Đó là tuyên bố mới được đưa ra bởi Tổng giám đốc Huawei Việt Nam,đầutưtổngcộngtriệuUSDvàothịtrườngViệlich am duong hom nay ông Thomas Zhou.
Đó là tuyên bố mới được đưa ra bởi Tổng giám đốc Huawei Việt Nam,đầutưtổngcộngtriệuUSDvàothịtrườngViệlich am duong hom nay ông Thomas Zhou.
Tháng 6/2023, nhà sản xuất chip Micron Technology của Mỹ thông báo xây dựng nhà máy sản xuất ở bang Gujarat của Ấn Độ, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2024. Trong khi đó, công ty Hon Hai Precision Industry của Đài Loan, hay Foxconn, được cho là đang hợp tác với nhà sản xuất thiết bị chip của Mỹ Applied Materials để sản xuất máy móc bán dẫn ở bang Karnataka.
Noboru Yoshinaga, Phó Chủ tịch điều hành Disco, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Nhật Bản, nói rằng bất chấp những lo ngại về cơ sở hạ tầng của quốc gia Nam Á, chẳng hạn như mạng lưới điện, thực tế các công ty Mỹ đang đua nhau mở “cửa hàng” tại đây cho thấy “gió đã đổi chiều”.
Ashwini Vaishnaw, Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ, cho hay nước này đang có kế hoạch thu hút đầu tư bán dẫn và phát triển chuỗi cung ứng địa phương. “Điều quan trọng là chúng ta phải có một vài thành công ban đầu để có thể sử dụng cho các dự án tiếp theo”.
New Delhi cũng đăng tăng cường quan hệ đối tác với Tokyo, kêu gọi các doanh nghiệp mạnh về quy trình đầu cuối và thiết bị đúc chip sang đầu tư. Tháng 7/2023, chính phủ hai nước đã ký biên bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng bán dẫn.
Antoine Huchez, quản lý cấp cao về chiến lược tăng trưởng tại công ty tư vấn Frost & Sullivan (Mỹ), nói rằng Ấn Độ có tham vọng mạnh mẽ trong việc thu hút các dự án chip và quốc gia này có lợi thế lớn cho tăng trưởng.
Tăng thời gian giảm thuế ưu đãi
Tại Thái Lan, Narit Therdsteerasukdi, người phụ trách chính sách đầu tư nước ngoài với tư cách là Tổng Thư ký của Ủy ban Đầu tư, đã gọi chất bán dẫn là một trong những hàng hóa quan trọng nhất hiện nay. Đồng thời, Chính phủ nước này đưa ra chính sách đối ngoại trung lập để tránh bị cuốn vào căng thẳng Mỹ - Trung.
Bangkok đã tiến hành nới lỏng các khoản giảm thuế doanh nghiệp cho các công ty chip. Cụ thể, một công ty nguồn trong chuỗi cung ứng khi vào Thái Lan sẽ được miễn thuế doanh nghiệp trong tối đa 13 năm so với 8 năm trước đó.
Thái Lan đang tập trung sâu vào việc thu hút các công ty tham gia vào các quy trình đầu cuối, chẳng hạn như thiết kế chất bán dẫn và tấm bán dẫn khắc. Các quy trình này được coi là tiên tiến hơn về mặt kỹ thuật so với các quy trình phụ trợ như cắt chip và đóng gói.
Bên cạnh đó, nước này cũng đang phát triển ngành công nghiệp địa phương, tập hợp các nhà máy lắp ráp xe điện và các nhà cung ứng linh kiện. Nguyên nhân là do xe điện thường chứa nhiều thiết bị bán dẫn hơn so với ô tô động cơ xăng.
Cuộc “hỗn chiến” thu hút đầu tư
Singapore và Malaysia đang dẫn đầu trong việc thu hút các cơ sở chế tạo. Tại Singapore, nơi đã phát triển ngành công nghiệp bán dẫn từ những năm 1960, sẽ khai trương xưởng đúc trị giá 4 tỷ USD của nhà sản xuất bán dẫn Mỹ GlobalFoundries vào tháng 9 tới đây.
Chính phủ Singapore đã giúp GlobalFoundries mua đất, giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, Applied Materials và Soitec của Pháp cũng quyết định mở rộng công suất vận hành tại quốc đảo này.
