Suốt gần hai tháng, chị An chỉ tranh thủ về nhà, mang thức ăn cho 3 bà cháu rồi lập tức đi luôn. Hai đứa con của chị, đứa lớn lúc ấy chuẩn bị vào lớp 3, con trai út mới 4 tuổi, chưa đi học, dự định có tiền rồi vợ chồng chị sẽ cho con đi học mẫu giáo. Hằng ngày, hai đứa trẻ ở nhà với bà nội. Cháu đang tuổi hiếu động, bà thì đã già, gần 80 tuổi, nên chẳng thể để ý hết từng chút của cháu.
Một lần truyền thuốc hóa trị, đau đớn, nước mắt ướt đãm khuôn mặt nhỏ nhắn của con. |
“Đợt đó vợ chồng về, nghe bà nói bé út bị đau nhức ở chân, thấy con nóng sốt, chẳng biết bà ở nhà có mua được thuốc cho con uống không. Rờ cổ, nách, háng của con, chỗ nào cũng thấy nổi hạch chi chít, chúng tôi hoảng quá lập tức đưa con đi viện khám”, chị An kể.
Chị cứ ân hận mãi với đứa con trai tội nghiệp, nghe nói con bị đau cả tháng trời, nhưng bà nội chỉ nghĩ là đứa trẻ chạy nhảy chơi đùa rồi bị đau nên cũng không hỏi. Khi đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1, làm xét nghiệm máu, bác sĩ lập tức thông báo máu của con có vấn đề, yêu cầu lấy tủy đồ. Thế rồi phát hiện bệnh của con, bạch cầu lympho cấp (ung thư máu).
Chị An tâm sự: “Về sau, khi cho con nhập viện Bệnh viện Ung bướu, tôi hỏi thăm mới biết các bé khác đi khám mãi mới phát hiện bệnh, trong khi con mình vừa khám đã thấy khác thường, tôi lại càng thương con hơn. Chẳng biết đứa trẻ đã phải chịu đau đớn bao lâu trước khi được cha mẹ phát hiện. Chúng tôi chẳng thể trách bà, vì bà đã già vậy nhưng vẫn phải trông 2 đứa nhỏ để vợ chồng tôi đi làm. Chúng tôi chỉ thương cơn”.
Chị An xót thương con trai bị bệnh cả tháng trời mà không hay biết. |
Bé Nguyễn Chí Thức bị bệnh, số tiền vợ chồng chị bẫy chuột suốt 2 tháng trời bay biến trong chốc lát. Ở dưới quê, hiếm trường hợp bị bệnh, bé Thức trở nên “nổi tiếng”, được nhiều hàng xóm thương tình, gom góp với gia đình mỗi người 100 – 200 nghìn đồng tiền sữa. Nội ngoại hai bên có bao nhiêu cũng hỗ trợ, cho vay mượn.
Thế nhưng căn bệnh hiểm nghèo khiến con phải điều trị lâu dài. Từ khi phát hiện đến nay gần một năm, Chí Thức đã được truyền khoảng 10 toa thuốc hóa trị. Bởi khi được phát hiện, bệnh của con đã trở nặng, có nhiều toa con phải sử dụng thuốc ngoài danh mục bảo hiểm, chi phí khoảng 12 triệu đồng. Thêm tiền ăn uống, tẩm bổ để con có sức chống chọi với bệnh tật, hóa chất, lẫn tiền xe cộ đi lại, có tháng, gia đình chị phải tiêu tốn khoảng 20 triệu đồng. Khoản tiền mà trước đó, vợ chồng chị An chưa bao giờ được cầm trong tay.
Ở quê chị, ngoài công việc chính là làm ruộng, người dân ít việc để làm mướn. Mùa mưa đi bắt cá, mùa khô đi bẫy chuột. Ngày nào thu hoạch khá thì được khoảng 150 -200 nghìn, nhưng cũng có hôm đi về tay không. Nếu cuộc sống bình an thì qua ngày, còn chẳng may có người bệnh như gia đình chị thì chỉ còn cách vay mượn, nợ nần. Đến nay, vợ chồng chị An đã “ôm” số nợ khoảng 100 triệu. Chưa kể, sang năm con trai đủ 6 tuổi sẽ phải mua bảo hiểm y tế, lúc ấy con chỉ còn được hưởng 80% chi phí, gia đình chị sẽ cần phải vay mượn nhiều hơn nữa.
