Nhận định, soi kèo Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1: Nợ chồng thêm nợ
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo STK Samorin vs Spartak Trnava, 16h30 ngày 16/1: Tưng bừng bắn phá
Theo kế hoạch, việc xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2024 hoàn tất chậm nhất vào ngày 19/7.
Thí sinh có thể nộp đơn phúc khảo bài thi từ ngày 17 - 26/7. Chậm nhất ngày 23/7, các trường THPT cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, in và gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh.
Từ ngày 18/7 đến 17h ngày 30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 31/7, đối tượng thí sinh diện xét tuyển thẳng xác nhận nhập học trên hệ thống (nếu có).
Từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến, theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Trước 17h ngày 19/8, các cơ sở đào tạo thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 và trước 17h ngày 27/8, thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống.
Xếp hạng thứ tự 63 tỉnh, thành điểm trung bình tổ hợp A00 từ thi tốt nghiệp
Sau đây là xếp hạng 63 tỉnh thành điểm trung bình khối A00 từ điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 do Bộ GD-ĐT cung cấp để phụ huynh và thí sinh tham khảo." alt="Top 10 tỉnh có điểm thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý cao nhất năm 2024" />- Chia sẻ với VietNamNet, cô Trần Thị Kim Tình, giáo viên Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) cho hay, trong thời gian qua, rất nhiều phụ huynh ý kiến về nội dung sách giáo khoa mới.
Với 21 năm dạy trẻ lớp 1, đã từng dạy sách giáo khoa phổ thông trước đây, sách Công nghệ giáo dục và sách mới, cô Tình thừa nhận cách tiếp cận của chương trình phổ thông mới hơi gấp gáp trong phần xuất hiện âm ở môn Tiếng Việt. “Nhưng số đông học sinh theo được, chỉ có một vài học sinh chậm thì thực sự hơi khó để tiếp cận với chương trình”, cô Tình nói.
Cô Trần Thị Kim Tình, giáo viên Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) trong một tiết học chương trình phổ thông mới. Cô Tình cho rằng, năm nay cũng là năm tương đối khó khăn bởi ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. “Trong thời gian đó, trẻ cũng không được đến trường mầm non. Bước vào năm học mới này, các giáo viên cũng không có tuần 0 (tuần đệm) để rèn luyện nề nếp học sinh lớp 1 như các năm học trước. Do đó vào năm học, vừa phải dạy kiến thức mới vừa phải rèn nề nếp cho học sinh nên cả cô và trò đều khá vất vả”.
Thế nhưng, theo cô Tình, điểm sáng là sách giáo khoa có nhiều hình ảnh đẹp, bắt mắt, kích thích sự hứng khởi, tư duy tò mò sáng tạo của học sinh.
Đặc biệt, môn Tiếng Việt được xây dựng một cách cụ thể hơn theo hướng từ các vật để trẻ bật được ra các tiếng, nẩy ra các âm cần học, chứ không trừu tượng.
“So với những chương trình với quan điểm “chân không về nghĩa” khi xuất hiện nhiều từ không có nghĩa, thì trong sách giáo khoa mới lần này đã trực quan hơn. Tức khi đã xuất hiện tiếng nào, từ nào thì phải gắn với nghĩa của tiếng, từ đó”.
Bà Mai Thị Ngọc Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) cho hay: “Vẫn còn một số phụ huynh bỡ ngỡ bởi việc thay sách. Từ trước đến nay, tỉnh Nam Định dạy học theo chương trình Công nghệ giáo dục, thậm chí, cách đánh vần từ ngày xưa đã in sâu vào tâm trí của nhiều phụ huynh. Nhiều phụ huynh tưởng rằng mình có thể tự dạy được cho con và về nhà cũng tự thêm thắt vào. Song cũng chính vì những điều đó đôi khi gây khó khăn cho nhà trường".
Bà Mai Thị Ngọc Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) Nói về chương trình, bà Quỳnh cho rằng một thứ rất mới, thực hiện chưa được 1 tháng rưỡi thì chưa thể kết luận rằng có nặng hay không. “Tôi có nghiên cứu và cũng được đi tập huấn thì biết rằng tổng thể số âm, số vần vẫn như vậy thì không thể nói là nặng được”.
Song, bà Quỳnh cho rằng, với một chương trình mới, vừa được đưa vào một thời gian ngắn, lại trong bối cảnh năm học ảnh hưởng bởi Covid-19, các giáo viên tự mày mò hoặc được tập huấn qua kênh trực tuyến, nên chắc chắn sẽ rất khó khăn.
Vì vậy, nhà trường tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn. "Hai tuần trường tổ chức họp chuyên môn một lần. Riêng giáo viên dạy lớp 1 được tập huấn riêng và được đưa ra những thắc mắc trên thực tế để giải đáp", bà Quỳnh nói.
