Với một tòa nhà 40 tầng với khoảng 28.000m2 cửa kính, con người mất tới 2 tháng rưỡi để lau dọn thì robot này chỉ mất 1 tuần.
" alt=""/>Công nghệ thứ 7: Microsoft 'dứt tình' với Huawei, máy tính nhiễm siêu virus giá triệu USDTheo SCMP, từ sau động thái của Mỹ, nhiều người dùng điện thoại Huawei đã bán máy của họ với giá rẻ trên các trang thương mại điện tử vì sợ chúng không dùng được dịch vụ Google trong tương lai.
Ngày 29/5, Giám đốc pháp lý của Huawei, ông Song Liuping khẳng định lệnh cấm này sẽ dẫn đến một tiền lệ nguy hiểm. Ông Song cũng cho biết bước đi của Mỹ sẽ làm ảnh hưởng tới hơn 1.200 nhà cung cấp của Huawei.
Liu thì lo ngại lệnh cấm của Mỹ thậm chí khiến cho các nhà cung cấp chip của Mỹ dừng hợp tác với mọi công ty công nghệ Trung Quốc. Nếu điều đó xảy ra, công ty của anh khó mà tồn tại được, bởi phần lớn khách hàng của công ty này là các hãng smartphone Trung Quốc.
Công ty của Liu chỉ là một trong nhiều doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng khi đứng giữa làn đạn của chiến tranh công nghệ. Họ thường phụ thuộc vào đơn hàng từ các công ty lớn như Huawei để duy trì kinh doanh, nên mất đi bất kỳ khách hàng nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của công ty.
Chuỗi cung ứng sẽ dịch chuyển
Nhiều nhà bình luận cho rằng lệnh cấm của Mỹ có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ, khi Trung Quốc buộc phải cải tiến và tự chủ về công nghệ.
“Chúng ta có thể thấy thế giới rồi sẽ từ từ chia thành các cực về công nghệ, với đặc trưng cả phần cứng và phần mềm khác nhau”, ông Christopher Balding, giáo sư tại đại học Fulbright Việt Nam nhận xét.
Ông Balding cho rằng những công ty như Foxconn, đối tác gia công lớn nhất của Apple tại Trung Quốc, có thể sản xuất thiết bị ở Ấn Độ cho khách hàng quốc tế, và sản xuất tại Trung Quốc cho khách nội địa.
Nhiều công ty như Foxconn có thể lựa chọn đa dạng hóa chuỗi cung ứng để không phụ thuộc vào Trung Quốc. Ảnh: 9to5Mac |
Những viễn cảnh như vậy có thể gây ra sự chia rẽ đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Một số công ty Mỹ bắt đầu tính đến chuyện xây dựng chuỗi cung ứng tại Trung Quốc chỉ dành riêng cho thị trường Trung Quốc, trái với hình ảnh “công xưởng thế giới” trước đây của đất nước này.
MHD, một công ty cung cấp phụ kiện tại Đông Quản cảm nhận rõ sức ép này. Họ chủ yếu sản xuất sạc và các bộ chuyển đổi cho khách hàng Mỹ. Trong tháng qua, số đơn hàng đã giảm mạnh sau khi căng thẳng thương mại gia tăng.
“Nhiều khách hàng Mỹ đã bỏ đi vì chúng tôi là công ty Trung Quốc”, một nhân viên kinh doanh tên Yan của MHD chia sẻ. Cô Yan cho biết khách hàng đã đi tìm các nguồn hàng mới tại Ấn Độ và Việt Nam.
Phụ kiện của MHD nằm trong danh sách các sản phẩm Trung Quốc bị đánh thuế nặng nhất. Ngoài ra, khách hàng cũng không muốn chịu rủi ro từ căng thẳng chính trị.
“Hiện tại, chúng tôi vẫn đang làm nốt vài đơn hàng, nhưng khoảng 1-2 tháng nữa tôi không nghĩ chúng tôi sẽ có nhiều việc để làm”, Yan nói. Cô cũng cho biết công ty của mình chưa có kế hoạch phụ và giữ lại công nhân như thế nào.
Các công ty lo ngại đối tác Mỹ quay lưng khiến cho công nhân không còn việc làm. Ảnh: New York Times |
Ở phía ngược lại, các công ty Mỹ sẽ phải cân nhắc lại hoạt động tại Trung Quốc, nhất là với các công ty từ lâu bị chính phủ Trung Quốc làm khó.
“Các công ty Mỹ từ lâu đã khó chịu với các thủ tục kiểm tra, chuyển đổi công nghệ và liên kết mà họ buộc phải chấp nhận khi vào Trung Quốc. Họ phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí trong việc phụ thuộc hoàn toàn vào chuỗi cung ứng Trung Quốc”, cô Zhong Rui thuộc viện nghiên cứu Mỹ - Trung Kissinger nhận xét.
Remo Technology, công ty sản xuất camera giám sát có AI tại Thâm Quyến, cho biết họ phải chuẩn bị cho tương lai không có công nghệ Mỹ. CEO Remo, ông Liu Bo chia sẻ công ty này đang thay thế dần sản phẩm Mỹ bằng sản phẩm Trung Quốc.
