phẩm chính
- Bạn có thể lựa chọn sản phẩm với chi phí thấp hơn: hãy so sánh hai loại hình bảo hiểm nhân thọ với các điều khoản chính giống nhau để xem sản phẩm nào phù hợp với ngân sách của mình hơn
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thanh toán phí bảo hiểm cho một vài tháng, các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng có một số giải pháp để hỗ trợ bạn:
- Bạn có thể vay trên giá trị tài khoản bảo hiểm của mình để thanh toán phí bảo hiểm. Điều này không ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm của bạn. Khi bạn đã tích luỹ đủ tiền trong tài khoản bảo hiểm, bạn còn có thể dùng số tiền này để thanh toán phí bảo hiểm, chỉ cần yêu cầu bằng văn bản tới công ty bảo hiểm của bạn.
- Mỗi công ty bảo hiểm sẽ có thời gian gia hạn thanh toán phí phòng khi bạn thanh toán phí bảo hiểm trễ. Thời gian này sẽ bắt đầu kể từ ngày hạn thanh toán phí bảo hiểm và có thể kéo dài đến 60 ngày đối với một số công ty bảo hiểm.
- Tuy nhiên, kể từ ngày 61 trở đi, nếu bạn không thanh toán phí bảo hiểm, hợp đồng của bạn sẽ mất hiệu lực. Vì vậy, bạn cần phải chú ý đến thời hạn này để hợp đồng luôn có hiệu lực.
- Nếu sản phẩm bảo hiểm của bạn là sản phẩm đầu tư – tiết kiệm, sau khi thời gian gia hạn thanh toán phí đã qua mà bạn không yêu cầu chấm dứt hợp đồng, công ty bảo hiểm nhân thọ có thể tự động khấu trừ phí bảo hiểm lên giá trị tài khoản bảo hiểm và lãi chia cuối mỗi năm hợp đồng
- Hợp đồng của bạn có thể bị đình chỉ nếu bạn không thanh toán phí bảo hiểm. Nhưng trong vòng 24 tháng kể từ ngày này, bạn vẫn có thể yêu cầu khôi phục hợp đồng và thanh toán các khoản phí bạn đã nợ
Có rất nhiều điều khoản bạn có thể điều chỉnh để giảm phí bảo hiểm nhân thọ sao cho phù hợp với ngân sách hàng tháng/ năm của bạn. Điều quan trọng là hãy đưa bảo hiểm nhân thọ vào ngân sách của bạn cùng với các chi phí thiết yếu, đừng để phí bảo hiểm vào chi phí phát sinh. Đây là cách để bạn yên tâm vì bạn và gia đình sẽ được bảo vệ trước những rủi ro tương lai.
Gaurav Sharma
(Tổng Giám đốc BIDV MetLife)
">