Nhận định, soi kèo Sociedad vs Villarreal, 03h00 ngày 14/01: Chia điểm
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Millwall vs Dagenham và Redbridge, 2h30 ngày 14/1: Khó cho chủ nhà -
Lịch thi đấu Olympic ngày 3/8: Thể thức tính điểm khắc nghiệt với Thu VinhTrịnh Thu Vinh có cơ hội giành huy chương bắn súng ở nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ hôm nay (Ảnh: Reuters).
Tại chung kết, 8 xạ thủ sẽ so tài kỹ năng bắn nhanh (10 giây cho mỗi viên đạn). Theo đó, các xạ thủ không chỉ phải bắn vào vị trí 10 điểm mà còn đòi hỏi phải bắn được từ 10,2-10,9 điểm thì được tính là 1 điểm, còn bắn từ 0-10,1 điểm vẫn bị tính là 0 điểm.
Sau 20 viên đầu tiên, một vận động viên (VĐV) đứng thấp nhất sẽ bị loại. Từ lúc này, các VĐV chỉ bắn 5 viên đạn mỗi lượt thi để tính điểm và loại dần cho đến khi tìm ra nhà vô địch (huy chương vàng và huy chương bạc bắn tổng cộng 50 viên).
Chia sẻ về tính khốc liệt của chung kết nội dung 25m súng ngắn thể thao, bà Nguyễn Thị Nhung, nguyên HLV trưởng đội tuyển bắn súng Việt Nam nhận định: "Theo luật bắn súng, khi vào bắn chung kết, các VĐV chỉ thi đấu bài bắn nhanh, một loạt 5 viên 3 giây 7 giây, trong đó 7 giây giữ súng và 3 giây bắn.
Khi bắn 10.2 điểm sẽ tính là 1 điểm (hit). Tại bài bắn vòng loại, Thu Vinh bắn 30 viên được 14 viên tâm (tức 10.2 trở vào). Do vậy, chúng ta thấy được độ khó của nội dung này khi vào chung kết. Có thể bắn rất nhiều điểm 10 mà không được tính điểm".
Những đối thủ của Thu Vinh ở chung kết chiều nay rất đáng gờm là Veronika Major (số 7 thế giới người Hungary), Jiin Yang (Hàn Quốc, hạng 2 thế giới, giành 2 HCV cấp độ châu lục lẫn thế giới trong năm nay), Camille Jedrzejewski (Pháp, hạng 3 thế giới, vô địch World Cup 2024), Nan Zhao (Trung Quốc, xạ thủ 20 tuổi đang xếp hạng 8 thế giới, có 5 lần giành HCB World Championship hay World Cup thời gian qua), Haniyeh Rostamiyan (Iran, hạng 9 thế giới) và thần đồng bắn súng Ấn Độ Manu Bhaker.
Ở môn bơi, kình ngư Nguyễn Huy Hoàng đứng thứ 28/31 ở vòng loại bơi 800m tự do nam và không thể vào chung kết. Vận động viên người Quảng Bình sẽ thi đấu vòng loại nội dung 1.500m tự do nam vào 16h25 hôm nay (3/8) với hy vọng tạo nên bất ngờ.
Sau 5 ngày thi đấu, thể thao Việt Nam đã có 11/16 vận động viên chia tay Olympic Paris là Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Hoàng Thị Tình (Judo), Võ Thị Kim Ánh, Hà Thị Linh (judo), Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng) và Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Lê Quốc Phong (bắn cung), Phạm Thị Huệ (rowing), Võ Thị Mỹ Tiên (bơi), Trần Thị Nhi Yến (điền kinh).