Nhìn sang Malaysia, gã khổng lồ Infineon Technologies của Đức thông báo kế hoạch chi 5 tỷ Euro (5,45 tỷ USD) để mở rộng các cơ sở hiện có. Khoản đầu tư này hướng tới việc sản xuất chất bán dẫn điện cacbua silic thế hệ tiếp theo. Intel, tập đoàn công nghệ hàng đầu, cam kết đầu tư 6,49 tỷ USD trong vòng 10 năm đến năm 2031 cho quy trình back-end tại nước này.
Ở những nơi khác, Việt Nam có các cơ sở sản xuất và nghiên cứu cho những công ty hàng đầu như Samsung Electronics và Intel. Tháng 7/2023, trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen truyền đi thông điệp Washington mong muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong chế tạo chất bán dẫn.
"Châu Á hiện đang chứng kiến một cuộc hỗn chiến" nhằm cạnh tranh để thu hút các doanh nghiệp bán dẫn, Daisuke Yokoyama, giám đốc cố vấn của KPMG, nhận định.
(Theo Nikkei Asia)
Matt Sheehan, thành viên tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, người đang soạn một loạt nghiên cứu về chủ đề AI, nhận xét Trung Quốc đã khởi động rất nhanh chóng. Họ bắt đầu từ xây dựng công cụ và cơ chế nên sẽ sẵn sàng quản lý các ứng dụng phức tạp của công nghệ. Chúng bao gồm những biện pháp thực tiễn có thể áp dụng tại quốc gia khác.
Chẳng hạn, Bắc Kinh bắt buộc dán nhãn trên nội dung do AI tạo ra như ảnh, video; hay yêu cầu mọi công ty phải dùng “dữ liệu hợp pháp” để đào tạo mô hình AI và tiết lộ dữ liệu đó cho nhà chức trách nếu cần. Ngoài ra, doanh nghiệp trong nước phải cung cấp cơ chế rõ ràng để xử lý khiếu nại của công chúng về một dịch vụ, nội dung nào đó.
Theo Andy Chun, chuyên gia AI và giáo sư trợ giảng tại Đại học Hồng Kông, dù cách tiếp cận “rảnh tay” của Mỹ đã giúp các hãng công nghệ Silicon Valley có không gian phát triển thành gã khổng lồ, chiến lược này chứa đựng nguy cơ nghiêm trọng đối với AI tạo sinh. Ông cho biết AI có tiềm năng thay đổi sâu sắc cách mọi người làm việc, sống và giải trí theo những cách chúng ta chỉ vừa mới nhận ra. Nó cũng đặt ra rủi ro và đe dọa rõ ràng với loài người nếu phát triển AI thiếu giám sát.
Tại Mỹ, nhà lập pháp liên bang đề xuất một loạt các quy định về AI nhưng nỗ lực của họ mới ở bước đầu. Thượng viện Mỹ tổ chức một số cuộc họp trong mùa hè 2023 để giúp các thành viên nhận thức về công nghệ, rủi ro trước khi theo đuổi quy định.
Tháng 6/2023, Nghị viện châu Âu đã thông qua dự thảo Đạo luật AI, áp đặt yêu cầu bảo vệ và minh bạch mới dành cho hệ thống AI. Nghị viện, các quốc gia thành viên và Ủy ban Châu Âu phải đàm phán điều khoản cuối cùng trước khi dự thảo trở thành luật.
Bắc Kinh đã dành nhiều năm để đặt nền móng cho các quy tắc AI. Hội đồng Nhà nước giới thiệu lộ trình AI năm 2017, ưu tiên phát triển công nghệ và đưa ra khung thời gian cho các quy định của chính phủ. Các cơ quan như CAC sau đó tư vấn với học giả và các công ty trong ngành để có thể cân bằng giữa quy định và đổi mới.
Theo You Chuanman, Giám đốc Trung tâm quy định và quản trị toàn cầu của Viện các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Hồng Kông (Trung Quốc), sáng kiến của Bắc Kinh được thúc đẩy một phần nhờ tầm quan trọng chiến lược của AI và khao khát đạt lợi thế so với các chính phủ khác.
Bắc Kinh xem AI là một trong các ưu tiên công nghệ và sau hai năm trấn áp, chính phủ đã tìm đến khu vực tư nhân để giúp vực dậy nền kinh tế đang suy yếu và cạnh tranh với Mỹ. Sau khi ChatGPT gây cơn sốt trên toàn cầu, hàng tỷ USD đã được bơm vào lĩnh vực AI.
