当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

Mười mẹo nhỏ cho việc chọn CPU

Mười mẹo nhỏ cho việc chọn CPU

Thông thường hầu hết mọi người đều cho là chỉ cần mua một bộ vi xử lý có tốc độ lớn nhất là hoàn toàn có thể đáp ứng được những cần thiết.

Tuy nhiên điều đó không thực sự đúng,ườimẹonhỏchoviệcchọvideo bong đa khi bạn mua một CPU có tốc độ rất cao, có thể là cao nhất vào thời điểm chọn, nhưng lại nghĩ là CPU có tốc độ cao như vậy thì sẽ tiết kiệm không cần phải mua RAM với dung lượng lớn. Điều đó quả là không có lợi cho bài toán tối ưu hệ thống.

Trong khoảng thời gian máy tính đang thực hiện việc trao đổi bộ nhớ thì một CPU có tốc độ cao sẽ lãng phí rất nhiều thời gian trong quá trình chờ đợi nhàn rỗi này. Khoảng thời gian này thường diễn ra liên tục chính vì vậy mà hiệu suất toàn hệ thống sẽ không cao.

Vì vậy chúng ta hãy định nghĩa một cách rõ ràng những tiêu chuẩn nào cho việc chọn đúng CPU cho máy tính. Hướng dẫn này sẽ giúp bạn có thể chọn được bộ bộ vi xử lý hợp nhất đối với hệ thống của bạn.

Tiêu chí cho hệ thống

Mỗi hệ thống đều có mục đích riêng của nó. Bạn phải làm sáng tỏ về mục đích sử dụng cho máy tính của mình. Ví dụ, nếu máy tính đước sử dụng chính như một tài nguyên gia đình được dùng chung và lướt web thì không nên chọn máy tính có cấu hình cao như máy chơi game. Hãy xem xét vào toàn bộ các mục tiêu chính cho hệ thống trước khi chọn CPU. Điều đó làm cho bạn tiết kiệm được một khoản vì có thể không cần mua những bộ bộ vi xử lý có tốc độ quá cao. Điều đó cũng có nghĩa là bạn có thể sử dụng số tiền đó cho mục đích khác, ví dụ như mua một ổ cứng có dung lượng lớn hơn chẳng hạn.

Xem xét mô hình máy sử dụng

Hầu hết các hướng dẫn về nói qua về cách chọn CPU dựa trên ứng dụng sẽ sử dụng, nhưng chúng tôi lại cho rằng mô hình sử dụng mới là cái quan trọng hơn bản thân những ứng dụng.

Ví dụ, bạn có thể thấy rất rõ với một hệ thống sử dụng cho nhiệm vụ văn phòng sẽ không cần đến một CPU tốc độ cao. Nhưng ngược lại, với một hệ thống dựng ảnh số thì lại khác, chúng thực sự cần đến một bộ bộ vi xử lý rất cao.

Trong ngày làm việc, một nhân viên văn phòng có thể sẽ mở một vài cửa sổ trình duyệt, cửa sổ soạn thảo word, một vài file Acrobat được sử dụng cho mục đích tham khảo và cũng có thể đồng thời đang tạo các slideshow của PowerPoint.

Một số người đang sưu tầm một số ảnh cho album ảnh gia đình, có thể tiến hành các công việc như lấy ảnh từ máy ảnh, sau đó upload chúng lên một website.

Vậy mô hình nào theo bạn nghĩ cần đòi hỏi khắt khe?

Lưu ý rằng, mẫu sử dụng của bạn sẽ thay đổi. Sẽ rất khó có thể dự đoán một cách chính xác mẫu hiệu suất của bạn sẽ thay dổi như thế nào, chính vì vậy bạn không nên mua một CPU đắt để phục vụ cho những ứng dụng có yêu cầu khắt khe.

Sự trộn lẫn các ứng dụng

Chúng tôi không khuyên bạn bỏ qua các ứng dụng đang sử dụng. Nếu bạn là một nhà thiết kế đồ họa, đang làm việc trong 3dsmax thì sẽ thấy được nhiều thuận lợi khi sở hữu một CPU có tốc dộ cao thậm chí nên có cả các thành phần khác như bộ nhớ…

Màn hình của ứng dụng 3ds Max

Mặc dù vậy, hầu hết mọi người đều không sử dụng các ứng dụng đơn. Đó là lý do tại sao chúng ta cần xem xét về vấn đề trộn lẫn các ứng dụng. Đối với một ứng dụng đòi hỏi khắt khe nhưng lại không sử dụng thường xuyên thì bạn cũng đừng coi đó là một hướng chủ đạo mà CPU phải đáp ứng.

Vấn đề trộn lẫn các ứng dụng ở một góc độ nào đó có thể là gánh nặng cho bộ vi xử lý thậm chí hơn một ứng dụng chuyên sâu, các bộ bộ vi xử lý lõi đơn chuyên dụng. Vì vậy nên hiểu trộn lẫn ứng dụng sẽ tạo một sự khác biệt lớn đối với việc chọn CPU sẽ làm việc như thế nào.

Hiểu ứng dụng của bạn

Bạn có biết các ứng dụng của mình làm việc như thế nào?

Dễ ràng nhận thấy rằng, ứng dụng Word sẽ cần đến ít CPU hơn so với Photoshop. Hay nói cách khác, nếu là một người sử dụng Photoshop kỳ cựu thì bạn thích một hệ thống có nhiều bộ nhớ hoặc thêm ổ cứng thứ nữa hơn là hoàn thiện CPU.

Ngay cả đến các ứng dụng trong các game máy tính khác nhau, có thể cần đến nhiều thứ khác nhau. Ví dụ, một người bắn súng có thể thích có card đồ họa lớn.

分享到: