"Gần đây, chúng ta đã nói rất nhiều về việc Thế chiến III có thể bắt đầu, rằng chúng ta đang ở bờ vực của sự kiện khủng khiếp đó. Nhưng, bằng cách nào đó, nhân loại vẫn đang kiềm chế và chưa lao vào Thế chiến III", Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết, đồng thời nói thêm rằng "cuộc chiến thông tin" đang diễn ra sôi nổi.
Tổng thống Lukashenko đã đưa ra những bình luận trên vào ngày 22/11 trong bài phát biểu trước các sinh viên đại học ở Minsk, vài ngày sau khi Ukraine tiến hành một số cuộc tấn công bằng hệ thống ATACMS và HIMARS do Mỹ sản xuất, cũng như tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất, vào lãnh thổ Nga, điều mà trước đó Moscow đã cảnh báo cứng rắn.
Moscow đã đáp trả bằng cuộc tấn công vào một tổ hợp phòng thủ ở Dnepropetrovsk, Ukraine, sử dụng tên lửa tầm trung siêu vượt âm Oreshnik mới nhất.
Ông Lukashenko nói thêm rằng xung đột Ukraine nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán có sự tham gia của Nga, Ukraine và Belarus.
"Không có Mỹ, không có châu Âu, họ sẽ không làm gì tốt cho chúng ta... Chúng ta phải ngồi lại và đi đến một thỏa thuận", ông nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Tổng thống Lukashenko thừa nhận xung đột vẫn tiếp tục leo thang.
"Trong mọi trường hợp, Belarus không nên can dự. Nếu xảy ra xung đột giữa Nga và NATO, điều đó cũng không dễ dàng với chúng ta. Chúng ta không muốn chiến tranh trên lãnh thổ của mình, chúng ta không muốn lợi ích của các bên khác được quyết định ở đây bằng rủi ro của chúng ta", ông nhấn mạnh.
Tổng thống Lukashenko từng khẳng định Belarus không muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh với NATO, và không muốn xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Belarus sẵn sàng bảo vệ biên giới của mình. Belarus không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột giữa Moscow và Kiev, thay vào đó đã kêu gọi đàm phán.
Dù vậy, khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine vào tháng 2/2022, Belarus đã cho phép quân đội Nga sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành một cuộc tấn công vào Kiev. Mối quan hệ giữa Belarus và Ukraine đã trở nên căng thẳng kể từ đó.
Belarus - một đồng minh của Nga - có đường biên giới dài 1.250km với các nước thành viên NATO là Latvia, Lithuania và Ba Lan. Năm ngoái, Nga đã triển khai những vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus theo thỏa thuận.
Tổng thống Lukashenko hồi tháng 4 cho biết, hàng chục vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga đã được triển khai trên lãnh thổ Belarus theo thỏa thuận cuối năm ngoái giữa ông và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Đây là lần đầu tiên Nga triển khai kho vũ khí hạt nhân bên ngoài biên giới kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Belarus cũng đã thông qua học thuyết quân sự mới, lần đầu tiên cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ngày 21/11, Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng một loại tên lửa siêu vượt âm tầm trung đời mới có tên gọi Oreshnik. Moscow cảnh báo có thể thử nghiệm tên lửa này với các nước phương Tây khi các nước này cung cấp tên lửa cho Kiev để sử dụng cho các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.
Ông Putin cho hay, cuộc tấn công nhằm đáp trả việc Ukraine tập kích lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa do phương Tây viện trợ trong 2 ngày liên tiếp.
2 ngày trước đó, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố học thuyết hạt nhân mới của Nga cho phép nước này sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các quốc gia tấn công Nga bằng vũ khí thông thường, bao gồm tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất mà Tổng thống Joe Biden được cho là đã đồng ý cho Ukraine bắn vào lãnh thổ Nga.
Giữa lúc căng thẳng leo thang, Valerii Zaluzhnyi, Đại sứ Ukraine tại Anh và cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, tin rằng với "sự tham gia trực tiếp của các đồng minh của Nga" vào cuộc chiến ở Ukraine, có thể coi như Thế chiến III đã bắt đầu.
Theo RT" alt=""/>Belarus cảnh báo nguy cơ Thế chiến IIIThủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani phát đi tuyên bố trên hôm 22/10, cho biết tên Jassim Al-Mazrouei, còn được gọi là Abu Abdul Qader đã mất mạng.
Trong một bài đăng trên X, thủ tướng đã viết, "Tôi xin chúc mừng những người đã tiêu diệt thủ lĩnh IS ở Iraq và 8 lãnh đạo cấp cao của nhóm".
Ông Al-Sudani nhấn mạnh rằng chiến dịch đặc biệt này do cơ quan chống khủng bố và an ninh quốc gia của đất nước dưới sự giám sát của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Chung (JOC) thực hiện.
