>> Chưa cấp sổ đỏ lâu dài cho condotel ở Đà Nẵng
Condotel lộ nhiều khuyết điểm, cam kết lợi nhuận 8-12% là không tưởng
Những con số u ám về thị trường condotel được nhiều tổ chức, đơn vị nghiên cứu đưa ra liên tiếp trong cả quý II, quý III vừa qua. Sang đến những tháng cuối năm và tới năm 2019, tình hình trên phân khúc condotel vẫn không mấy sáng sủa. Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho rằng, condotel sẽ tiếp tục xu thế chững lại và giá cả hợp lý hơn.
Cùng với xu hướng tiếp tục bị chững lại và có điều chỉnh về giá, cũng theo HoREA, dự kiến sẽ có các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các loại hình bất động sản mới như condotel, officetel, shophouse… để định hướng phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng.
Đánh giá về sự phát triển của condotel thời gian qua, theo Hiệp hội Nhà nước chưa có giải pháp quản lý và định hướng phát triển phù hợp.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội HoREA chỉ ra rằng: Trên thực tế, nhiều chủ đầu tư dự án condotel nộp tiền sử dụng đất quá thấp làm thất thu ngân sách Nhà nước, nhưng lại bán căn hộ condotel với giá rất cao, tương đương giá bán căn hộ cao cấp thu được lợi nhuận rất lớn”.
Dự báo những tháng cuối năm và sang năm 2019 condotel sẽ tiếp tục xu thế chững lại và không còn cảnh giá bị đẩy cao “chót vót” (Ảnh minh hoạ). |
Cùng với đó, là vấn đề về cam kết lợi nhuận. Chủ đầu tư cam kết lợi nhuận phổ biến từ 8-12%/năm trong 08-12 năm và cấp “sổ đỏ ổn định lâu dài không hình thành đơn vị ở” cho khách hàng, nhưng không có cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện những cam kết này.
Việc đẩy giá condotel lên cao ngất trong thời gian vừa qua, cũng đã được Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đưa ra cảnh báo. Theo ghi nhận của Hội Môi giới, giá bán của sản phẩm nghỉ dưỡng hiện đã được các chủ dự án đẩy lên ở mức cao, bình quân từ 35 – 50 tr/m2 thậm chí có những dự án có giá trên 70tr/m2. Ở mức giá cao này nhà đầu tư khó tạo thanh khoản khi có nhu cầu chuyển nhượng. Đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến thị trường condotel “tụt dốc”. Hiện nay các nhà đầu tư nhỏ lẻ rất thận trọng trong chọn lựa dự án bất động sản nghỉ dưỡng.
Có thể thấy rõ qua những con số được Hiệp hội Môi giới đưa ra trong quý III vừa qua, ngoại trừ ở Nha Trang có 1 dự án mở bán lần đầu ra thị trường còn ở các vùng phát triển mạnh về bất động sản nghỉ dưỡng đều không có nguồn cung mới chào hàng.
Lượng giao dịch cả nước về sản phẩm condotel chỉ đạt khoảng 1.000 sản phẩm. Đà Nẵng và Nha Trang là hai thị trường phát triển mạnh condotel trước đó thì nay cũng đang trở thành nỗi ám ảnh.
Ghi nhận tại Đà Nẵng, hiện tại số lượng sản phẩm đang chào bán ra thị trường là 8061 sản phẩm bao gồm cả các sản phẩm đã chào bán từ các quý trước và các năm trước. Tuy nhiên, tổng lượng sản phẩm condotel giao dịch trong quý III/2018 chỉ đạt 294 căn.
Tương tự, tại Nha Trang, tổng số nguồn hàng condotel Nha Trang đạt 12000 căn. Tỷ lệ hấp thụ từ các dự án mới được chào bán trong quý III/2018 chỉ đạt khoảng 20%. Lượng giao dịch của sản phẩm condotel tại Khánh Hòa đạt 789 sản phẩm, giảm mạnh so với quý I và quý II/2018.