Alibaba, Baidu, SenseTime đều đã giới thiệu mô hình AI trong năm nay. Xu Li, CEO SenseTime, công bố chatbot có thể viết code từ lời nhắc tiếng Anh hoặc tiếng Trung. Dù vậy, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đang đi sau doanh nghiệp phương Tây như OpenAI và Google. Họ phải vật lộn để thách thức đối thủ, đặc biệt khi công ty Mỹ không bị ai kiểm soát ngoài chính họ.
Theo Helen Toner, Giám đốc Trung tâm bảo mật và công nghệ mới nổi Georgetown, Trung Quốc đang cố “đi trên dây” để cân bằng giữa các mục tiêu như hỗ trợ hệ sinh thái AI, duy trì kiểm soát xã hội và kiểm duyệt, điều khiển môi trường thông tin trong nước.
Tại Mỹ, OpenAI cho thấy không bị kiểm soát nhiều về thông tin ngay cả khi nó nguy hiểm hay không chính xác. ChatGPT đã tạo ra các tiền lệ pháp lý giả mạo và hướng dẫn chế tạo bom cho công chúng. Trong khi đó, tại Trung Quốc, doanh nghiệp phải thận trọng hơn. Hồi tháng 2, Yuanyu Intelligence phải tạm dừng dịch vụ ChatYuan chỉ sau vài ngày ra mắt vì một bình luận về cuộc chiến Nga – Ukraine. Startup giờ đây đã bỏ hoàn toàn để tập trung vào dịch vụ giúp tăng năng suất làm việc KnowX.
Aynne Kokas, phó giáo sư nghiên cứu truyền thông Đại học Virginia, chỉ ra, tại Mỹ, Big Tech thuê “đội quân” luật sư và vận động hành lang để phản đối gần như mọi hành động pháp lý. Vì vậy, rất khó để đưa ra quy định AI có hiệu quả.
Tại châu Âu, dự luật bảo đảm kiểm soát quyền riêng tư và hạn chế việc sử dụng phần mềm nhận diện gương mặt, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện phân tích rủi ro của dịch vụ với hệ thống y tế hoặc an ninh quốc gia. Dù vậy, cách tiếp cận của EU cũng vấp phải phản đối. OpenAI dọa có thể “ngừng hoạt động” tại những nước áp đặt quy định quá nặng nề.
(Theo Bloomberg)
Các cấp, ngành tỉnh Bình Định tích cực triển khai các giải pháp thu hút khách du lịch nội địa từ các thị trường trọng điểm; xây dựng và triển khai kế hoạch thu hút và đón khách du lịch quốc tế đến Bình Định trong giai đoạn mới. Đồng thời, tập trung thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh gắn với các chương trình thu hút đầu tư, các sự kiện ngoại giao do tỉnh tổ chức.
Bình Định cũng đã đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, xây dựng ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh tham dự hội chợ, triển lãm; ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2022-2025.
Giám đốc Sở Du lịch cũng cho hay, Bình Định cũng đã tập trung xây dựng, triển khai Cổng thông tin du lịch và Ứng dụng du lịch Bình Định trên thiết bị di động để quảng bá, hỗ trợ tra cứu thông tin phục vụ du khách khi đến Bình Định.
Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kết hợp với ứng dụng công nghệ, từ năm 2022, lượng khách đến Bình Định đã tăng lên. Trong năm 2022, tỉnh Bình Định đón hơn 4.120 ngàn lượt khách; doanh thu đạt 13.119 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2023 đón hơn 2.757 ngàn lượt khách, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2022, doanh thu đạt 7.617,59 tỷ đồng.
Để phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020-2025, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đề nghị, thời gian tới, tỉnh Bình Định cần nâng cao chất lượng, quảng bá, xúc tiến thị trường, phát triển thương hiệu du lịch của tỉnh, giữ vững môi trường du lịch “3 tốt, 3 không”.
“Thời gian tới chúng ta tiếp tục huy động nguồn nhân lực để đầu tư hạ tầng, các khu vui chơi giải trí chất lượng cao. Triển khai nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quyết tâm xây dựng Bình Định không gian du lịch văn hóa đa dạng, hấp dẫn. Mỗi địa phương đóng góp một làm việc làm cụ thể phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020-2025”, ông Hồ Quốc Dũng gợi mở.
Diễm Phúc
" alt=""/>Bình Định ứng dụng công nghệ thông tin phát triển du lịch