Tại đây, tiền vé luôn được thanh toán trước khi lấy xe, do đó nếu cứ khăng khăng với giá ghi trên vé thì dễ chỉ có đường đi chỗ khác gửi, mà Hà Nội thì làm gì có chỗ nào gửi xe rẻ hơn.
Mỗi tối cuối tuần, giá vé gửi xe máy lại được đẩy lên 10.000 đồng, 15.000 đồng và 20.000 đồng/ lần. Trong khi đó, giá xe ô tô luôn trên 40.000 đồng/lượt… tuỳ vào các thời điểm, tuỳ vào việc các nhân viên trông xe quyền lực có thích hay là không.
Đặc biệt, trong mấy ngày gần đây, khi trò Pokemon Go trở nên phổ biến tại Việt Nam, các địa điểm trông xe tại khu vực Hồ Gươm hay trung tâm thương mại Royal City nhận lượt khách đông đột biến, giá trông xe trở nên "chát" ngay cả ban ngày và không dưới 10.000 đồng/lượt gửi xe.
Đấy là nói về các địa điểm trông xe có vé, đôi khi còn gặp trường hợp… tự nhiên mất tiền gửi xe. Anh Trọng Cảnh (Hà Đông, Hà Nội) nói, mới đây anh đỗ xe ở bãi đất trống khu vực Hoàng Minh Giám, mới đỗ được vài phút thì có người gõ kính nói: “đưa em 20.000 tiền đỗ xe, anh đỗ ở đây 15 phút rồi”, rõ ràng là vô lý mà vẫn phải... trả, do sợ bị gây phiền phức.
Trước tình trạng bị "móc túi" trong thời gian dài, nhiều người dân thủ đô có hiểu biết đang đặt câu hỏi về việc, tại sao Hà Nội không ứng dụng các biện pháp quản lý các bãi trông xe bằng những phương pháp hiện đại mà nhiều đơn vị thuộc khối tư nhân đã ứng dụng để dễ dàng quản lý và minh bạch thu chi.
Anh Nguyễn Văn Bình, một người đang làm việc trong lĩnh vực CNTT thường xuyên có mặt tại khu vực phố cổ để uống bia với bạn bè cho biết, trong những tối thứ 6, chưa bao giờ anh gửi xe máy mà mất phí dưới 15.000 đồng/lần, số tiền chênh lệch chắc chắn không thể vào thuế của nhà nước, anh bức xúc: "Tôi tin là họ (chính quyền) chẳng muốn minh bạch, vì nếu họ muốn bắt quả tang thì đóng giả người dân là bắt được các bãi xe thu quá phí ngay, hoặc nếu tốt hơn thì trang bị các bốt điện tử, quẹt thẻ thay vì ghi vé, có camera, hệ thống máy tính theo dõi thì muốn ăn gian cũng khó".
Tại thời điểm này, khi người dùng bật các kênh analog trên VTV, VTC, HTV... đều sẽ nhận được thông báo của nhà đài về việc chuyển đổi này. Một số kênh thậm chí còn phát xen lẫn các clip về hướng dẫn lắp đặt, vùng phủ sóng, giới thiệu về TV tích hợp DVB-T2 hoặc đầu thu DVB-T2 tới người xem. Nhiều người dân cũng đã nhận được tin nhắn từ Bộ TT&TT thông báo về việc tắt sóng và số Tổng đài hỗ trợ thông tin.
Thị trường đầu thu chưa có sự xáo trộn đột biến nào sau nửa ngày tắt sóng analog. |
Theo đó, để có thể tiếp tục thu xem các chương trình truyền hình phát sóng dưới định dạng số DVB-T2, người dân cần phải có TV tích hợp DVB-T2 hoặc đầu thu DVB-T2 (set-top box). Các sản phẩm này đều đang bày bán rất rộng rãi trên thị trường với nhiều tầm giá khác nhau. Các đầu thu đạt tiêu chuẩn, hợp quy sẽ được dán nhãn hợp quy từ Bộ TT&TT để phân biệt với đầu thu tiểu ngạch, "ngoài luồng", không đảm bảo chất lượng.
Một điểm nữa cũng cần lưu ý, là việc tắt sóng analog không ảnh hưởng đến những hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền (truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh, truyền hình Internet...), mà chỉ tác động đến những gia đình dùng antena thu sóng truyền hình bằng công nghệ tương tự (analog) mà thôi.
Người dân có thể gọi điện đến Tổng đài 05111022 - Tổng đài dành riêng để hỗ trợ cho số hóa truyền hình - để tìm kiếm các thông tin cần thiết cũng như để được hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi như tư vấn lựa chọn đầu thu, giá tiền, nơi mua, lộ trình tắt sóng các địa phương khác...
Trong đợt này, ngoài 4 thành phố lớn, một số địa bàn thuộc 19 tỉnh lân cận cũng sẽ chịu ảnh hưởng của việc tắt sóng. Theo các chuyên gia dự đoán, việc tìm mua đầu thu để chuyển đổi sẽ chủ yếu diễn ra ở các quận, huyện ngoại thành của Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ hoặc Hải Phòng, cùng với các tỉnh lân cận do đa số hộ dân trong trung tâm thành phố đều đã thu xem truyền hình trả tiền.
Trên diễn đàn DVB-T2, phản ánh từ một số cửa hàng bán đầu thu cho biết, tình hình tiêu thụ đầu thu đầu giờ sáng nay khá bình lặng. Số lượng khách hỏi mua có tăng nhưng không đột biến và chủ yếu là người lớn tuổi, đối tượng chủ yếu vẫn còn xem truyền hình analog tại thời điểm hiện nay.
Trước đó, tại phiên họp lần thứ 11 của Ban chỉ đạo Đề án Số hóa, Tiểu ban giúp việc cho biết tỷ lệ hộ gia đình nghèo/cận nghèo theo chuẩn Trung ương đã được hỗ trợ đầu thu DVB-T2 để thu xem truyền hình số ước tính đã đạt trên 95%, đủ điều kiện để tiến hành tắt sóng.
Tại các địa bàn đã được phủ sóng truyền hình số mặt đất, số lượng kênh truyền hình có thể thu xem được sau khi chuyển đổi sẽ đạt từ 26-70 kênh, trong đó có 5-7 kênh chương trình HD. Cụ thể, số lượng kênh truyền hình miễn phí, không mã hóa được phát qua VTV, VTV, RTB và SDTV mà người dân có thể thu xem tại Hà Nội, Hải Phòng là 45 kênh SD, tại TP.HCM và Cần Thơ là 65 kênh SD. Ngoài ra, 6 kênh HD là VTV1, VTV3, VTV5, VTV6, VTV7 và VTV9.
T.C
" alt=""/>4 Thành phố lớn đã chính thức tắt sóng analog