Căn nhà lợp lá, cột kèo dựng tạm của gia đình chị cầm cố chẳng được bao nhiêu. Mọi chi phí đều là nhờ vay mượn từ người thân, hàng xóm. |
Bình thường, bé Thức là đứa trẻ khá nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, nhưng từ ngày bị bệnh, con đổi tính, trở nên ít nói, hay quạu, người lạ khó tiếp xúc. Tuổi nhỏ, ở trong bệnh viện, chứng kiến các bé khác mất, con vẫn ngây thơ, chẳng hiểu vì sao các ba mẹ lại khóc. Con hỏi chị An tại sao? Chị chẳng biết trả lời con thế nào. Vậy là những lần sau đó, có bé nào mất, chị chỉ biết ẵm con trai đi “trốn”. Chị sợ con sẽ hỏi về bệnh của mình, lúc ấy chị sẽ không biết đối mặt với con thế nào.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Sau 23 vòng đấu, CLB Hà Nội đang dẫn đầu BXH với 44 điểm, hơn đội thứ 2 là Hải Phòng 2 điểm và còn 1 trận chưa đá. Lợi thế lớn đang thuộc về đội bóng Thủ đô, nhưng cục diện giải đấu có thể sẽ thay đổi bất cứ lúc nào.
Ở vòng 22 Night Wolf V-League, CLB Hà Nội chỉ có 1 điểm trên sân Thanh Hóa sau trận hòa 1-1. Có thể dễ dàng nhận thấy đội bóng nào giờ gặp Hà Nội cũng đá với 200% sức mạnh. Thắng đội bóng Thủ đô lúc này có lẽ còn là mục tiêu lớn hơn cả kết quả chung cuộc cả mùa giải.
Sau trận hòa Thanh Hóa, HLV Chun Jae Ho của Hà Nội cho biết đội bóng của mình có 80% cơ hội vô địch, nhưng cũng thừa nhận mỗi trận còn lại đều căng như chung kết.
Ba đối thủ còn lại của Hà Nội lần lượt là Viettel (vòng 24), Hà Tĩnh (vòng 25) và HAGL (vòng 26). Nhìn thì có vẻ các đội bóng này đều bị đánh giá thấp hơn và đã hết mục tiêu (trừ Hà Tĩnh đang đua trụ hạng), nhưng thực tế đó lại là những màn đọ sức có thể căng đến "tóe lửa".
Viettel không còn cơ hội vô địch, nhưng đội bóng này thường chơi rất hay ở những trận derby. Mùa giải năm ngoái, chính Viettel từng đánh bại Hà Nội 1-0 trên sân Hàng Đẫy.
Hà Nội phải căng sức để đua vô địch, trong khi Viettel bước vào trận với tinh thần thoải mái vì chỉ còn mục tiêu top 3, vì thế đây là một thử thách không nhỏ với Hùng Dũng và các đồng đội.
Ở trận tiếp theo, Hà Nội tiếp đón Hà Tĩnh, trong trận đấu mà đối thủ chắc chắn sẽ chơi hết sức để tránh suất xuống hạng mùa này.
Ở trận hạ màn giải đấu, Hà Nội tới làm khách trên sân của HAGL. Đội bóng phố Núi đã trụ hạng thành công trước 3 vòng đấu, nhưng khi gặp kình địch, sẽ làm mọi cách để ngăn cản đối thủ bước lên ngôi vô địch.
Ba trận còn lại của Hà Nội càng trở nên căng thẳng bởi Văn Quyết dính chấn thương nghỉ hết mùa giải, trong khi Văn Hậu bị treo giò ở cuộc đối đầu với Viettel.
Lúc này, chỉ có sự tập trung cao nhất, thi đấu hết khả năng và thể hiện được kinh nghiệm cũng như bản lĩnh, Hà Nội mới có thể nghĩ tới ngôi vương ở mùa giải năm nay.