Nói về nội dung của SGK Tiếng Việt 1, cô Nguyễn Thu Trang (giáo viên chủ nhiệm lớp 1A3 Trường Tiểu học Trần Nhân Tông, TP Nam Định) cho hay: “Có ý kiến của một số phụ huynh cho rằng những bài tập đọc dài, không phù hợp khi chọn những từ ngữ chưa hay. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng, để tạo được ra những bài tập đọc đó, các tác giả cũng đã rất cố gắng lựa chọn làm sao cho phù hợp nhất, làm sao trong bài tập đọc đó xuất hiện được nhiều nhất những từ ngữ mà các âm, vần mà các con đã được học; ngoài ra còn đảm bảo quy tắc không sử dụng những âm, vần mà các con chưa được học để đưa vào bài. Ví dụ như cụm “Thỏ nhá cỏ”, có phụ huynh ý kiến rằng tại sao không thay từ “nhá” bằng từ “nhai” vì phổ thông hơn. Nhưng các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng là các con chưa học đến vần “ai”, do đó sách đã phải đưa vào tiếng “nhá” thay cho tiếng “nhai”. Lý đo đôi khi chỉ đơn giản là như vậy, nên cũng rất mong phụ huynh thấu hiểu và cùng đồng hành với giáo viên để giúp các con tiếp cận chương trình, sách giáo khoa mới được tốt nhất”.
Một giờ học Tiếng Việt theo chương trình phổ thông mới của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Trần Nhân Tông, TP Nam Định. Sau 6 tuần dạy học, cô Trang cho rằng “chương trình phổ thông mới trao quyền chủ động hơn cho giáo viên trong việc lựa chọn kiến thức nào dạy trước hay sau, thậm chí có thể kết hợp với sách giáo khoa của các bộ khác để chắt lọc những từ ngữ, bài đọc hay để đưa vào dạy học sinh”.
Cô Trần Thị Phương Nhung cùng học trò trong giờ Giáo dục thể chất của Trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định). Tiết học Giáo dục thể chất mà mình vừa tổ chức đã tích hợp cả các nội dung về Âm nhạc, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Bảo vệ môi trường và An toàn giao thông. Ông Nguyễn Thế Lâm, Trưởng phòng GD-ĐT TP Nam Định chia sẻ: “Việc một số phụ huynh cho rằng chương trình nặng có thể do phụ huynh chưa hiểu hết. Bởi chương trình mới là khung, còn sách giáo khoa chỉ là tài liệu để giáo viên tham khảo, vận dụng và triển khai. Trong sách giáo khoa cũng có thể có những “hạt sạn” nhưng điều đó cũng khó có thể tránh khỏi, bởi trong quá trình biên soạn các tác giả tập trung vào mục tiêu chuyên môn. Tuy nhiên, ngành giáo dục sẽ phải hướng tới việc lắng nghe, tiếp thu để làm sao vừa đạt được mục tiêu chuyên môn vừa đảm bảo phù hợp thực tiễn, thỏa mãn phụ huynh”.
Ông Lâm cho hay, ý kiến nặng hay nhẹ cần phải kết thúc học kỳ 1 khi có đánh giá tổng kết qua kết quả của các học sinh. “Tôi nghĩ cần phải có những ý kiến thì mới cho thấy tính mới, thay đổi của bộ sách. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới này, ngành giáo dục rất cần lắng nghe và có sự chắt lọc, phân tích có cơ sở khoa học để có quyết định điều chỉnh hay không”.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cho hay, chương trình là cốt lõi của sự đổi mới, còn sách giáo khoa chỉ là công cụ giúp giáo viên thể hiện sự đổi mới phương pháp, ý tưởng bài dạy.
Theo ông Hồng, truyền thông tinh thần của chương trình phổ thông mới là điểm quan trọng.
“Học sinh lớp 1 vừa từ bậc mầm non lên nên còn bỡ ngỡ. Do đó, nếu phụ huynh không nắm được ý tưởng đổi mới, cốt lõi của chương trình thì dễ dẫn đến không hiểu rõ bản chất và dạy học sinh theo lối cũ gây va vấp, khó thống nhất, đồng bộ trong quá trình dạy học”.
Hải Nguyên
Phụ huynh 'hết hồn' với chương trình SGK lớp 1, các giáo viên nói gì?
Sau một tuần “làm quen” với SGK mới, giáo viên, học sinh và đặc biệt là phụ huynh đã có những cảm nhận bước đầu về sự đổi mới trong chương trình và phương pháp giảng dạy.
" alt="Nhiều phụ huynh chưa hiểu về chương trình SGK mới nên có phản ứng trái chiều" /> - Trường ĐH Văn hóa Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất là 26,85Trường ĐH Văn hóa Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn vào các ngành của trường năm 2023. Báo chí là ngành có điểm chuẩn cao nhất với 25,85 điểm." alt="Điểm chuẩn Trường Đai học Văn hóa Hà Nội 2022" />
Chance Perdomo (1996 - 2024) Chance Perdomo được khán giả biết đến qua các bộ phim Chilling Adventures of Sabrina, Gen V...Đại diện của nam diễn viên 28 tuổi vừa xác nhận với trang PEOPLE rằng anh đã thiệt mạng sau một vụ tai nạn xe máy. Gia đình ra thông báo về sự việc đau lòng và mong muốn khán giả hãy tôn trọng quyền riêng tư của gia đình trong lúc diễn ra tang sự.