Ông đánh giá cao các lực lượng an ninh, nhấn mạnh: "Không có chỗ cho những kẻ khủng bố ở Iraq. Chúng tôi sẽ truy đuổi chúng đến tận nơi ẩn náu và tiêu diệt chúng cho đến khi đất nước Iraq thanh trừng chúng và những hành động tàn bạo của chúng".
JOC, liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu, cho biết chiến dịch tiêu diệt các chỉ huy IS được hỗ trợ kỹ thuật và thông tin tình báo từ lực lượng Liên minh toàn cầu.
IS, tổ chức đã tấn công Iraq vào năm 2014 và giành được khoảng 45% lãnh thổ của đất nước trong một thời gian ngắn, đã bị đánh bại vào năm 2017 với sự hỗ trợ từ liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu.
Tuy nhiên, kể từ đó, những mầm mống của nhóm khủng bố này vẫn tìm cách trỗi dậy và thực hiện các cuộc tấn công khủng bố.
Lực lượng Iraq đã tăng cường các hoạt động chống lại IS vào năm 2024. Trong một bài trả lời phỏng vấn với Bloombergvào tháng trước, ông al-Sudani tuyên bố rằng quốc gia Trung Đông này không còn cần quân đội Mỹ trên lãnh thổ của mình nữa, bởi vì "Iraq vào năm 2024 không giống như Iraq vào năm 2014" và nói thêm rằng "Chúng tôi đã chuyển từ giai đoạn chiến tranh sang ổn định".
Vào tháng 9, Iraq và Mỹ đã ra tuyên bố chung cho biết Washington sẽ kết thúc sứ mệnh quốc tế do Washington đứng đầu tại Iraq trong 12 tháng tới. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc sau đó đã làm rõ rằng mặc dù sứ mệnh của Mỹ đang thay đổi, nhưng không có nghĩa là Washington sẽ rút quân hoàn toàn.
Mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Iraq sau đó sẽ chuyển từ liên minh sang mối quan hệ an ninh song phương mở rộng. Giai đoạn này sẽ kết thúc muộn nhất là vào tháng 9/2025.
Baghdad đã đàm phán chính thức về việc rút quân của Mỹ trong ít nhất 9 tháng, trong khi các quan chức Iraq cũng đưa ra những lời kêu gọi tương tự trong nhiều năm.
Theo RT" alt=""/>Thủ lĩnh khủng bố IS ở Iraq bị tiêu diệtCảnh quay từ máy bay không người lái của Văn phòng Quản lý và Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai Manila cho thấy ngọn lửa dữ dội hoàn toàn "nuốt chửng" những ngôi nhà tạm bợ đông đúc ở Isla Puting Bato, một khu vực tồi tàn ở Tondo, Manila.
Sở Cứu hỏa Manila thông báo vụ hỏa hoạn bùng phát lúc 8 giờ sáng 24/11 và kéo dài đến khoảng 4 giờ chiều. Cũng theo nguồn tin, khoảng 1.000 ngôi nhà tạm bợ như vậy đã bị thiêu hủy và khoảng 8.000 người phải di dời trong vụ hỏa hoạn này. Hiện vẫn chưa có báo cáo cụ thể về số người thương vong.
Các bức ảnh cho thấy người dân thoát khỏi đám cháy trên những chiếc bè tạm bợ trong khi những người khác tranh nhau vớt đồ đạc của mình.
Giới chức vẫn đang điều tra nguyên nhân hỏa hoạn nhưng các đám cháy ở khu ổ chuột ở Manila thường bùng phát do hệ thống dây điện hoặc bình gas bị sự cố.
Isla Puting Bato nằm ở quận Tondo, khu ổ chuột lớn nhất Manila với khoảng 654.220 người sống trong những ngôi nhà tạm tồi tàn trên những con phố đông đúc, gần một cảng thương mại sầm uất.
Elvira Valdemoro, một cư dân Manila 58 tuổi và chủ một cửa hàng đã rất đau khổ vì thiệt hại lớn. "Tôi cảm thấy tồi tệ vì chúng tôi không có kế sinh nhai và không có nhà. Mọi thứ đều không còn nữa. Chúng tôi không biết làm sao có thể kiếm ăn nữa. Chúng tôi đang ở trong tình trạng rất tồi tệ trong khi sắp đến Giáng sinh rồi", cô nói.
Thị trưởng Manila Maria Lacuna-Pangan đã đến thăm Isla Puting Bato hôm 25/11 và thăm hỏi những người dân tại đây. "Xin hãy kiên nhẫn. Chúng tôi sẽ tiếp tục đến để giúp đỡ. Không ai muốn điều này xảy ra", bà Lacuna-Pangan nói với người dân.
Theo CNN" alt=""/>Hỏa hoạn thiêu rụi hàng ngàn ngôi nhà tại khu ổ chuột lớn nhất Manila