Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê ven biển,ọcsinhHuếphátminhrađiệntừnănglượngsóngbiểtrưc tiep bong da hằng ngày được tiếp xúc, vui đùa bên những cơn sóng đã giúp các em nhận ra được tiềm năng mà những cơn sóng biển mang lại, nếu chúng ta biết khai thác nó.
Chia sẻ với chúng tôi, em Trương Thị Tin kể: “Từ nhỏ chúng em thường xuyên ra biển chơi và cùng nô đùa bên những cơn sóng. Biển như là người bạn cùng em lớn lên theo năm tháng. Sau này, khi đi học và bắt đầu tìm hiểu về những cơn sóng biển, chúng em phát hiện ra rằng trong quá trình hoạt động, sóng biển tạo ra rất nhiều dạng năng lượng có thể sử dụng để biến thành điện năng”.
Mặc dù, nước ta có đường bờ biển trải dài theo chiều Bắc – Nam, nhưng độ cao sóng biển không cao. Nên, việc khai thác thế năng do chênh lệch mức nước không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, chúng em đã chọn phương án khai thác động năng của sóng biển để biến đổi thành điện năng phục vụ cuộc sống, em Đoàn Trọng Thành giải thích.
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, các em cũng đã chế tạo thành công hệ thống “Phát điện bằng nguồn năng lượng sóng biển”, với cấu tạo đơn giản gồm một tấm hứng sóng, hệ thống bánh răng, bánh đà, giá đỡ, bình ắc quy, khung sắt…
Khi hoạt động, tấm hứng sóng sẽ là nơi thu lấy động năng từ sóng biển. Động năng của sóng biển thu được sẽ tác động trở lại bộ phận thu động năng làm quay bánh răng 1. Bánh răng 1 sẽ truyền chuyển động qua bánh răng 2, vì được thiết kế lớn hơn nên bánh răng 2 có số vòng chuyển động nhiều hơn bánh răng 1. Sau đó, bánh răng 2 sẽ truyền chuyển động cho máy phát điện. Bánh đà được gắn với bánh răng 2 sẽ làm cho máy phát điện quay được lâu hơn. Dòng điện tạo ra từ máy phát điện được đưa vào mạch sạc để nạp điện cho ắc quy cấp điện cho phụ tải bên ngoài.