Sự ra đi đột ngột của Chance Perdomo - người nổi tiếng với vai Andre Anderson trong phim hành động hài Gen V khiến mùa thứ 2 của series phim này buộc phải rời lịch phát hành, theo thông tin từ Deadline.
Nhà sản xuất của series phim rất sốc khi nghe tin về cái chết đột ngột của Chance Perdomo bởi mới đây họ còn làm việc cùng nhau. Chance Perdomo để lại ấn tượng với vẻ quyến rũ nam tính cùng nụ cười tươi, mang đến sự tin tưởng cho những người đối diện. Bởi vậy, việc anh ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ với nhiều kế hoạch dở dang thực sự là cú sốc với giới làm phim cũng như người hâm mộ.
Chance Perdomo sinh tại Los Angeles (Mỹ) nhưng lớn lên ở Southampton, Anh. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh từng có ý định đi học luật nhưng lại chuyển hướng sang học nghệ thuật và có vai diễn đầu tiên ở Nhà hát thanh niên quốc gia London, Anh.
Chance Perdomo nổi tiếng với vai Ambrose Spellman trong series Chilling Adventures of Sabrinatừ năm 2018 - 2020 trên Netflix và vai Landon Gibson trong 3 phần cuối của loạt phim Aftergồm: After We Fell, After Ever Happy and After Everything. Anh vừa hoàn thành bộ phim Bad Manvào tháng 2 vừa qua.
Chance Perdomo trong phim 'Gen V':
Quỳnh An - Theo PEOPLE
Lời tâm sự, hình ảnh cuối cùng của diễn viên 28 tuổi qua đời sau tai nạn xe máyNam diễn viên Chance Perdomo đăng loạt ảnh kèm lời tâm sự chỉ 2 ngày trước khi gặp tai nạn." alt="Nam diễn viên 28 tuổi qua đời sau tai nạn xe máy" />- - Trong bài phát biểu tại hội nghị Ngoại giao sáng nay, 23/8, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra 5 việc cần giải quyết để thúc đẩy ngoại giao giáo dục trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Lê Anh Dũng.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ngành giáo dục đã xác định hội nhập quốc tế về giáo dục đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành được thể hiện qua 3 khía cạnh:
Đầu tiênlà hội nhập quốc tế về đào tạo thông qua các hoạt động liên kết đào tạo, kiểm định chất lượng, công nhận văn bằng, tín chỉ... Theo ông Nhạ, thời gian tới ngành giáo dục sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, không chỉ trong giáo dục đại học mà cả trong giáo dục phổ thông.
Về hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học, thông qua các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu hợp tác giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu và các nhà khoa học của Việt Nam với các đối tác nước ngoài, ông Nhạ cho rằng đây là điểm còn hạn chế trong thời gian qua.
“Nếu làm tốt nhiệm vụ này thì sẽ tranh thủ được kinh nghiệm, công nghệ và khả năng sáng tạo của các nhà khoa học nước ngoài để giải quyết các bài toán thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng sẽ góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và chất lượng các hoạt động đào tạo của nước ta”– Bộ trưởng Nhạ nói.
Vềhội nhập quốc tế thông qua các hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên, ông Nhạ cho biết đây là hoạt động truyền thống, phổ biến song chưa có một kế hoạch tổng thể để quản lý hiệu quả và có được nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của đất nước.
Từ đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề xuất 5 công việc mà ngành giáo dục cần sự hỗ trợ, phối hợp của ngành ngoại giao để thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác, hội nhập quốc tế về giáo dục.
Một là, thường xuyên cung cấp thông tin cho Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhu cầu hợp tác của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước sở tại sau khi đã thẩm định kỹ năng lực và tiềm năng phát triển của đối tác.
Hai là, giới thiệu các mô hình, chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới, các kinh nghiệm hay trong cải cách giáo dục; giới thiệu các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài có uy tín đến Việt Nam làm việc, đồng thời, vận động các nhà khoa học, giảng viên, lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam làm việc.
Ba là, đôn đốc cơ quan quản lý giáo dục cũng như các đối tác của nước sở tại thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Chính phủ hoặc các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam với Chính phủ, các cơ sở giáo dục và đào tạo của nước ngoài.
Bốn là, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, diễn đàn quốc tế lớn về giáo dục và đào tạo.
Năm là, hỗ trợ công tác quản lý lưu học sinh và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những địa bàn không có cán bộ chuyên trách phụ trách hợp tác về giáo dục.
“Chúng tôi mong muốn Việt Nam quan hệ hợp tác ở đâu, giáo dục phải hiện diện ở đó. Chúng ta đã làm tốt ngoại giao về chính trị, tích cực triển khai ngoại giao về kinh tế, mong rằng thời gian tới sẽ thúc đẩy ngoại giao về giáo dục”.
- Hà Phương
- Phòng GD-ĐT Quận 9 TP.HCM vừa có thông cáo liên quan đến việc hàng trăm phụ huynh phản đối suất ăn bán trú xảy ra tại Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi.
