Sau thu hoạch lúa, nhiều nơi nông dân vẫn giữ thói quen đốt rơm rạ hoặc vùi vào ruộng ướt làm ô nhiễm môi trường, tăng phát thải CO2. Ảnh minh hoạ: Báo Quảng BìnhHiện nay, Bộ NN-PTNT phối hợp với các địa phương triển khai thí điểm Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.
Theo đó, quy trình để giảm phát thải trong canh tác lúa gồm: giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; sử dụng tưới nước khô ướt xen kẽ; đưa rơm rạ ra khỏi đồng ruộng hoặc xử lý rơm rạ giảm phát thải để giảm khí mê-tan và các khí khác.
Các mô hình thí điểm lúa theo cách trồng trên đã cho thu hoạch. Theo đó, mô hình sản xuất giảm sử dụng lượng lúa giống từ 140kg xuống còn 60kg/ha, giảm số lần bón phân từ 3-4 lần còn 2 lần/vụ, giảm tối thiểu 20% lượng phân bón vô cơ, giảm dịch bệnh và tổn thất sau thu hoạch... Lúa sau khi thu hoạch được bao tiêu với giá cao hơn 200-300 đồng/kg so với canh tác bình thường.
Ngoài ra, thay vì đốt rơm hoặc vùi trong bùn đất, nông dân cuộn rơm đưa ra khỏi đồng ruộng, bán với giá 400.000 đồng/ha. Việc này vừa giúp cây lúa giảm ngộ độc hữu cơ, vừa tăng thêm thu nhập hoặc tái sử dụng.
Về giảm phát thải khí nhà kính, mô hình thí điểm cho kết quả giảm từ 2-6 tấn CO2e (đơn vị đo lường lượng khí nhà kính tương đương với CO2) mỗi héc ta so với ruộng đối chứng.
TS Trần Minh Hải cho biết, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Viện Môi trường nông nghiệp đang xây dựng kế hoạch thiết lập và hoàn thiện hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) tiến tới bán tín chỉ carbon lúa.
Trong kinh tế tuần hoàn, rơm rạ là phụ phẩm của ngành nông nghiệp nhưng lại là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất khác. Ví như, rơm làm thức ăn thô cho gia súc ăn cỏ, làm chất độn chuồng cho vật nuôi; làm nguyên liệu để trồng nấm rơm; dùng để phủ luống, phủ gốc cho cây trồng...
Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cần Thơ, thông tin, thực tế triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại địa phương cho thấy, nếu canh tác lúa theo cách truyền thống, 1ha người nông dân thu nhập 86 triệu đồng/ha/năm. Nhưng nếu tận dụng sản phẩm từ rơm rạ để trồng nấm, làm phân hữu cơ, người dân sẽ thu nhập tới 133 triệu đồng/ha/năm.
Thế nên, nguồn rơm rạ hàng chục triệu tấn mỗi năm được xem là “kho vàng” của ngành nông nghiệp. Việc đưa rơm rạ ra khỏi đồng ruộng không những góp phần giảm phát thải khí nhà kính, mà nông dân còn thu được tiền từ bán tín chỉ carbon, thu tiền từ bán rơm rạ, hoặc thu lợi nhuận khi sử dụng làm nguyên liệu để trồng nấm, thức ăn cho gia súc...
Ngược lại, nếu vẫn tiếp tục vùi rơm rạ vào ruộng ướt như hiện nay, phát thải trong canh tác lúa sẽ tăng. Như vậy, vừa không thu được tiền từ tín chỉ carbon vừa không có tiền từ bán rơm rạ.
Đang định giá tín chỉ carbon với mức giá 20 USD, không thu được sẽ lỗBộ NN-PTNT cũng đang hợp tác định giá 1 tín chỉ carbon ở mức 20 USD. Nhưng ở đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và giảm phát thải, nếu không thu được tín chỉ carbon thì chúng ta lỗ chứ không lời." alt=""/>‘Kho vàng’ chục triệu tấn bị vùi trong bùn vì thói quen xấu