Hay báo cáo thị trường quý III/2018 của DKRA Việt Nam, cũng cho thấy tỷ lệ tiêu thụ condotel chỉ đạt 32 căn (khoảng 76%), bằng 4% so với quý trước.
Mới đây, trong báo cáo gửi Quốc hội về các vấn đề của ngành, Bộ Xây dựng cũng đã đưa ra cảnh báo rủi ro đối với condotel. Theo số liệu của 71 dự án bất động sản do Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở từ đầu năm 2015 đến nay thì đã có hơn 25.600 căn hộ condotel, officetel, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có hàng chục nghìn căn condotel, officetel do các địa phương thẩm định, cấp phép theo thẩm quyền.
Bộ Xây dựng cho rằng, trong thời gian qua, có nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng được cấp phép, nguồn cung loại hình bất động sản này lớn và đa dạng.
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ: “Trong khi đó, các điều kiện của hợp đồng không chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho cả nhà đầu tư và người mua”.
“Siết” cho phép đầu tư mới condotel Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Xây dựng cho biết, thời gian tới, sẽ kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu tránh để tình trạng dư thừa tồn kho, gây bất ổn cho thị trường bất động sản, bảo đảm tuân thủ pháp luật, hiệu quả đầu tư, ngăn chặn các hành vi trục lợi, tham nhũng, làm thất thoát tài sản nhà nước, nhất là trong sử dụng đất đai. |
Khuyến nghị tạm dừng phát triển condotel “Khuyến nghị đã đến thời điểm nên tạm dừng phát triển mới các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Các dự án đã và đang triển khai, cần tập trung để hoàn thành dự án. Tập trung đưa dự án vào khai thác kinh doanh. Tạo các cơ sở hạ tầng du lịch, tạo cơ sở lưu trú phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư. Như vậy mới tạo niềm tin cho các nhà đầu tư”. |
Hồng Khanh
Theo Bộ Xây dựng, các điều kiện của hợp đồng condotel không chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho cả nhà đầu tư và người mua.
" alt=""/>condotel ế chờ giảm giáMới đây, FPT và Công ty Cổ phần Ba Huân chính thức hợp tác chuyển đổi số toàn diện, giúp Ba Huân hiện thực hóa tầm nhìn trở thành công ty công nghệ cao và bền vững.
Theo thoả thuận hợp tác, FPT sẽ tư vấn cho Ba Huân - doanh nghiệp hàng đầu về chăn nuôi tại Việt Nam lựa chọn các giải pháp số phù hợp cho tất cả lĩnh vực hoạt động: chăn nuôi, sản xuất, cung ứng. Bên cạnh đó, FPT tư vấn Ba Huân xây dựng và số hóa sản phẩm; Quản trị sản xuất tự động; Quản trị nguồn lực; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu…
Bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch Công ty khẳng định, đây là sự hợp tác mang tính bước ngoặt của Ba Huân trong hành trình “chuyển mình" từ một doanh nghiệp nông nghiệp truyền thống thành doanh nghiệp nông nghiệp số. Việc hợp tác giúp Ba Huân chuyển đổi số toàn diện, tinh gọn bộ máy vận hành, giúp ban lãnh đạo sâu sát hơn trong khâu quản trị.
Bà Huân cho biết thêm, hệ thống này giúp công ty quản lý khâu chăn nuôi từ trang trại giống, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại nuôi trồng và thu hoạch trứng đến nhà máy sản xuất thức ăn chế biến và quản lý việc phân phối sản phẩm. Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận lợi hơn, FPT sẽ xây dựng cổng thông tin tương tác với các đại lý bán hàng. Hệ thống của FPT giúp Ba Huân nâng cao năng lực quản trị và kinh doanh toàn chuỗi, giảm chi phí vận hành xuống mức thấp nhất.
Hiện Ba Huân là một trong những nhà cung cấp trứng gia cầm lớn nhất trong cả nước với thị phần ước tính khoảng 30%. Riêng tại TP HCM, Ba Huân cung cấp khoảng 1 triệu quả trứng gia cầm mỗi ngày.