Theo Phòng GD-ĐT Quận 9, trong hai ngày 2 và 3/11 tại Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi, một số phụ huynh tập trung trước cổng trường để phản ánh chất lượng bữa ăn cho học sinh bán trú chưa đáp ứng tiêu chuẩn đặt ra. Cụ thể như nguồn thực phẩm chế biến thức ăn không đảm bảo, một số củ cà rốt và cải thảo bị dập nát và héo úa, giá thành giò chả thấp hơn so với thị trường... Đồng thời, một số học sinh đói, một vài cháu có biểu hiện đau bụng và nghi ngờ có biểu hiện ngộ độc thực phẩm.
Suất ăn bán trú kém chất lượng ở Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi, Quận 9, TP.HCM Phòng GD-ĐT đã nắm bắt thông tin, trực tiếp làm việc với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi. Lãnh đạo phòng và Ban Giám hiệu trường đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến của phụ huynh đồng thời nhận trách nhiệm còn thiếu sót trong công tác quản lý.
Phòng GD-ĐT Quận 9 cũng cho biết ngày 2/11, Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi đã đổi nhà cung cấp thực phẩm, gia vị nên trong buổi tối hôm đó xe tiếp phẩm của đơn vị mới chở gia vị, các mặt hàng cần thiết vào trường để kịp nấu ăn cho ngày hôm sau. Vì thấy xe đang đỗ trong trường, nhiều phụ huynh nghi ngờ nhà trường tẩu tán thực phẩm bẩn nên tập trung đông và yêu cầu vào nhà bếp niêm phong. Tuy nhiên, do đã khuya nên trường hẹn giải quyết vào hôm sau.
Về số thực phẩm bị phản ánh không đảm bảo gồm một ít cà rốt và bắp cải thảo bị dập nát, héo úa, trường đã giải thích đây là thực phẩm được Ban tiếp phẩm loại bỏ trước khi chế biến, không dùng để nấu ăn cho học sinh, việc này được camera ghi lại. Hình ảnh củ cà rốt, cải thảo hư hỏng được chia sẻ trên mạng do phụ huynh chụp lại sau khi chỗ thực phẩm này đã được loại bỏ.
Đối với giò chả có giá thành thấp, nhà trường thay đổi nhà cung cấp để đảm bảo chất lượng.
Nhà trường khẳng định chưa tiếp nhận thông tin phản ánh nào liên quan đến vấn đề ngộ độc thực phẩm của học sinh.
Trước đó, ngày 13/10, Ban quản lý An toàn thực phẩm thành phố đã kiểm tra Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi và kết luận: Cơ sở đã xuất trình giấy chứng nhận đăng ký bộ kinh doanh, có hồ sơ khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên, có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc sản phẩm. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn chưa phát hiện về hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.
Ngay sau khi sự việc xảy ra tại Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi, Ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố tiếp tục có buổi làm việc với nhà trường và đơn vị nấu ăn. Kết quả được ghi trong biên bản với nội dung: thực đơn, khẩu phần ăn của các em học sinh và chứng từ hóa đơn, nguyên liệu, hàng hóa nhập vào trường phù hợp, thời điểm các em ăn đúng với thực đơn của trường đã duyệt, có lưu mẫu theo quy định.
Theo thông tin từ Phòng GD-ĐT Quận 9, Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi ký hợp đồng cung cấp thức ăn với đại diện Công ty CP thực phẩm Nidsan ngày 1/9/2020. Giá thành được nhà trường ký trong hợp đồng là 30.000 đồng/ngày/học sinh, gồm một bữa chính (gồm cơm, đồ mặn, đồ xào, canh, tráng miệng) và một bữa phụ thay đổi thường xuyên (một trong các món chè, bánh, sữa, sữa chua...).
Theo đánh giá của Phòng GD-ĐT Quận 9, cơ bản đơn vị nấu ăn đã cố gắng cân đối giữa giá thành và chất lượng của bữa ăn. Tuy nhiên, một số bữa ăn vẫn còn đơn điệu cần được khắc phục trong thời gian tới.
Tại cuộc họp với phụ huynh Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi tối ngày 3/11, Lãnh đạo Phòng GD-ĐT Quận 9, Ban giám hiệu Trường tiểu học Trần Thị Bưởi và Giám đốc công ty CP thực phẩm Nidsan nhận trách nhiệm và gửi lời xin lỗi đến phụ huynh về sự việc xảy ra. Phòng GD-ĐT Quận 9 cũng xin nhận trách nhiệm khi để xảy ra sự việc và sẽ tiếp thu ý kiến cầu thị để nâng cao chất lượng bán trú trên địa bàn.
Lê Huyền
Hiệu trưởng trần tình vụ hàng trăm phụ huynh phản đối bữa ăn bán trú
Trưởng phòng GD-ĐT Quận 9 cho hay thực phẩm không đảm bảo như rau củ vàng úa, dập nát ở Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi đã được ban tiếp phẩm loại bỏ, lập biên bản trả lại cho nhà cung cấp trước khi chế biến.