" alt=""/>Hà Nội đua nước rút: Hiểm họa rình rậpChưa có trường ĐH định hướng ứng dụng nào đạt tiêu chuẩn 5 sao
Theo bảng xếp hạng gắn sao UPM (University Performance Metrics) do nhóm chuyên gia này công bố, có 5 trường đạt tiêu chuẩn 5 sao, gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội); Trường ĐH Kasetsart (Thái Lan); Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Đây đều là những trường thuộc nhóm đại học định hướng nghiên cứu.
Chưa có trường nào thuộc nhóm ĐH định hướng ứng dụng được đánh giá đạt tiêu chuẩn này.
Danh sách các cơ sở giáo dục đại học tham gia đối sánh và gắn sao năm 2020 |
Bảng xếp hạng gắn sao UPM đánh giá dựa trên 8 nhóm tiêu chuẩn (lĩnh vực) gồm 54 tiêu chí. Mỗi tiêu chí có mốc chuẩn và trọng số riêng với tổng 1000 điểm.
Cụ thể: Quản trị chiến lược - 5 tiêu chí, chiếm trọng số 6%; Đào tạo - 15 tiêu chí, chiếm trọng số 35%; Nghiên cứu - 4 tiêu chí, chiếm trọng số 20%; Đổi mới sáng tạo - 4 tiêu chí, chiếm trọng số 11%; Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo - 4 tiêu chí, chiếm trọng số 6%; CNTT và tài nguyên số - 10 tiêu chí, chiếm trọng số 10%; Mức độ quốc tế hóa - 9 tiêu chí, chiếm trọng số 6%; Phục vụ cộng đồng - 3 tiêu chí, chiếm trọng số 6%.
Lần lượt chỉ số thực tế của từng tiêu chí, tiêu chuẩn (lĩnh vực) đều được đối sánh với mốc chuẩn và gắn sao, do vậy giúp nhận diện tổng thể, có thể phân tích điểm mạnh, điểm yếu đến từng hoạt động, lĩnh vực của cơ sở giáo dục đại học.
Theo kết quả đánh giá tổng thể của các trường đại học thuộc nhóm 5 sao, những trường này đều có chung điểm mạnh: nổi trội, đồng đều về đội ngũ giảng viên, kết quả nghiên cứu khoa học, hoạt động đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Cụ thể, các trường đại học 5 sao thường có tỉ lệ giảng viên có trình độ từ tiến sĩ trở lên đạt trên 60%; công bố quốc tế đạt tỉ lệ trên 1,5 bài báo/giảng viên (thậm chí đối với Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Công nghệ, tỉ lệ này đã đạt trên 3,0); chỉ số trích dẫn trung bình trên bài báo đạt trên 6 lần; có hơn 10 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích và đặc biệt là có các trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp,...
Tuy nhiên, nhờ có lợi thế của đối sánh toàn diện, UPM cũng đã phát hiện một số điểm bất ngờ về sự khác biệt giữa hai khối các trường ĐH Việt Nam và khu vực trong quản trị chiến lược, về chất lượng công bố và hệ sinh thái khởi nghiệp.
Cụ thể, các trường ĐH trong khu vực ASEAN chú trọng nhiều hơn đến khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong quản trị chiến lược. Trong khi đó, đa số các trường ĐH Việt Nam đang ít hoặc mới quan tâm đến các vấn đề này.
Về chất lượng công bố quốc tế thì chỉ số trích dẫn trung bình trên bài báo quốc tế trong 5 năm gần nhất của các trường ĐH Việt Nam lại cao hơn; đồng thời, tỉ lệ các bài báo có tên tác giả nước ngoài của các trường ĐH Việt Nam cũng cao hơn hẳn các ĐH trong khu vực.
Ngược lại, số bằng sáng chế, đặc biệt là các sáng chế đăng ký ở các tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế thống kê trong 5 năm gần đây của các trường ĐH trong khu vực lại cao hơn của các trường ĐH Việt Nam.
Về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, trong khi các không gian sáng tạo chung, công viên công nghệ cao khá phổ biến ở các trường ĐH trong khu vực thì với các trường ĐH Việt Nam vẫn còn tương đối xa lạ.
Tại sao cần phải xếp hạng đối sánh và gắn sao?
