BlackBerry Playbook lướt web mượt hơn iPad2?
'Đập hộp' BlackBerry PlayBook
'Cân' BlackBerry Playbook và iPad2
BlackBerry PlayBook được khen là “món hời”
Một nhóm nghiên cứu đến từ Trường Y thuộc Đại học Yale (Mỹ) đã nhận diện được một hoóc môn do tuyến ức sản sinh ra, có thể kéo dài tuổi thọ của người thêm tới 40%. Công trình nghiên cứu của họ hé lộ, việc tăng lượng hoóc môn FGF21 giúp bảo vệ hệ miễn dịch trước sự tàn phá của thời gian và tuổi tác.
Các chuyên gia nhận định, phát hiện trên trong tương lai có thể ứng dụng để cải thiện chức năng miễn dịch ở người già, giúp chống lại chứng béo phì và các căn bệnh như ung thư hoặc tiểu đường tuýp 2.
Theo báo cáo nghiên cứu, khi hoạt động bình thường, tuyến ức sản sinh ra các tế bào T mới cho hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cùng với thời gian, tuyến ức có đọng mỡ và mất khả năng sản sinh ra các tế bào thiết yếu. Quá trình mất mát các tế bào T mới này trong cơ thể là một nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh truyền nhiễm và một số căn bệnh ung thư nhất định ở người lớn tuổi.
Nhóm nghiên cứu do Vishwa Deep Dixit, giáo sư chuyên ngành dược so sánh và sinh học miễn dịch thuộc Đại học Yale đứng đầu, đã xem xét những con chuột biến đổi gen có lượng hoóc môn FGF21 tăng cao. Các chuyên gia đã vô hiệu hóa chức năng gen trước khi nghiên cứu tác động của việc giảm lượng FGF21 đối với hệ miễn dịch của chúng.
Theo các nhà nghiên cứu, việc tăng lượng hoóc môn FGF21 có thể giúp kéo dài tuổi thọ của con người tới 40%. Ảnh: Corbis |
Kết quả cho thấy, việc tăng lượng FGF21 ở những con chuột già đã giúp tuyến ức chống lại sự thoái hóa vì đọng mỡ, có liên quan đến tuổi tác cũng như gia tăng khả năng sản sinh các tế bào T mới của tuyến ức. Trong khi đó, việc thiếu hụt FGF21 thúc đẩy sự thoái hóa tuyến ức ở những con chuột già.
Giáo sư Dixit giải thích: "Chúng tôi khám phá ra rằng, lượng FGF21 trong các tế bào biểu mô tuyến ức cao hơn gấp nhiều lần trong gan, do đó trong tuyến ức, FGF21 đóng vai trò thúc đẩy sản sinh tế bào T. Việc tăng lượng FGF21 ở những người già hoặc các bệnh nhân ung thư đang trải qua quá trình cấy ghép tủy xương có thể là một chiến lược hỗ trợ nhằm tăng sản sinh tế bào T và do đó tăng cường chức năng miễn dịch của họ".
Giáo sư Dixit cho biết thêm rằng, FGF21 được sản sinh ở gan như một hoóc môn nội tiết. Hàm lượng của nó tăng lên khi các calo bị giới hạn để cho phép quá trình đốt cháy các chất béo diễn ra trước tình trạng lượng glucose thấp.
FGF21 là một hoóc môn trao đổi chất, có khả năng cải thiện độ nhạy insulin và ức chế việc giảm cân. Do đó, nó đang được nghiên cứu về các tác dụng điều trị đối với chứng béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2. Giáo sư Dixit nhận định, các nghiên cứu tương lai sẽ tập trung vào việc hiểu rõ cách FGF21 bảo vệ tuyến ức khỏi sự lão hóa và xem liệu tăng hàm lượng FGF21 thông qua sử dụng thuốc có thể kéo dài tuổi thọ con người cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh bắt nguồn từ việc suy giảm chức năng miễn dịch, liên quan đến tuổi tác hay không.
" alt=""/>Đã tìm ra 'tiên dược' giúp trường sinh bất lão?Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc; Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, ngày 14/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử.
Trong báo cáo quý III/2016 tình hình thực hiện Nghị quyết 36a, Văn phòng Chính phủ - đơn vị được Chính phủ giao chủ trì triển khai Nghị quyết này cho biết, sau gần 1 năm thực hiện, các nhiệm vụ chung của Nghị quyết 36a đã được các bộ, ngành, địa phương cơ bản hoàn thành.
Các cơ quan đã phân công một số lãnh đạo phụ trách trực tiếp công tác ứng dụng CNTT; ban hành kế hoạch xây dựng cơ quan điện tử để thực hiện Nghị quyết 36a; công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và kết nối, liên thông phần mềm quản lý hồ sơ công việc của cơ quan mình với Văn phòng Chính phủ.
“Việc ban hành Nghị quyết 36a đã có tác động tích cực về mặt nhận thức để các bộ, ngành, địa phương quan tâm, tăng cường chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT”, Văn phòng Chính phủ đánh giá.
