










Mai Huê trong trích đoạn phim 'Món quà của cha':
Diệu Hồng

Mai Huê trong trích đoạn phim 'Món quà của cha':
Diệu Hồng
Tháng 6/2000, ở tuổi 18, Ngô Thiện Liễu tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học nhưng không đỗ. Vì căng thẳng trong phòng thi nên kết quả của anh không như ý nguyện. Thất bại này là đòn giáng mạnh khiến anh hụt hẫng, mất niềm tin vào bản thân.
Được sự an ủi của bố, anh nhanh chóng lấy lại tinh thần, quyết định về trường cấp 3 học lại chuẩn bị kỳ thi năm sau. Sự chăm chỉ của anh được đền đáp, lần 2 thi đỗ vào Đại học Giao thông Bắc Kinh (trường thuộc dự án 211 của Trung Quốc) và trở thành niềm tự hào của cả làng.
Mặc dù đã đỗ vào đại học trong dự án 211, nhưng giấc mộng đặt chân đến Thanh Hoa vẫn đau đáu trong suy nghĩ của anh.
Mất 13 năm và 9 lần thi đại học mới đỗ
Tháng 9/2001, Ngô Thiện Liễu đến thăm Đại học Thanh Hoa sau khi hoàn tất thủ tục nhập học. Bước vào khuôn viên trường, anh ấn tượng với 'cung điện tri thức' từ khu vườn xanh đến những tòa nhà giảng dạy mang tính biểu tượng hay các tác phẩm điêu khắc sống động cùng bầu không khí học tập sôi nổi.
Sau chuyến đi này, nỗi đau chưa đỗ Đại học Thanh Hoa khiến anh không thể quên. Từ đó, anh dần mất đi hứng thú học tập, nghiện game và điểm số tụt dốc. Năm 2004, vì trượt nhiều môn nên anh nhận được thông báo cho thôi học của Đại học Giao thông Bắc Kinh.
Lúc này, Ngô Thiện Liễu cảm thấy chán nản, không có ý định tiếp tục học muốn đi làm. Thiếu kỹ năng và không đủ trình độ học vấn, nên anh khó tìm việc. Sau khi bị nhiều nhà tuyển dụng từ chối, anh vào nhà máy làm công nhân dây chuyền lắp ráp. Mỗi ngày, làm việc 12 tiếng khiến anh kiệt sức.
Khi nhìn những người làm việc văn phòng, anh cảm thấy ghen tị. Hàng đêm, anh tự hỏi: "Cuộc sống công nhân có phải là điều bản thân mong muốn? Câu trả lời là: Không". Do đó, chẳng còn cách khác, ngoài việc anh phải thực hiện ước mơ thi vào Đại học Thanh Hoa.
Năm 2007, anh nghỉ việc về quê ôn thi. Dù 6 năm không động đến sách vở nhưng anh vẫn tự tin chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học trong 3 tháng. Trong lần thi này, anh đỗ Đại học Sư phạm Bắc Kinh.
Để thực hiện ước mơ vào Đại học Thanh Hoa, Ngô Thiện Liễu từ chối nhập học để tiếp tục học và thi lại. 6 năm tiếp theo, anh đỗ vào Đại học Tôn Trung Sơn, Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh, Đại học Bắc Kinh, Đại học Nam Kinh và Đại học Đông Tề.
Anh vật lộn trên con đường đặt chân đến Đại học Thanh Hoa không biết bao năm. Người thân, bạn bè không ngừng khuyên anh dừng lại. Ngay cả bố, người luôn ủng hộ cũng khuyên anh buông bỏ. Bất chấp sự phản đối của mọi người, anh không bỏ cuộc.
Đến năm 2014, sau 13 năm nỗ lực anh đỗ Đại học Thanh Hoa với số điểm 680/750. Thời điểm đó, anh nhận được sự quan tâm của truyền thông. Ở tuổi 32, Ngô Thiện Liễu chính thức trở thành sinh viên của Đại học Thanh Hoa.
36 tuổi tốt nghiệp đại học, 5 năm sau lương 13 triệu/tháng
Năm 2018, anh tốt nghiệp ở tuổi 36 nhưng phải đối mặt với vấn đề việc làm. Nhiều nhà tuyển dụng hạn chế tuyển người trên 35 tuổi, do đó anh mất nhiều cơ hội việc làm. Ngoài ra, việc thiếu kinh nghiệm làm việc và chuyên môn khiến anh gặp khó khăn khi phỏng vấn.
Không thể tìm việc ở tuổi 36, anh đến Trịnh Châu xin vào dạy tại một Trường THCS tư thục. Trải qua 9 lần thi trong 13 năm, anh có đủ kinh nghiệm nên được nhà trường nhận vào làm. Tốt nghiệp cử nhân ở Đại học Thanh Hoa, anh trở thành giáo viên dạy Toán cấp 2, sau nhiều lần tìm việc chật vật.