Ngoài Trịnh Thu Vinh và Nguyễn Huy Hoàng thi đấu hôm nay, đoàn Việt Nam còn 3 vận động viên chưa xuất trận. Tay đua Nguyễn Thị Thật thi đấu đua xe đạp đường trường nữ vào ngày 4/8 còn đô cử Trịnh Văn Vinh thi đấu cử tạ hạng dưới 61kg nam vào ngày 7/8. Đến ngày 8/8, tay chèo Nguyễn Thị Hương thi đấu vòng loại canoeing nội dung thuyền đơn nữ 200m.
"> -
VĐV Hàn Quốc khóc như mưa vì thua ở Olympic và phải nhập ngũTom Kim khóc rưng rức khi không thể giành huy chương Olympic (Ảnh chụp màn hình).
Anh vẫn còn kém người giành huy chương đồng là Hideki Matsuyama (Nhật Bản) 4 gậy. Người giành huy chương vàng ở nội dung này là Scottie Scheffler (Mỹ), còn Tommy Fleetwood (Vương quốc Anh) giành huy chương bạc.
Camera ghi lại khoảnh khắc Tom Kim bật khóc trong phòng thay đồ sau khi hoàn thành vòng đấu cuối cùng. Việc không giành được huy chương ở Olympic đồng nghĩa với việc anh không được miễn nghĩa vụ quân sự.
Hàn Quốc đã thông qua luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Theo đó, các công dân nam mang quốc tịch Hàn Quốc trong độ tuổi từ 18 đến 35 đều phải thi hành nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong quân ngũ một cách bình đẳng bất kể người đó là ai hoặc có xuất thân từ đâu. Thời gian phục vụ của họ trong quân ngũ kéo dài từ 18-21 tháng.
Để được miễn trừ nghĩa vụ quân sự, VĐV phải giành huy chương tại Thế vận hội Olympic hoặc giành HCV tại Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD).
Dù sao, Tom Kim vẫn còn cơ hội sửa sai khi năm nay, anh mới bước sang tuổi 22. VĐV này cần nỗ lực giành huy chương vàng ở ASIAD 2026 hoặc có huy chương ở Olympic 2028.
Trong quá khứ, ngôi sao bóng đá Son Heung Min từng được miễn nghĩa vụ quân sự khi cùng đội Olympic Hàn Quốc vô địch ASIAD 2018. Anh chỉ phải hoàn thành ba tuần huấn luyện cơ bản thay vì nhập ngũ 21 tháng.
Triển vọng giành huy chương của Tom Kim trong tương lai khá cao. Anh từng giành được 3 danh hiệu PGA, về nhì tại The Open năm ngoái, đứng trong top 50 golfer xuất sắc nhất thế giới.
Trong quá khứ, VĐV golf Bae Sang Moon từng phải tham dự nghĩa vụ vào năm 2015. Sau khi trở lại vào năm 2017, anh không còn giữ được phong độ tốt.
"> -
"Golf Việt Nam sẽ là điểm đến hàng đầu thế giới"Năm đầu tiên vào làm golf, khó khăn lớn nhất đối với tôi là golf chưa phát triển như bây giờ, và rất ít người chơi môn thể thao này. Khó khăn nữa là bản thân tôi vẫn còn mới với làng golf, phải mất thời gian và công sức để mọi người biết tới. Hơn nữa, bộ môn này không phổ biến như bóng đá", Nam Giang chia sẻ.
Trong làng golf thế giới, Tiger Woods là một huyền thoại, nhưng Nam Giang lại chọn cho mình một người đặc biệt để thần tượng là Rory McIIroy.
"Tôi thực sự bị thuyết phục đi vào lĩnh vực golf sau khi được xem Rory McIlroy vô địch US Open 2011 qua truyền hình. Anh ấy chơi golf vô cùng xuất sắc và giống như một thần đồng. Tôi thần tượng Rory Mcllroy qua những cú swing (đánh bóng) đẹp mắt. Ngoài ra, phong cách chơi golf của tôi cũng ảnh hưởng từ anh ấy", Nam Giang nói.