" alt="Trường Tiểu học ở TP.HCM xin lỗi vì suất ăn bán trú của học sinh" />
- ·Nhận định, soi kèo Damac vs Al
- ·Phụ nữ ngành TT&TT giỏi việc nước, đảm việc nhà
- ·Phỏng vấn học bổng 100% trường nội trú Bosworth, Anh
- ·Sự khốc liệt của kỳ thi tay nghề quốc tế
- ·Nhận định, soi kèo Port FC vs Khonkaen United, 18h00 ngày 15/1: Sáng cửa dưới
- ·5 cách để cải thiện khả năng tập trung cho trẻ
- ·Diễn viên Thanh Hương, Thu Quỳnh hội ngộ diễn thời trang
- ·Bảo tàng Hà Nội hoạt động gần 10 năm vẫn nợ đọng xây dựng
- ·Soi kèo góc West Ham vs Fulham, 2h30 ngày 15/1
- ·Kết quả Olympic Toán quốc tế 2018: VN đạt 1 HCV, 2 HCB, 3 HCĐ
Thiếu tướng Trần Ngọc Anh - Phó bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị, Cục trưởng Cục Chính trị (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) - phát biểu tại sự kiện (Ảnh: Ban tổ chức).
Phát biểu khai mạc, Thiếu tướng Trần Ngọc Anh - Phó bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị, Cục trưởng Cục Chính trị (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) - nhấn mạnh, để chuẩn bị tốt cho Tuần phim, Điện ảnh Quân đội nhân dân đã chủ động tham mưu, đề xuất, lựa chọn các tác phẩm phim tài liệu và phim truyện điện ảnh của đơn vị và các hãng phim trong nước về đề tài người lính và chiến tranh Cách mạng, có giá trị cao về nội dung và chất lượng nghệ thuật.
"Những tác phẩm được lựa chọn trình chiếu trong tuần phim một lần nữa giúp thế hệ ngày nay nhìn lại sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các tác phẩm này không chỉ giúp khán giả trong và ngoài nước có thêm cái nhìn rõ nét và đầy đủ hơn về Quân đội nhân dân Việt Nam, mà còn góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ", Thiếu tướng Trần Ngọc Anh cho biết.
Tại sự kiện bên cạnh phim tài liệu Tiến bước dưới quân kỳ, khán giả đã được xem Tiếng cồng định mệnh- bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Khúc tráng ca cuối cùngcủa nhà văn Chu Lai, do cố NSND Nguyễn Khắc Lợi và NSND Lê Thi làm đạo diễn.
Phim có sự tham gia của các nghệ sĩ: NSND Hoàng Dũng, NSND Lê Khanh, NSND Quốc Trị, Trọng Trinh, Hải Anh, Đỗ Quỳnh Hoa...
Bộ phim là cuộc đấu trí giữa ta và địch tại mặt trận Tây Nguyên với trận đánh mở màn Buôn Ma Thuột, là trận đánh then chốt, quyết định, tạo bước ngoặt quan trọng, làm thay đổi cục diện chiến trường trong Chiến dịch Tây Nguyên, để từ đó Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mùa xuân 1975.
Bộ phim sẽ đưa ta trở về những ngày tháng hào hùng trên mảnh đất Buôn Mê đầy nắng và gió. Đồng thời, khắc họa chân dung những con người anh hùng, nhưng cũng rất bình dị.
Trong phim, NSND Hoàng Dũng vào vai Phạm Ngọc Tuấn (được hư cấu từ tướng Phạm Ngọc Phú - Tư lệnh Quân khu 2 của chính quyền Sài Gòn tại Tây Nguyên) rất thông minh, bản lĩnh, thành công trong nghiệp nhà binh nhưng cũng là người mang một tình yêu đơn phương đầy bi kịch, tình cha con sâu nặng với đứa con gái duy nhất của mình.
Con người ấy dám sống vì lý tưởng, vì tình yêu mình đã chọn. Chỉ có điều, vì chọn sai đường nên tất cả những gì anh ta làm đều trở thành vô nghĩa.
Xây dựng một nhân vật như vậy, Chu Lai muốn gửi gắm ý tưởng rằng đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại chính xác chân dung đối phương trong cuộc chiến, chứ không cứ suy nghĩ theo lối cũ "ta thắng địch thua, ta tài giỏi địch ngu dốt".
Trong cuộc chiến ấy, họ cũng là những con người có những buồn, vui, cao thượng, thấp hèn.
Khán giả cũng đi qua nhiều cảm xúc qua những phân cảnh của bộ phim, có lúc xúc động, đồng cảm có lúc phẫn nộ, căm ghét... trước diễn biến của phim.
Vai diễn này đã giúp Hoàng Dũng đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Cánh diều vàng 2004.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 2 tới hết ngày 5/12 tại rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân (Lý Nam Đế, Hà Nội).
" alt="Khán giả xúc động khi xem phim của NSND Hoàng Dũng, Lê Khanh" />- - Điểm chung của các Huy chương Vàng Olympic châu Á năm nay là đều có phụ huynh là giáo viên, thích chơi thể thao và rất chăm làm việc nhà.