Dù mới vào nghề vài năm, phương pháp giảng dạy của anh nhận được nhiều phản hồi từ học sinh. Sau 5 năm gắn bó với việc dạy học, hiện tại mức lương của anh là 4.000 NDT/tháng (13 triệu đồng).
Với mức lương không cao, nhiều người cho rằng phải mất đến 13 năm Ngô Thiện Liễu mới thực hiện được ước mơ liệu có xứng đáng. Sự kiên định, cố gắng đạt được mục tiêu của anh là tấm gương cho người học trẻ học hỏi.
Tuy nhiên, nếu sự kiên trì trở thành cố chấp lại là bất lợi. Bởi chính Ngô Thiện Liễu thừa nhận, việc kéo dài quá trình thi 13 năm đã mất đi nhiều cơ hội việc làm và khả năng giao tiếp xã hội ngày càng kém.
Theo NetEase
Theo thông tin trên mạng xã hội, vào hôm nhà trường tổ chức đón Trung thu cho học sinh, cô giáo chủ nhiệm (cũng là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân) giao cho nữ sinh này - là bí thư lớp, đặt bánh để tổ chức cho các bạn sinh nhật trong tháng.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, nữ sinh này không đặt bánh đúng cửa hàng cô giáo yêu cầu. Khi mang bánh đến lớp, nữ sinh đã bị cô giáo mắng và dọa sẽ hạ hạnh kiểm. Sau đó, em bị đuổi ra ngoài hành lang.
Trao đổi với VietNamNet, sáng 30/9, ông Nguyễn Duy Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Đa Phúc, cho biết sự việc xảy ra vào sáng 29/9 trong tiết sinh hoạt của lớp 12D4.
Ông Hiền cho hay clip đăng tải trên mạng xã hội chỉ là một đoạn rất ngắn trong tiết sinh hoạt của lớp, do đó dễ gây hiểu nhầm cho người xem rằng cô giáo bạo hành học sinh. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, tức không có việc cô đánh hay phạt học sinh phải quỳ.
“Học sinh này mắc nhiều lỗi và hôm đó có một lỗi liên quan về mua bánh nên bị cô giáo mời ra ngoài. Khi ra ngoài được hơn 10 phút, em học sinh này khóc, xin lỗi cô giáo và quỳ xuống ở cửa lớp. Cô bảo học sinh đứng dậy, em cứ quỳ và nói: "Cô tha lỗi cho em". Cô giáo tiếp tục yêu cầu học sinh đứng lên để tránh mọi người hiểu nhầm.
Lúc đó, sức khỏe nữ sinh không được tốt nên em đã nằm xuống nền nhà, tư thế "người mềm như tàu lá". Lúc này, cô giáo có động tác chưa phù hợp là dùng tay kéo áo học sinh đứng dậy, lời nói của cô giáo cũng chưa chuẩn mực. Việc này dễ gây hiểu nhầm, không có chuyện bạo hành. Sự việc xảy ra, chúng tôi rất lấy làm tiếc”, ông Hiền thông tin.
Ông Hiền cho hay, việc nữ sinh quỳ xin lỗi cô trước cửa lớp là do nữ sinh tự ý và sự việc chỉ diễn ra trong khoảng 15 phút, không có chuyện cô giáo yêu cầu học sinh quỳ bên ngoài cửa lớp.
“Chiều 29/9, nhà trường đã yêu cầu cô giáo làm bản tường trình chi tiết. Chúng tôi cũng nhắc nhở lời nói và hành động của cô là chưa chuẩn mực, biến việc từ bé thành việc lớn. Do đó khiến mọi người dễ hiểu nhầm khi xem clip.
Nhà trường cũng đã làm việc với phụ huynh và học sinh. Tôi đã thay mặt trường xin lỗi phụ huynh về việc giáo viên vì nhiều lý do đã có hành động chưa chuẩn mực”, ông Hiền nói.
Vị hiệu trưởng cho biết thêm qua làm việc và tường trình, học sinh nhận lỗi là do mình. “Sự việc do nhiều vấn đề khác. Việc mua bánh chỉ là vấn đề tích tụ lại, cô giáo xử lý không khéo nên đẩy sự việc đi xa”, ông Hiền nói.
“Sáng nay, cô giáo đã đọc bản tường trình và tất cả 6 học sinh có mặt lúc đó (gồm lớp trưởng, 2 học sinh chứng kiến và 2 học sinh quay clip) đều xác nhận điều cô nói là đúng, cô không có tác động gì ngoài việc kéo nữ sinh lên. Về phần mình, cô giáo cũng nhận do nóng vội nên đã có hành động chưa phù hợp”.
Ông Hiền cho hay, hiện công an tiếp tục điều tra, xác minh nguyên nhân sự việc để đưa ra thông tin chính xác, cụ thể.