Cũng theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, thời gian vừa qua, cơ quan này đã phối hợp chặt chẽ với Bộ TT&TT bước đầu thực hiện hiệu quả nhiều nhiệm vụ của Nghị quyết 36a với cách làm mới như: kế thừa những kết quả ứng dụng CNTT trước đây của các bộ, ngành, địa phương; tập hợp sử dụng nguồn lực cán bộ CNTT từ nhiều doanh nghiệp CNTT, cả các tập đoàn lớn của nhà nước như VNPT, Viettel; sử dụng hạ tầng kỹ thuật hiện có là Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước, không xây dựng hạ tầng mới, tạo điều kiện triển khai các ứng dụng trong thời gian ngắn hơn.
Tuy nhiên, thống kê sơ bộ của Văn phòng Chính phủ cho hay, đến hết tháng 9/2016, trong l68 nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành Trung ương được giao tại Nghị quyết 36a, mới chỉ có 8 nhiệm vụ cơ bản hoàn thành, đạt tỷ lệ hơn 11%.
Cụ thể, theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, 8 nhiệm vụ đã được các bộ, ngành Trung ương đã cơ bản hoàn thành gồm có: Kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương; Công khai tiến độ giải quyết hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Thiết lập trang tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để công bố thông tin về doanh nghiệp nhà nước; Thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số thành phần hạ tầng viễn thông của Việt Nam theo phương pháp đánh giá phát triển Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc; Công bố đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh trên trang tin doanh nghiệp và Cổng dịch vụ công quốc gia; Cung cấp trực tuyến dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp; Thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số thành phần nguồn nhân lực của Việt Nam theo phương pháp đánh giá phát triển Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc; Tiếp tục rà soát, đơn giản hồ sơ, quy trình và t hủ tục kê khai thu và chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục kê khai tham gia bảo hiểm bắt buộc đối với doanh nghiệp xuống còn 49 giờ.
" alt=""/>Khó đạt chỉ tiêu lọt vào top 4 ASEAN về Chính phủ điện tửTrong tham luận “Xây dựng chính quyền điện tử và công tác bảo đảm ATTT” gửi tới hội thảo “Bảo mật và ATTT trong triển khai Chính phủ điện tử” được Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì tổ chức sáng ngày 28/9/2016 tại Hà Nội, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM Võ Thị Trung Trinh cho biết, để đảm bảo xây dựng chính quyền điện tử thành công, các giải pháp quan trọng trong công tác đảm bảo ATTT phải được thực hiện đồng bộ, liên tục như: hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định về ATTT; xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng CNTT phục vụ chính quyền điện tử; trang bị các giải pháp kỹ thuật đảm bảo ATTT, triển khai phần mềm chống mã độc nhằm giảm thiểu khả năng đánh cắp thông tin và tấn công hệ thống; phát triển lực lượng chuyên trách ATTT, có khả năng bảo vệ các hệ thống thông tin trọng yếu; xây dựng và tổ chức diễn tập các kịch bản phòng chống tấn công; đồng thời nâng cao nhận thức về ATTT cho các cán bộ, công chức.
Theo bà Trinh, TP.HCM cũng đã tổ chức triển khai tập trung các ứng dụng sở, ngành, quận, huyện tại Trung tâm dữ liệu thành phố và tăng cường an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống này. Hạ tầng trung tâm dữ liệu thành phố được xây dựng trên nền tảng hạ tầng điện toán đám mây hiện đại đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008, tiêu chuẩn ATTT ISO 27001:2005, được đầu tư đầy đủ hệ thống và chính sách bảo vệ giám sát an ninh hiện đại, đảm bảo nguồn nhân lực chuyên trách về ATTT giám sát vận hành liên tục cơ sở dữ liệu của thành phố. Đồng thời, TP.HCM cũng đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ để triển khai giải pháp bảo mật cho Hệ thống hội nghị truyền hình của Thành phố.
Bên cạnh các giải pháp trên, bà Trinh cho rằng, trong tình hình mới hiện nay, có 2 vấn đề phải được quan tâm đúng mức hơn, đó là bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng và đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin trọng yếu.
Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, đặc biệt là thông tin cá nhân và quyền riêng tư khi tham gia giao dịch trên môi trường mạng là một trong những yếu tố tiên quyết cho thành công của chính phủ điện tử, hướng tới xây dựng đô thị thông minh. “Cần phải xây dựng những giải pháp có tính pháp lý để bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư khi giao dịch trực tuyến trên trang thông tin điện tử để không chỉ nâng cao mức độ bảo mật thông tin có tính chất hành chính mà còn phải hướng tới mục tiêu khôi phục lòng tin của người dân vào chính phủ điện tử”, bà Trinh nói.
" alt=""/>Đảm bảo ATTT là yếu tố tiên quyết cho thành công của chính phủ điện tử