Trần Đức Huy – Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Á 2018, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: Nguyễn Thảo Trần Đức Huy – Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Á năm nay, và cũng là thí sinh đạt thành tích cao nhất trong đoàn Việt Nam – chia sẻ, em thấy vui và bất ngờ về kết quả đạt được.
Chia sẻ về lý do đến với Vật lý, Huy nói: “Môn Vật lý hết sức thú vị. Nó giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hiện đại và là nền tảng của các công nghệ mới trong thế kỷ 21”.
Nam sinh chuyên Lý của Trường THPT Chuyên Amsterdam khiêm tốn nói rằng, em không nghĩ mình có khả năng đặc biệt, mà chỉ theo đuổi Vật lý vì đam mê.
“Để học tốt Vật lý cần nắm chắc, hiểu rõ bản chất hiện tượng, từ đó ta sẽ suy luận được trong nhiều tình huống khác nhau” – Huy chia sẻ bí quyết học tập của mình.
Em nói, gia đình em không có ai làm công việc gì liên quan đến Vật lý. Mẹ Huy là giáo viên tiểu học, bố là cán bộ công chức. Nhưng gia đình luôn là nguồn động viên lớn, sát cánh cùng em trong những lúc khó khăn.
Học trường chuyên và được chọn tham gia những cuộc thi lớn, nhưng em vẫn luôn cân bằng thời gian giữa việc học tập và thư giãn. “Em thích xem bóng đá, chơi đá cầu. Ngoài việc học, em giúp bố mẹ nấu cơm, lau nhà, phơi quần áo…” – Huy cười khi chia sẻ.
Nguyễn Ngọc Long - Huy chương Vàng Olympic Vật lý 2018, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hoá - chia sẻ niềm vui cùng gia đình. Ảnh: Nguyễn Thảo Nói về cậu con trai Nguyễn Ngọc Long – một trong 4 Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Á năm nay, chị Nguyễn Thị Nghiêm, mẹ em, dùng những từ ngữ hết sức dè dặt. Chị Nghiêm vẫn còn hết sức xúc động và vui mừng trước thành tích của cậu con trai.
Chị nói, “Long là một cậu bé tự giác, nhanh nhẹn và mạnh mẽ. Từ năm học cấp 2, cháu đã học đều các môn, nhưng quyết định chọn thi chuyên Lý Trường THPT Chuyên Lam Sơn. Năm đó, con đỗ thủ khoa Lam Sơn và á khoa Trường THPT Chuyên ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Thời điểm đó cũng là một khó khăn cho con khi phải lựa chọn giữa 2 trường. Tuy nhiên, gia đình chỉ phân tích và luôn tôn trọng quyết định của con”.
Chị chia sẻ, do mẹ là giáo viên nên có hỗ trợ con trong cách học, phương pháp. Nhưng thành tích đạt được chủ yếu là nhờ khả năng tự học của con, cộng với sự đồng hành của thầy chủ nhiệm cũng là thầy dạy môn Vật lý trong suốt 3 năm cấp 3. Ngoài ra, con cũng tìm tòi thêm tài liệu, sách vở trên mạng để mở rộng kiến thức.
Ở nhà, cậu học sinh Lam Sơn được mẹ nhận xét là tự lập và cá tính mạnh mẽ. “Con đi học về vẫn nấu cơm, giặt giũ quần áo, tự phục vụ bản thân mình, bố mẹ không phải lo cho con những việc đó”.
Nhắc đến chuyện này, Long chỉ cười xoà không muốn chia sẻ.
Nguyễn Ngọc Long chia sẻ, ngoài giờ học, em thích xem phim, nghe nhạc, đọc sách và giúp bố mẹ việc nhà. Ảnh: Nguyễn Thảo Nhận xét về đề thi năm nay, em cho rằng đề thi thú vị và khá dài.
“Càng gần ngày thi, em càng học ít đi để giữ cho tâm lý thoải mái. Em không có lịch học cụ thể. Thường thường, sáng em đến lớp, chiều đi học thêm hoặc chơi thể thao. Tối em học khoảng 1-2 tiếng. Những lúc cần thì em học khuya, nhưng luôn cố gắng thoả mãn những sở thích của bản thân”.
Ngoài giờ học, em thích nghe nhạc, xem phim, đôi khi đọc sách.
8 thí sinh đoàn Việt Nam tham dự Olympic Vật lý châu Á 2018. Ảnh: Nguyễn Thảo Là thí sinh duy nhất đến từ phía Nam, Nguyễn Văn Thành Lợi – học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Quang Trung, Bình Phước – cũng giành tấm Huy chương Vàng trong mùa Olympic năm nay.
Lợi chia sẻ: “Em ở Bình Phước nên không có nhiều điều kiện tiếp cận kiến thức mới và chuyên sâu như các bạn ở thành phố lớn”. Ý thức được điều đó, nên ngoài việc tập trung học ở trên lớp, em chủ động tìm tòi tài liệu để nâng cao kiến thức.
Nam sinh Bình Phước tự nhận, em học rất tập trung nhưng chơi cũng hết mình. Đặc biệt em rất thích thể thao và chơi được nhiều môn, nhưng giỏi nhất vẫn là bóng đá và cầu lông.