“Lúc này chúng tôi cũng cố gắng tích lũy linh kiện Mỹ để đảm bảo đủ linh kiện vận hành trong thời gian tới. Tuy nhiên là công ty khởi nghiệp, chúng tôi cũng phải chú ý đến dòng tiền và không thể tích lũy quá nhiều”, ông Liu Bo cho biết.
Với lệnh cấm từ Mỹ, các công ty Trung Quốc sẽ phải đẩy mạnh nỗ lực tự nghiên cứu và làm chủ công nghệ. Đây có thể là mục tiêu khả thi đối với các công ty bán dẫn Trung Quốc, dù phải mất nhiều năm.
“Trung Quốc có thị trường 1,3 tỷ dân, kinh tế có định hướng, nên khả năng họ tự xây dựng được chuỗi cung ứng cao hơn Mỹ, một nước chủ trương thị trường tự do”, giáo sư Wong Kam Fai tại khoa kỹ thuật, đại học Trung Văn Hong Kong nhận xét.
Dù vậy, SCMP nhận định việc tồn tại thêm vài năm với những công ty nhỏ cũng là rất khó khăn.
“Chúng ta không thể dự đoán lúc nào chiến tranh thương mại mới kết thúc, nhưng hi vọng là sớm thôi bởi đây là hoàn cảnh cả 2 bên đều thiệt hại. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và hi vọng là công ty mình không bị ảnh hưởng quá nhiều”, Daniel, nhân viên tại một công ty Nhật cung cấp linh kiện cho Huawei chia sẻ.
Theo Zing/SCMP
Bị Huawei bỏ xa trong cuộc đua 5G cùng những lo ngại về an ninh, Mỹ và các đồng minh đang tìm mọi cách để hạn chế tầm ảnh hưởng của công ty Trung Quốc.
" alt=""/>Chiến tranh công nghệ có thể là dấu chấm hết cho nhiều công ty TQTính năng này, được chính Giám đốc OverwatchJeff Kaplan giới thiệu trong đoạn video phát triển game, đã được xác thực. Và nó cung cấp tùy chọn giúp game thủ tránh trở thành đồng đội của một người chơi nào đó dựa trên những gì họ đang làm mà bạn cảm thấy không thích – nhưng không hề liên quan đến hệ thống report in-game.
Tính năng mới mẻ này dành cho “khi bạn cảm thấy thất vọng với đồng đội nhưng không nhất thiết là hành vi đáng report”, theo Jeff Kaplan.
Tưởng tượng rằng, trong một trận đấu Overwatch, khi có ai đó liên tục đòi hỏi bạn đổi hero hoặc làm gì đó khác biệt hay ý kiến với bất cứ hành động gì bạn đang thực hiện…nhưng không quá tiêu cực. Jeff Kaplan đã đưa một tình huống như thế để làm ví dụ minh họa cụ thể nhất để bạn đưa ra quyết định sử dụng “Avoid as Teammate”.
Bạn có thể “né” hai người chơi khác tối đa trong vòng bảy ngày. Cũng theo Jeff Kaplan, bạn vẫn có thể nhìn thấy người chơi đó ở team địch, nhưng họ không thể hiện diện với tư cách là đồng đội trong một tuần lễ đó.
Khi thời gian tránh né kết thúc, họ sẽ bị loại ra khỏi danh sách “đen” của bạn. Nhưng họ vẫn có thể bị đưa vào danh sách này bất cứ lúc nào.
Danh sách của “Avoid as Teammate” có thể ảnh hưởng tới thời gian matchmaking bởi Overwatchsẽ cố gắng tìm các trận đấu dựa theo nó. Jeff Kaplan cho biết, nó sẽ không phải là vấn đề với những trận đấu thuộc mid-tier nhưng thời gian để tìm ra các trận đấu high-tier có thể sẽ lâu hơn trước.
Đại diện của Blizzard cũng lưu ý rằng, nếu một game thủ Overwatchbị quá nhiều người chơi đưa vào danh sách “Avoid as Teammate” thì trong suốt một tuần lễ đó, họ sẽ mất nhiều thời gian tìm trận đấu hơn bởi hệ thống khó lòng tìm ra những người đồng đội thích hợp.
Những nỗ lực của Blizzard nhằm hạn chế tình trạng toxic in-game đang được tiếp diễn thông qua tính năng mới mẻ này. “Avoid as Teammate” hiện đang được thử nghiệm trên PTR và sẽ được đưa lên các servers chính thức khi nó hoàn thiện.
Overwatchcũng từng có tính năng “Avoid Player” cách đây hai năm. Nhưng game thủ lại quá lạm dụng nó dẫn tới nhiều người chơi có ý thức tốt vẫn bị cô lập.
“Cũng như tất cả các hệ thống của chúng tôi, chúng tôi đang rất chú ý (tới nó)”, Jeff Kaplan kết lại đoạn video cập nhật lộ trình phát triển Overwatch. “Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ thích thú khi có nhiều quyền kiểm soát trải nghiệm Overwatch hơn trước. Và chúng tôi đang tiếp tục đem tới những tính năng cho bạn để bạn tự tạo ra chính xác trải nghiệm mà mình mong muốn.”
Chịu (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Overwatch thêm tùy chọn mới giúp người chơi ‘né’ những đồng đội không mong muốn