Chồng thất nghiệp, mẹ ép con dâu chi 30 triệu lo Tết Chưa đầy 2 tháng nữa là hết năm, chồng thất nghiệp mấy năm nay, lương tôi làm công nhân cộng cả thưởng Tết chỉ vỏn vẹn 7 triệu. Vậy mà mẹ chồng đã lên kế hoạch sắm sửa, bắt tôi chi hơn 30 triệu để lo Tết cho gia đình… " width="175" height="115" alt="Mối tình 15 năm đắng chát bên sàn nhảy" />
Mối tình 15 năm đắng chát bên sàn nhảy
2025-01-19 08:36
- “Khi ở Nhật, tôi cứ nghĩ chỉ cần chăm chỉ làm ăn, gom góp tiền rồi gửi về cho gia đình là tròn nghĩa vụ. Không ngờ, khi có tiền ở nhà lại nảy sinh lắm chuyện đau đầu”, anh Tô Văn Hưng, công nhân XKLĐ tại tỉnh Wakayama, Nhật Bản, tâm sự.Anh Hưng cho biết: “Khi quyết định nộp hồ sơ đi Nhật Bản, tôi đã lường trước những khó khăn, mâu thuẫn có thể xảy ra ở nhà. Tuy nhiên, bố mẹ, anh em, vợ con đã động viên tôi rất nhiều. Trước ngày đi, cả gia đình tôi có buổi họp mặt. Bố mẹ tôi hứa sẽ giữ gìn sức khỏe, yêu thương đùm bọc và chăm sóc vợ con tôi để tôi yên tâm làm việc. Vợ tôi cũng hứa sẽ chăm sóc, lo toan cho gia đình chồng như khi có tôi ở nhà. Bởi vậy, tôi rất yên tâm ra đi nhưng thực tế luôn có những tình huống bất ngờ", anh Hưng nói.
| Anh Hưng, anh Quang đều đang lao động tại Nhật, chấp nhận xa nhà vài năm để lo cho gia đình cuộc sống tốt hơn. Ảnh: FBNV |
Lúc anh Hưng mới đi, vợ anh và bố mẹ rất hòa thuận. Nhưng khi anh bắt đầu tích cóp được tiền gửi về thì mâu thuẫn gia đình bắt đầu nảy sinh. “Mỗi khi gửi tiền về, tôi đều dặn vợ trích ra một ít để biếu bố mẹ hai bên. Vợ tôi cũng làm theo nhưng lại không công bằng. Cô ấy biếu bố mẹ vợ hai phần thì biếu bố mẹ tôi một phần. Ở quê, nhà bố mẹ vợ và bố mẹ tôi chỉ ở cách nhau 3 km. Mỗi lần vợ tôi mang biếu tiền, các cụ đều khoe với hàng xóm. Dần dần chuyện vợ tôi biếu bố mẹ chồng bao nhiêu, biếu bố mẹ đẻ bao nhiêu đều đến tai bố mẹ hai bên”, anh kể. Bố mẹ vợ được biếu nhiều hơn thì phấn khởi nhưng bố mẹ anh Hưng thì phật lòng. Mẹ anh gọi điện cho anh, nói bóng gió nhưng anh Hưng không hiểu nên không góp ý với vợ. Từ đó, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu cứ ngày càng lớn dần. Cứ vài ngày, mẹ anh lại điện thoại cho anh, bà trách vợ anh không biết đường ăn ở. Vợ anh Hưng cũng cũng "tố" lại, kể chuyện mẹ chồng hay để ý soi mói con dâu. Lần tiếp theo anh gửi tiền về, mẹ anh Hưng đã gọi điện chửi anh té tát. Bà nói bằng giọng giận dỗi chuyện vợ anh luôn coi trọng nhà ngoại nên biếu nhà ngoại nhiều hơn. “Lúc đó, tôi mới giật mình hiểu ra mọi chuyện. Tôi điện cho vợ khuyên vợ nên khéo léo và công bằng hơn để bố mẹ không phải nghĩ ngợi. Tuy nhiên, vợ tôi gào lên, cô ấy giải thích cho việc biếu ít biếu nhiều là vì ông bà ngoại luôn giúp đỡ mẹ con cô ấy. Cái gì ông bà cũng mang cho cháu trong khi bố mẹ chồng thì không. Đã vậy, cô ấy cho rằng, bố mẹ chồng lại hay soi mói và nói xấu con cái… Hôm qua, chỉ vì chuyện biếu ít