Nói về sự đồng hành của gia đình, Lợi chia sẻ: “Bố mẹ em đều là giáo viên. Gia đình luôn động viên và ủng hộ niềm đam mê Vật lý của em. Bố mẹ có góp ý nhưng không bao giờ bác bỏ ý kiến của em”.
Kế hoạch gần nhất của Lợi là chuẩn bị tốt cho Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế vào tháng 7 năm nay. Sau đó, em sẽ tập trung học tiếng Anh để tìm kiếm học bổng du học. Mơ ước của em là được ngồi trên giảng đường của ĐH Quốc gia Singapore.
Nguyễn Thảo
" alt="Các chàng trai vàng Olympic đều rất chăm làm việc nhà" /> Theo Daily Mail, nhiều người Anh cho rằng sự xuất hiện của cầu vồng chính là một dấu hiệu mà Nữ hoàng quá cố đã gửi cho họ và "bà đã thực sự rời bỏ chúng tôi".
Một số người dùng Twitter viết: "Cầu vồng ở Lâu đài Windsor khiến tôi bật khóc, đó là dấu hiệu Nữ hoàng gửi cho chúng tôi" và "Cầu vồng kép ở Điện Buckingham đại diện cho Nữ hoàng và Hoàng thân Philip".
Nữ hoàng Anh Elizabeth II băng hà chiều qua (8/9) tại lâu đài Balmoral. Một phát ngôn viên Điện Buckingham nói: "Nữ hoàng đã ra đi yên bình". Tháng 4/2021, Hoàng thân Philip - chồng Nữ hoàng, đã qua đời ở tuổi 99.
" alt="Video cầu vồng kép xuất hiện sau khi Nữ hoàng Anh qua đời" />- Trong lễ khai giảng năm học mới vừa diễn ra, GS Sử Đình Thành - Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM - chia sẻ với tân sinh viên rằng việc chọn đúng trường chỉ mới là bước đầu. Tương lai của các em sẽ do chính các em quyết định thông qua thái độ và hành động của mình.
Dưới đây là toàn văn bài diễn văn khai giảng của GS Sử Đình Thành.
Xin chào mừng tất cả chúng ta đến với Lễ khai giảng hệ Đại học chính quy của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2022!
Đầu tiên, thay mặt lãnh đạo nhà trường, thầy xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt đến các tân sinh viên Khóa 48, từ hôm nay các em đã chính thức trở thành thành viên của cộng đồng UEHer. Cảm ơn các em đã tin tưởng và lựa chọn Trường ĐH Kinh tế TP.HCM là trạm dừng chân quan trọng trên hành trình chinh phục một đỉnh cao tri thức mới.
Các em thân mến, “Tôi là người tôi chọn - I am who I choose to be” chính là thông điệp mà Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã trao gửi ngay từ khi các em bắt đầu những giấc mơ lớn – giấc mơ Đại học.
Và thầy tin rằng các em đã có một lựa chọn đúng. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tự hào là một đại học công lập có uy tín hàng đầu tại Việt Nam, uy tín và chất lượng đào tạo, nghiên cứu, kết nối cộng đồng và chuyển giao tri thức đã nhận được sự công nhận bởi các tổ chức xếp hạng uy tín không chỉ trong nước, mà còn ở tầm quốc tế như: Đại học khối ngành kinh tế đầu tiên và duy nhất Việt Nam vào bảng xếp hạng Top 551+ trường đại học tốt nhất Châu Á của QS 2022; Đại học tốt nhất Việt Nam và thuộc Top 66 Đại học hàng đầu Châu Á theo kết quả đánh giá đa chiều về các trường Đại học và Cao đẳng trên toàn thế giới năm 2022 của Tổ chức xếp hạng các trường Đại học trên thế giới U-Multirank.
Với chiến lược tiên phong phát triển Đa ngành và Bền vững trong giai đoạn sắp tới, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tự tin tại chính ngôi trường này, các em sẽ được trao quyền, trao những không gian đổi mới, sáng tạo để các em tự do lựa chọn ngành học, tự do chọn cách học, tự do thể hiện bản thân, tự do định hướng tương lai cho chính mình, tự do trở thành bất kỳ ai mà các em mong muốn.
Nhà trường hy vọng rằng, các em sẽ cùng nhà trường định nghĩa lại một khái niệm mới về người học, một thế hệ trưởng thành bởi tri thức, kỹ năng, năng lực, sẵn sàng đổi mới sáng tạo, tư duy toàn cầu, hành động địa phương, luôn sẵn sàng và dấn thân để nắm bắt những cơ hội của chính mình. I’m UEHer, I’m Ready For Next.
Các tân sinh viên thân mến!