Về sức hút của golf, Nam Giang cho rằng môn thể thao này lúc nào cũng như mới, và chẳng ai có thể chinh phục được golf. Ngày hôm qua bạn có trận đấu tệ, nhưng hôm nay bạn lại chơi tốt. Đôi khi, chỉ một cú đánh cũng có thể điều khiển cảm xúc của bạn cả ngày. Vì thế, người nào bản lĩnh và chấp nhận những khoảnh khắc thăng trầm của golf thì sẽ chơi được.
"Chơi golf chính là sự giải phóng tâm trí. Tôi cho rằng việc chơi golf không khác gì việc bạn tập yoga cho não bộ. Chơi golf vui vẻ, thả hồn vào từng đường nét của sân golf chính là một dạng thả lỏng bản thân. Cơ thể bạn khi đó được rèn luyện và tâm trí của bạn trở nên trống rỗng.
Khi tới với golf, tôi được "ba chữ tâm", tâm hồn thư giãn, tâm trí trống rỗng và tâm trạng thư thái. Bạn lên sân golf, mọi âu lo muộn phiền để hết lại đằng sau và sân chơi trước mắt mới là thứ đáng để quan tâm. Đấy là thư giãn tâm hồn", Nam Giang chia sẻ.
Golf Việt Nam sẽ là điểm đến hàng đầu thế giới
Theo bình luận viên Nam Giang, chơi golf giỏi cần hội tụ rất nhiều điều kiện. Đầu tiên, bạn cần tập trung học từ cơ bản và nắm vững kỹ thuật. Tiếp theo là không ngừng tập luyện và cố gắng xử lý về mặt tâm lý. Bộ môn này yêu cầu vượt qua chính mình nên việc làm chủ tâm lý là điều đương nhiên.
Cũng theo Nam Giang, Golf là bộ môn liên quan mật thiết tới phong cách sống, không chỉ về tư duy, phong cách ăn mặc mà còn thể hiện qua lối chơi.
Tại Việt Nam, Golf là môn thể thao đang phát triển mạnh trong những năm vừa qua. Theo Nam Giang, khó khăn lớn nhất của người chơi golf nghiệp dư và chuyên nghiệp là chưa chú trọng về mặt kỹ thuật. Mọi người không chịu khó tập luyện mà đôi khi chỉ lên sân để… "check in". Một số chỉ tập vài buổi là bắt đầu muốn lên sân golf. Nhiều người chơi phong trào, không muốn không thể và không được cải thiện trình độ của mình.
"Các nước như Thái Lan, Malaysia đang đi xa hơn Việt Nam từ 15, 20 năm theo nghiên cứu. Thậm chí Thái Lan đang cạnh tranh với golf Hàn Quốc - đất nước có nền tảng golf phát triển nhất châu Á.
Các nước trong khu vực đều có hệ thống sân golf, cơ sở hạ tầng phát triển hơn hẳn, và golf được khuyến khích chơi rất nhiều. Đặc biệt là thế hệ trẻ nhận nhiều hỗ trợ để được chơi golf. Họ cũng được sự quan tâm lớn từ các tập đoàn. Việt Nam có thể bắt nhịp hơi chậm nhưng cũng đã dần đi vào guồng quay này", Nam Giang nói.
"Tôi mong rằng sẽ có thật nhiều giải đấu Quốc tế tổ chức ở Việt Nam để chúng ta được truyền cảm hứng và có cơ hội giới thiệu du lịch, các điểm đến đẹp. Chúng ta chưa có những golfer hàng đầu thế giới, nhưng sẽ có những điểm đến hàng đầu thế giới.
Chúng ta có Phú Quốc, Đà Nẵng, thậm chí ở miền Bắc cũng có nhiều sân golf nổi bật và đẹp. Tôi cũng mong sẽ có nhiều hỗ trợ hơn nữa cho golf để nhiều người Việt có thể tiếp cận dễ dàng bộ môn này", Nam Giang nói.
">