biếu nhiều, bà còn định tát vào mặt con dâu khi con dâu cầm tiền đến biếu. Tôi nghe xong và nói, chuyện tiền nong rất nhạy cảm, bố mẹ hai bên ở gần nhau nên phải cư xử khéo léo và công bằng. Có như vậy các cụ mới không tự ái… Vợ tôi ban đầu không nghe, cô ấy giận lây sang mẹ chồng chuyện bà tị nạnh tiền nong với con trai. Vì thế, tôi mệt mỏi và đau đầu vô cùng. Một thời gian sau, vợ tôi cũng dần thay đổi...”, anh Hưng trải lòng. Cùng cảnh đau đầu vì chuyện tiền nong gửi về, anh Nguyễn Minh Quang (công nhân XKLĐ tại tỉnh Aichi, Nhật Bản) thì khổ sở vì bị vợ phát hiện chuyện gửi tiền riêng cho bố mẹ mình. Anh Quang kể: “Gia đình tôi khó khăn, bố mẹ tôi lại đang nuôi 2 em ăn học (một em học đại học, một em học cấp ba). Vì thế, mỗi lần gửi tiền về cho vợ, tôi dặn vợ biếu bố mẹ và cho các em chút tiền học phí. Tuy nhiên vợ tôi không nghe. Tôi gửi về bao nhiêu, cô ấy gom tất cả lại và mang đi gửi tiết kiệm. Nghĩ thương bố mẹ và không muốn vợ nghĩ ngợi, thỉnh thoảng, tôi gửi vào tài khoản em gái cho mẹ tôi 2 - 3 triệu để mẹ chi tiêu. Gửi đến lần thứ 3 thì vợ tôi phát hiện. Cô ấy điện thoại cho tôi làm ầm ĩ và nhìn bố mẹ tôi với con mắt coi thường. Từ đó, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, vợ chồng cứ nổ ra liên tiếp". “Tôi ở xa vừa vất vả làm việc vừa đau đầu vì mâu thuẫn gia đình. Sau này, tôi phải rút ra kinh nghiệm cho mình, sử dụng đồng tiền cũng phải khéo léo để không phật lòng ai”, anh Quang nói thêm. Bàn về chuyện khó xử của anh Hưng và anh Quang, Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thanh Hà, Tổng đài tư vấn tâm lý 1088 cho rằng, cả 2 anh đều có ý rất tốt và biết nghĩ cho gia đình, vợ con. Tuy nhiên cách xử lý của cả hai anh chưa dứt khoát và khéo léo nên dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có. Ở trường hợp của anh Quang, nếu muốn gửi tiền cho mẹ, anh có thể bàn bạc với vợ và nói thẳng với vợ rằng, đó là trách nhiệm của anh với bố mẹ và các em. Tuy nhiên khi gửi tiền cho bố mẹ đẻ, anh cũng nên có trách nhiệm và quan tâm đến gia đình vợ. Sẽ không có người vợ nào có thể có ý kiến nếu như cách cư xử của anh công bằng giữa hai bên nội ngoại. Đối với trường hợp của anh Hưng, có thể hiểu, bố mẹ anh thấy tự ái và tủi thân thế nào khi đồng tiền của con trai gửi về luôn được con dâu ưu ái gia đình bên ngoại. Vì thế, trong trường hợp này, anh Hưng cũng đáng trách vì anh đã quá vô tâm, không hỏi han rõ ràng chuyện biếu xén bố mẹ hai bên. "Tiền nong là chuyện rất nhạy cảm, vì thế, ứng xử với nó phải khéo khéo. Nếu không, mâu thuẫn xảy ra là chuyện đương nhiên”. |
Nước mắt mặn chát của người Việt sau đồng lương nghìn đô ở Nhật" alt="Nhà chồng, nàng dâu bất hòa vì bọc tiền con trai đi Nhật gửi về" width="90" height="59"/>
Nhà chồng, nàng dâu bất hòa vì bọc tiền con trai đi Nhật gửi về