Trao đổi với VietNamNet, GS Nguyễn Hữu Đức – người sáng lập nhóm nghiên cứu UPM - cho biết, việc xếp hạng đại học trong những năm gần đây đã trở nên quen thuộc. Các bảng xếp hạng này thường khảo sát khoảng 10-12 tiêu chí, trong đó chỉ số công bố quốc tế chiếm trọng số chủ yếu nên có thể cho những cái nhìn khá phiến diện về chất lượng trường đại học.
Do đó, xếp hạng đối sánh và gắn sao là một xu hướng xếp hạng khác đang được áp dụng. Hiện tại, trên thế giới đã có một số bảng xếp hạng dạng này là QS-Stars, U-Multirank, AppliedHE.
“Bảng xếp hạng này sẽ xếp các trường đại học có thành tích gần nhau cùng một nhóm và gắn từ 1-5 sao. Điều này tránh sự so sánh đẳng cấp giữa trường này với trường khác quá thiên lệch.
Ngoài ra, Bảng xếp hạng UPM cũng đánh giá dựa trên rất nhiều tiêu chuẩn và tiêu chí, có mức độ bao quát cũng tương tự như kiểm định chất lượng; có đặc trưng đối sánh theo các mốc chuẩn, theo chỉ tiêu đặt ra”, GS. Đức nói.
Hội đồng chuyên môn của Hệ thống đối sánh chất lượng giáo dục đại học UPM.
Như vây, không giống như các bảng xếp hạng thế giới hiện nay chỉ quan tâm đến top 1.000 đại học xuất sắc của thế giới (chỉ chiếm 3%), Hệ thống xếp hạng đối sánh UPM quan tâm đến số đông các trường (khoảng 97%), nhằm phục vụ cho trường đại học xác định và quản trị mục tiêu chiến lược để hướng tới đạt chuẩn của top 100 của ĐH Châu Á.
UPM cũng xác định, các trường đại học (đặc biệt là các đại học định hướng nghiên cứu) đạt chuẩn 5 sao là các trường đã có khả năng tiếp cận nhóm 100 châu Á, có chất lượng hàng đầu quốc gia và bắt đầu có uy tín quốc tế.
Các đại học 4 sao là các có uy tín trong nước và khu vực. Các trường đại học 3 sao đang thực hiện tốt chức năng đào tạo theo phân khúc thị trường của mình và có thể tham gia vào việc trao đổi sinh viên trong khu vực.
Bảng xếp hạng đối sánh và gắn sao University Performance Metrics (UPM) là sản phẩm do nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Hữu Đức phát triển nằm trong khuôn khổ Chương trình KH&CN cấp quốc gia về Khoa học giáo dục do Bộ GD-ĐT chủ trì. UPM vừa quản lý cơ sở dữ liệu tổng thể của hệ thống, vừa cung cấp công cụ để các cơ sở giáo dục đại học tự đo lường và đối sánh mức độ thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0, hướng đến việc nêu cao tinh thần khởi nghiệp; thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số; tổ chức đào tạo linh hoạt, cá thể hóa và bảo vệ những giá trị đạo đức mới. Theo GS Đức, dù đã có một số kinh nghiệm và có cơ hội tiếp cận các bảng xếp hạng khác nhau, nhưng muốn vượt ra khỏi xếp hạng truyền thống, đưa ra được những điểm mới, tiên phong thì cần phải nỗ lực nghiên cứu rất nhiều, trong đó có việc đưa được các chỉ số, chỉ báo mới vừa phản ánh đúng các đặc trưng mới của đại học, đồng thời phải đo lường được. “Hiện nay, UPM mới được xây dựng để đánh giá đối sánh chất lượng và gắn sao cho các cơ sở giáo dục đại học. Đầu năm học mới, chúng tôi sẽ ra mắt thêm một bộ công cụ UPM mới để đánh giá đối sánh và gắn sao cho các Chương trình đào tạo”, GS Đức thông tin. |
Thúy Nga
-Một bảng xếp hạng do các nhà khoa học Việt Nam tự thực hiện vừa công bố các so sánh về các chỉ số nghiên cứu khoa học của hơn 30 cơ sở giáo dục đại học trong cả nước.
" alt=""/>Những đại học Việt Nam đầu tiên được xếp hạng 5 sao