Tương lai của các em sẽ do chính các em quyết định thông qua thái độ và hành động của mình. Các em cần ghi nhớ: Việc chọn đúng trường chỉ mới là bước đầu. Các tân sinh viên cần phải có quyết tâm cao để vượt qua những thử thách sắp tới, khi đó, các em mới đạt được những kết quả học tập tốt nhất và gặt hái được thành công. Vì vậy, các em phải làm tốt các công việc sau đây:
1. Phải có kế hoạch, sắp xếp thời gian phù hợp để đảm bảo thời gian lên lớp; rèn luyện kỹ năng ghi chép, chủ động đọc giáo trình, tài liệu học tập, tích cực tham gia thực hiện các dự án đề tài NCKH sinh viên; đảm bảo yêu cầu học tập của hệ thống học trực tuyến E-Learning. Bên cạnh việc học hỏi, lắng nghe các bài giảng của thầy cô và trao đổi cùng bạn học, các em phải xây dựng cho mình một tư duy mới - tư duy sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học, phải luôn không ngừng tìm tòi, sáng tạo, phát triển bản thân.
2. Sinh viên cần dành thời gian phù hợp cho việc học Tiếng Anh trên lớp, đọc thêm tài liệu và tự trau dồi ngoại ngữ bằng nhiều phương tiện để góp phần tăng cường năng lực Tiếng Anh của bản thân và đảm bảo chuẩn Tiếng Anh đầu ra. Đây sẽ là hành trang quan trọng giúp các em tự tin khi gia nhập vào thị trường lao động năng động của thế giới, trở thành một công dân toàn cầu.
3. Ngoài thời gian học trên giảng đường, các em cũng cần thường xuyên cập nhật tri thức về kinh tế - xã hội và tham gia thêm các hoạt động sinh hoạt đoàn thể, tham gia các CLB, các hoạt động tình nguyện, các cuộc thi học thuật… Tổ chức Đoàn - Hội của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ là người bạn đồng hành đặc biệt để cùng các em rèn luyện thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống và mang lại những kỷ niệm đẹp cho quãng đời sinh viên.
4. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ giúp các em gia tăng sự tự tin và trưởng thành thông qua nhiều hoạt động gắn liền với thực tiễn, học tập qua “trải nghiệm” như: học kỳ doanh nghiệp, các CLB học thuật, các hoạt động ngoại khóa vì cộng đồng... Bên cạnh đó, nhà trường còn tạo điều kiện cho sinh viên đi trao đổi với các trường đại học tiên tiến ở nước ngoài là đối tác với Trường ĐH Kinh tế TP.HCM hoặc học tập lên bậc cao hơn. Các em nên đặt mục tiêu phấn đấu rèn luyện ngay từ bây giờ để thử sức với những cơ hội mà Trường ĐH Kinh tế TP.HCM mang lại và có quyết tâm cao trong học tập.
5. Ngay từ trên giảng đường đại học, phải nỗ lực tối đa và học tập không ngừng để tích lũy kiến thức và chủ động nắm bắt công nghệ mới, nhất là những công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến chuyên môn, ngành nghề của mình thì mới có cơ hội cạnh tranh trên thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này.
Thực hiện tốt các công việc trên, thầy tin rằng các em sẽ đạt kết quả cao trong học tập, vững vàng trong chuyên môn, có năng lực cạnh tranh cao và trở thành thế hệ công dân toàn cầu có đủ năng lực sẵn sàng giải quyết các vấn đề thách thức của kinh tế - xã hội hiện nay.
Một lần nữa, thay mặt cho tập thể giảng viên và viên chức nhà trường, tôi xin hân hoan chào mừng các tân sinh viên Khóa 48 – thế hệ sinh viên sẽ tiếp tục nối tiếp phát huy truyền thống hiếu học, năng động, sáng tạo và giàu nhiệt huyết của sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
Kính chúc quý đại biểu, quý thầy cô, viên chức, quý phụ huynh và các em tân sinh viên mạnh khỏe, hạnh phúc.
Tôi xin tuyên bố khai giảng Khoá 48 - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - Đại học chính quy.
Trân trọng cảm ơn và kính chào!
Hiệu trưởng sư phạm nói về trách nhiệm của thầy cô thế hệ Z
Trong lễ khai giảng năm học mới vừa diễn ra, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đề cao trách nhiệm trong nhận thức, thái độ và hành động của thế hệ thầy cô giáo gen Z." alt="Diễn văn khai giảng của Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM" />
- ·Soi kèo phạt góc Chelsea vs Bournemouth, 02h30 ngày 15/01
- ·Một nhóm học sinh nam xứ Wales bị cấm túc vì mặc đồ nữ đến trường
- ·Bước “chạy đà” cho nền kinh tế số của quận Cầu Giấy
- ·Nữ sinh lớp 7 ở Vũng Tàu bị đánh hội đồng dã man ngay trong lớp
- ·Nhận định, soi kèo Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1: Mòng biển gặp khó
- ·Tân hoa khôi Miss DAV 2018 khéo léo trả lời ứng xử
- ·Công ty Hà Lan ‘ngấm đòn’ lệnh cấm xuất khẩu máy móc sang Trung Quốc
- ·Diễn viên Anh Đức cầu hôn Phạm Quỳnh Anh, sẽ cưới trong năm nay
- ·Nhận định, soi kèo Varnsdorf vs Hradec Kralove, 19h00 ngày 15/1: Khó có bất ngờ
- ·Nguyên nhân nào dẫn tới vụ sập cổng trường ở Lào Cai?