Lần đầu tiên ăn Tết ở nhà con trai, tôi có cảm giác như mình là một người thừa, một cái gai và là một bà lão tâm thần trong mắt con dâu.Tết Nguyên đán đã trôi qua nhưng nỗi buồn của một cái Tết không trọn vẹn vẫn ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Tôi vốn là giáo viên cấp 3 ở một tỉnh lẻ và về hưu được 5 năm. Vợ chồng tôi hiếm hoi, chỉ sinh được một cậu con trai. Sau khi tốt nghiệp đại học, cháu ở lại Hà Nội làm việc và kết hôn với một cô gái cùng công ty. Lương của hai vợ chồng các con chỉ đủ ăn nhưng ông bà thông gia bên nhà gái lại khá giả. Lúc con dâu tôi chuẩn bị sinh con đầu lòng, ông bà ấy cho con trai và con dâu tôi một căn hộ chung cư 70 m2. | Ảnh: Lamentees Maravillosa |
Vợ chồng tôi cũng muốn lo cho các con nhưng đồng lương eo hẹp nên chỉ gom góp được 150 triệu để con sửa sang nhà cửa và mua một vài món đồ nội thất. Sửa sang nhà cửa xong xuôi, Tết vừa rồi, con trai tôi bảo bố mẹ lên Hà Nội đón Tết. Sợ cháu nhỏ về quê mỏi mệt ốm đau, vì thế hai vợ chồng tôi đã chiều các con lên Hà Nội ăn Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, mới lên Hà Nội ở cùng ít hôm, giữa tôi và con dâu đã có những bất đồng. Cháu cứ hục hặc với tôi khi tôi không nghe theo lời nhắc nhở của cháu. Đó là vào ngày 27 Tết, tầng chung cư của các con tổ chức tiệc tất niên, hai vợ chồng tôi cũng tham gia. Trong bữa tiệc ấy, tôi có quen với vài người trạc tuổi. Vì thế sau buổi liên hoan, tôi thường xuyên sang nhà các bà ấy trò chuyện vui vẻ. Mỗi lần tôi đến nhà, các bà ấy rất niềm nở, chuyện trò thoải mái. Họ còn lấy đồ ăn thức uống trong nhà ra mời tôi và cho tôi cầm về. Lúc tôi về, họ còn hẹn tôi thường xuyên đến chơi và trò chuyện cho vui vẻ. Tôi nghĩ, tuổi già gặp được một vài người bạn là quý vô cùng nên lúc rảnh rỗi thường xuyên đến nhà này nhà kia. Con dâu tôi thấy vậy bực ra mặt. Cháu bảo, người thành phố không như người nhà quê. Họ thấy phiền vì người lạ vào nhà…Tuy nhiên, tôi không nghĩ thế. Tôi bảo cháu, dù ở đâu, thời đại nào thì cũng nên có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm. Vả lại, tôi sống ở nhà quê cũng quen cái văn hóa ở nhà quê, ra cửa nhìn thấy nhau không chào không hỏi, cảm giác không hay chút nào. Nhưng rồi, hôm mùng 2 Tết, tôi và con dâu đi chùa. Vừa ra đến thang máy, tôi gặp một cặp mẹ con. Người mẹ trạc tuổi tôi, cô con gái thì trẻ hơn con dâu tôi vài tuổi. Họ ăn mặc sang trọng, chải chuốt và xách một túi quà đi chúc Tết. Thấy thế, tôi nhanh nhảu chào hỏi. Tuy nhiên hai mẹ con họ khinh khỉnh quay đi và không ai trả lời. Xuống đến tầng hầm, con dâu dắt xe ra thì chiếc xe chết máy. Thế là hai mẹ con tôi phải quay về. Vừa vào đến nhà, con dâu tôi đóng sầm cửa lại. Cháu quắc mắt lên và đay nghiến tôi. Cháu bảo: “Bà nhà quê lắm bà biết không? Con đã nói, ở đây, không quen biết gì thì đừng tỏ ra thân quen mà bà không nghe. Hỏi làm gì để người ta khinh?”