Bà Huân cho hay, cách đây 10 năm, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đã “ngỏ lời” hỗ trợ Ba Huân chuyển đổi số. Bà chưa dám nhận lời vì quy mô công ty nhỏ, nhân sự cũng chưa đủ năng lực công nghệ để đáp ứng mô hình chuyển đổi số toàn diện. Chuyển đổi số trước hết là ở con người, người vận hành. Đến nay, đội ngũ Ba Huân tự tin có thể đáp ứng được, để tự tin "bắt tay anh Trương Gia Bình làm công nghệ”.
“Nhà máy Ba Huân đã chuyển đổi máy móc thiết bị áp dụng công nghệ tự động, phần nào khởi đầu thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số toàn diện. Tôi nghĩ rằng tương lai, tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp, phải thay đổi, phải chuyển đổi số để phát triển lâu dài”, bà Ba Huân cho biết. “Sau này các bạn trẻ tiếp quản doanh nghiệp, không thể tiếp quản một doanh nghiệp lạc hậu”.
Với quyết định táo bạo, nhà lãnh đạo nữ tuổi 70 này cho rằng, bà không đặt nhiều vào doanh thu, lợi nhuận mà mong muốn Ba Huân sẽ làm gương đi đầu để doanh nghiệp nông nghiệp khác chuyển đổi theo.
“Việt Nam là nước nông nghiệp, tài nguyên vô giá nhưng người nông dân còn thiệt thòi vì chưa tiếp cận được tiến bộ khoa học công nghệ. Ba Huân muốn làm gương: một doanh nghiệp phát triển từ một bà buôn gánh bán bưng mà còn quyết tâm chuyển đổi số, thì tại sao các doanh nghiệp khác không làm”, bà nói.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhấn mạnh, công nghệ hóa mô hình kinh doanh truyền thống là xu hướng của ngành nông nghiệp trong những năm gần đây. Ngoài việc đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến, thì hiện đại hoá hệ thống quản trị là điều cốt lõi của quá trình chuyển đổi số.
Đặc biệt, ứng dụng giải pháp công nghệ sẽ trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho doanh nghiệp khi tạo ra những bước nhảy vọt về vận hành và kinh doanh. Theo anh, nền nông nghiệp Việt Nam nếu muốn vượt châu Âu cần có công nghệ thông tin. Máy móc có thể mua lại từ châu Âu, nhưng khác biệt chính là công nghệ thông tin. Chuyển đổi số trước hết ở con người. Người Việt Nam luôn có suy nghĩ khác biệt, sáng tạo sẽ là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi số. Chuyển đổi số giúp tăng trưởng ngay trong khó khăn.
"Chuyển đổi số chắc chắn sẽ là động lực giúp Ba Huân có thêm sức mạnh để đi nhanh hơn, tạo nên nhiều cơ hội phát triển hơn cho người nông dân và những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam", anh Bình nói.
Ông Phạm Thành Đại Lĩnh, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số FPT Digital, dẫn chứng với một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu thủy hải sản, bài toán đặt ra là làm thế nào để có thể quản lý nguồn cung một cách ổn định, chất lượng cao và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế.
Do vậy, việc chuyển đổi số ở đây được tập trung trong việc thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu thời gian thực từ vùng nuôi cho đến toàn bộ chuỗi cung ứng để đảm bảo sự ổn định trong hoạt động sản xuất. Toàn bộ dữ liệu này sẽ được phân tích, từ đó đưa ra các dự báo giúp nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp trong toàn bộ chu trình nuôi trồng - chế biến - bán hàng.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp chuyển dịch từ các mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh số, khởi tạo các giá trị mới thông qua sự liên kết chặt chẽ với đối tác, hệ sinh thái, giúp làm giàu và nâng cao giá trị sản phẩm dịch vụ thông qua công nghệ số, hướng tới việc phát triển bền vững.
" alt=""/>Bà “trùm trứng” Ba Huân và mơ ước nông nghiệp số