Thương mại điện tử với phương thức bán hàng đa kênh đã phát triển và trở thành hình thức phổ biến trên thế giới hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Tại Việt Nam,ừavànhỏnắmbắtxuhướngkinhdoanhtrựctuyếnđểtăngcạnokia 7610 5g bán lẻ trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới khi các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước đều hướng đến mô hình bán lẻ đa kênh với khoản đầu tư không nhỏ vào kênh bán lẻ trực tuyến. Đây là lời khẳng định của Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), ông Nguyễn Ngọc Dũng tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại Điện tử Việt Nam 2017 – VOBF. Sự kiện có quy mô toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, dự kiến sẽ được tổ chức hàng năm, quy tụ cộng đồng thương mại điện tử trong và ngoài nước.
Việt Nam, với hơn 54% dân số sử dụng Internet cùng số lượng lớn người sử dụng các thiết bị thông minh được xem là thị trường tiềm năng để phát triển thương mại điện tử. Doanh số thương mại điện tử bán lẻ từ các công ty cho người tiêu dùng (B2C) của Việt Nam năm 2016 đã đạt 5 tỷ USD, chiếm trên 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Trong 5 năm tới, thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 2 con số. Đây là tiềm năng to lớn của thương mại điện tử đối với ngành bán lẻ Việt Nam. Đặc biệt, nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, thương mại điện tử bán lẻ đạt 10 tỷ USD, chiếm tỉ trọng 50% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.
Tuy nhiên, để thương mại điện tử phát triển xứng với tiềm năng sẵn có và thúc đẩy sự phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam thì vẫn còn nhiều khó khăn cần giải quyết. Trong đó, điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp cần đồng nhất thông tin giữa thị trường thực và ảo để xây dựng lòng tin với khách hàng.
Theo báo cáo Global Trust in Advertising 2015 của Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng nhiều nhất vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, theo sau đó là mạng xã hội, video trực tuyến, và banner trực tuyến. Do vậy, để nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về xu thế thương mại điện tử cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng hiện diện trực tuyến và thực hiện tiếp thị trực tuyến, nhiều chuyên gia uy tín đến từ các tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và kinh doanh TMĐT như Google, Nielsen, Facebook, Vietnam Post, Alibaba, Mắt Bão, Verisign… đã được mời đến để chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm của họ tại diễn đàn.