. Tôi nghe con nói, nhìn thái độ của con mà ngỡ ngàng. Tôi không nghĩ, con dâu tôi có ăn học đoàng hoàng lại nói năng như vậy. Vì thế tôi đã giận mà bỏ vào phòng. Hôm sau, tình cờ đi tập thể dục về, tôi nghe thấy con dâu tôi nói chuyện điện thoại trong phòng. Lúc đó, tôi mới thực sự sửng sốt. Qua điện thoại với ai đó, cháu gọi tôi bằng những cái tên rất khủng khiếp, nào là bà già nhà quê, bà già tâm thần, nhìn thấy ai cũng chào hỏi, ai nói gì cũng tin khiến người ta cười vào mặt nó … Tôi nghe xong, phải ngồi xuống ghế để cố trấn an bản thân rồi mới có thể tỏ ra không có chuyện gì. Tuy nhiên, cháu vẫn luôn khó chịu với những cử chỉ, hành động của tôi. Đến mấy hôm sau thì tôi có cảm giác cháu muốn đuổi vợ chồng tôi về quê lắm rồi… Cuối cùng lấy lý do ở chung cư chật chội, bí bức tôi đòi ông nhà tôi đưa về quê. Trong lòng tôi buồn không thể tả xiết. Có phải tôi đã già nên cổ hủ và nhạy cảm quá? Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên để tôi biết mình đang sai ở đâu mà chỉnh sửa. Tôi không muốn thấy cảnh mẹ chồng nàng dâu hục hoặc vì gia đình tôi vốn đã neo người. Mẹ chồng sáng sáng chặn cửa, 'soi' quần áo con dâuMẹ chồng tôi là một nhà giáo, bà về hưu đã gần 20 năm. Thời của bà, mọi thứ đều phải “khuôn vàng, thước ngọc”, con dâu phải luôn đảm đang, "xuất giá tòng phu". " alt="Tâm sự: con dâu chê mẹ chồng “Bà nhà quê lắm bà có biết không?”" width="90" height="59"/>
Tâm sự: con dâu chê mẹ chồng “Bà nhà quê lắm bà có biết không?”
Luôn có một người thầy sẵn lòng mang đến cho trẻ những bài học quý báu ngoài sách vở mà cha mẹ… không hề hay biết. Đó chính là thiên nhiên.Bài học quý vượt ra ngoài trang sách Cuối năm 2004, thế giới từng vỡ òa ngưỡng mộ khi nhắc đến Tilly Smith - cô bé 10 tuổi đã cứu sống gần 100 du khách tại bãi biển Maikhao thuộc khu du lịch Phuket (Thái Lan) nhờ bé phát hiện được dấu hiệu của cơn sóng thần khủng khiếp ngày 26/12/2004. Khi thấy màu nước biển đột nhiên thay đổi, có những quả bóng nước lớn sủi lên, cô bé 10 tuổi đã chạy đi quả quyết với mẹ rằng thầy môn địa lý của bé đã dạy đó là dấu hiệu của một trận động đất và có thể gây ra những cơn sóng thần. Thông báo kịp thời của bé không chỉ cứu được gia đình, mà cứu được cả trăm người khác. Điều kỳ diệu ấy hẳn không thể có được nếu Tilly Smith hàng ngày chỉ… dán mắt vào thiết bị điện tử mà không có cơ hội tận mắt quan sát từng biến đổi rất nhỏ của thiên nhiên. Trái ngược với câu chuyện về Tilly, một khảo sát trên kênh TV Eden, thực hiện với 2.000 trẻ em từ 8-12 tuổi tại Anh mới đây “khám phá”: Tỷ lệ trẻ em biết tên nhân vật trong bộ phim nổi tiếng thậm chí còn… nhiều hơn tỷ lệ trẻ biết một con chim cú! | Thiên nhiên với đầy ắp những điều sống động là người thầy ưu việt khơi gợi mọi cảm xúc, trang bị kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn cho trẻ |
