Đừng dùng AnTuTu Benchmark để đánh giá hiệu năng iPhone

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhận định 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-18 20:04:44 评论数:

Nếu như trên Android chúng ta có rất nhiều phần mềm benchmark để có thể đánh giá hiệu năng thiết bị,ĐừngdùngAnTuTuBenchmarkđểđánhgiáhiệunăman city vs mu thì trên iOS, có lẽ là do những hạn chế của Apple, những phần mềm như vậy không có nhiều. AnTuTu Benchmark là một trong những cái tên có tiếng hiếm hoi có mặt trên cả hai nền tảng iOS và Android.

Trước đây, người dùng iPhone/iPad vốn không mấy bận tâm đến benchmark, với lý do được đa số đưa ra là hệ điều hành iOS tùy biến tốt, cộng thêm những con chip do Apple thiết kế ngày càng mạnh. Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu thay đổi trong khoảng 2 tháng trở lại đây, khi Apple bị người dùng phát hiện đã cố tình làm giảm hiệu năng iPhone. Bằng chứng được đưa ra đến từ kết quả của các phần mềm benchmark, khi máy đạt được điểm số thấp hơn so với nguyên bản do Apple đã ghìm hiệu năng của CPU khi pin bị chai.

Chính nhờ điều này, các phần mềm như AnTuTu Benchmark được người dùng quan tâm nhiều hơn. Người dùng rất muốn biết được rằng thiết bị của mình đang hoạt động thế nào, và liệu nó có đang bị Apple làm chậm hay không.

Tuy nhiên, tôi có một lời khuyên dành cho bạn: Đừng sử dụng AnTuTu Benchmark trên iOS để đo hiệu năng hệ thống và đưa ra kết quả cuối cùng.

Đừng sử dụng AnTuTu Benchmark trên iOS

Đây là một kinh nghiệm được cá nhân tôi đúc kết sau một khoảng thời gian khá dài sử dụng các phần mềm benchmark. Trong quá trình benchmark có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng tới điểm số cuối cùng. Bên cạnh sức mạnh phần cứng là lẽ dĩ nhiên, thì chúng ta còn có một số thứ có thể gây ảnh hưởng như phần mềm (chế độ tiết kiệm pin, phiên bản phần mềm) hay nhiệt độ (chip nóng sẽ tự giảm xung khiến điểm số thấp hơn).

Thế nhưng, vì một lý do nào đó, AnTuTu Benchmark luôn cho kết quả rất khác nhau mặc dù được thử nghiệm ở cùng một thiết bị, cùng một phiên bản phần mềm và cùng một điều kiện (máy không nóng, không bật chế độ tiết kiệm pin). Thử nghiệm trên ba thiết bị:

- iPhone X: iOS 11.2.1, pin chai 0%

- iPhone 7 Plus: iOS 11.2, pin chai 10%

- iPhone SE: iOS 10.3.1, pin chai 8%

... cả ba đều cho điểm benchmark chênh lệch rất lớn sau 3 lần chấm, đôi khi là lên đến 40.000-50.000 điểm. Đây là một mức biến thiên khó có thể chấp nhận được ở một phần mềm benchmark.

Trên iPhone X, mức điểm thấp nhất và cao nhất lên đến ~43.000 điểm

Tương tự như vậy với chiếc iPhone SE, mức chênh lệch là ~38.000 điểm

Kết quả của iPhone 7 Plus có khá khẩm hơn, mức chênh lệch khoảng 21.000 điểm

Điểm số AnTuTu không chuẩn xác đã tạo nên sự bất an cho người dùng, đặc biệt trong trường hợp khi họ vừa thay pin (điểm số AnTuTu sau khi thay pin thấp hơn cả trước khi thay), hay khi họ vừa mua máy (so sánh với điểm của máy khác thấy thấp hơn hẳn). Theo dõi cộng đồng người dùng iPhone trên mạng xã hội, chúng tôi nhận thấy một số người đã lo sợ mình mua phải máy dựng, pin lô và tiến hành kiện cáo cửa hàng. Đương nhiên, trường hợp xấu đó hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên đa phần là do lỗi của phần mềm AnTuTu Benchmark.

Nhiều ngươi dùng phàn nàn về việc điểm số AnTuTu của họ thấp hơn so với thông thường

Do vậy, nếu yếu tố chính xác là điều mà bạn coi trọng, thì bạn không nên dựa trên những kết quả của AnTuTu Benchmark vì sai số của nó rất lớn. Thay vào đó, hãy sử dụng Geekbench, khi đây là một công cụ nổi tiếng, đa nền tảng và quan trọng nhất là cho điểm số đồng đều hơn rất nhiều so với AnTuTu Benchmark. Điểm yếu duy nhất của Geekbench có lẽ là việc nó là một ứng dụng trả phí.

Kể cả trong trường hợp liên tục chạy benchmark (để tạo ra môi trường không lý tưởng do nhiệt độ máy tăng), Geekbench vẫn cho kết quả đồng đều và sự biến thiên điểm số là trong ngưỡng chấp nhận được

Còn nếu trong trường hợp bạn chỉ muốn kiểm tra xem máy mình pin có bị chai hay không, thì một phần mềm như Battery Life (trên iOS), iBackupBot (trên Windows) hay coconutBattery(trên Mac) sẽ cho kết quả chính xác, nhanh chóng và trực quan hơn rất nhiều.

Một lý do khác khiến bạn càng không nên cài AnTuTu Benchmark là thời lượng pin. Sau khi cài đặt phần mềm này, thời lượng pin trên những thiết bị thử nghiệm giảm đáng kể so với trước. Khi kiểm tra bằng công cụ có sẵn của iOS, AnTuTu Benchmark luôn nằm trong top những ứng dụng sử dụng nhiều pin nhất. Đáng chú ý, thứ khiến AnTuTu Benchmark sử dụng pin lại là hoạt đồng nền, trong khi một ứng dụng như thế này không có lý do gì để hoạt động nền liên tục cả.

Mặc dù là một ứng dụng benchmark, tuy nhiên AnTuTu Benchmark lại liên tục hoạt động nền và gây tốn pin mà không có lý do rõ ràng

Để kết luận lại: đừng sử dụng AnTuTu Benchmark trên iOS. Không những kết quả của nó không đem lại giá trị gì, mà nó còn gây hại cho thiết bị của bạn (tốn pin hơn) và ngay cả chính bản thân bạn, khi nó khiến bạn phải lo nghĩ đến những điều không đáng để bận tâm.

Theo GenK