Các thiết bị công nghệ và lịch học quá tải đã “cản đường” trẻ nô đùa, tiếp xúc với thiên nhiên. Trong khi đó, thiên nhiên lại là chiếc cầu nối để trẻ tự trải nghiệm một thế giới rộng lớn và sống động hơn rất nhiều so với tiếp xúc qua màn hình hay trang giấy. Những trải nghiệm này sau đó thúc đẩy một loạt các phản ứng thích nghi để gợi trí tò mò, óc quan sát, sự suy xét, thăm dò, giải quyết vấn đề và tính sáng tạo. Đặc biệt, thiên nhiên chính là bậc thầy dạy trẻ kỹ năng sinh tồn và các kiến thức an toàn mà cha mẹ không thể ngờ tới. Người thầy thiên nhiên còn dạy trẻ cách quan tâm đến mọi vật, mọi người ở quanh mình và cả cách yêu thương từng bông hoa, từng chồi cây, từng con vật ở xung quanh. Nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong con Nhiều bậc cha mẹ hình dung “tiếp xúc với thiên nhiên” nghĩa là trẻ được đi biển, leo núi, đi rừng, về nông thôn… Nhưng thật ra, cơ hội cho trẻ em tiếp xúc với thiên nhiên còn hiện hữu trong chính ngôi nhà thân thương, chính các công việc nhà và các hoạt động vui chơi gần gũi dịp cuối tuần. Ví dụ cha mẹ có thể cho trẻ tự trồng một ít giá đỗ ngay trong chậu cây, khuyến khích con sắp xếp từng loại rau củ cùng với mẹ hay chỉ đơn giản là cùng mẹ phơi quần áo để cảm nhận về các quy luật thời tiết. Khi ấy, thiên nhiên trong mắt con chính là những cây rau vươn mình lớn lên dưới bàn tay chăm sóc nhỏ bé của con, là cái nắng gắt ngày hè giúp quần áo của cả nhà mau khô, là những cánh hoa xinh xắn khoe mình bên cửa sổ hay những loài sinh vật nhỏ bé bò lên trên luống rau của mẹ sau cơn mưa ngày hè. | Ngay trong ngôi nhà thân thương, mẹ vẫn có thể mang đến cho con cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên an toàn |
Song hành cùng bố mẹ trên chặng đường giúp bé tiếp xúc với thiên nhiên trong chính ngôi nhà còn có rất nhiều “người bạn” - đó là những sản phẩm thơm mát, an toàn, gần gũi thiên nhiên mà mẹ nên ưu tiên sử dụng. Ví dụ như khi hướng dẫn bé cách rửa chén, mẹ đã có Sunlight Thiên Nhiên - dòng sản phẩm mới, chứa chiết xuất thiên nhiên từ trà trắng, muối khoáng & chanh rồi nhé. Sản phẩm dịu nhẹ với da tay, an toàn cho chính bé khi bé tập cùng mẹ học cách chuẩn bị những bữa cơm thanh lành. Khi tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, trẻ sẽ học hỏi được rất nhanh. Và cha mẹ đừng quên, mọi thành công của bé về sau phụ thuộc rất nhiều vào các kỹ năng sống nhuần nhuyễn bé tích lũy từ người thầy thiên nhiên vĩ đại! “Sunlight - Ngôi Nhà Thiên Nhiên” - sân chơi cuối tuần cho bé Nhãn hàng Sunlight mang đến cho cho bé cơ hội học hỏi những kiến thức đầy sinh động thông qua việc vui chơi ngoài trời, tiếp xúc với thiên nhiên, đồng thời giúp bố mẹ tìm hiểu cách thức an toàn để tạo điều kiện cho con gần với thiên nhiên ngay trong ngôi nhà của mình tại ngày hội “Sunlight - Ngôi Nhà Thiên Nhiên”. Sân chơi diễn ra vào ngày 25-26/3/2017 tại trung tâm thương mại Vincom Royal City (Hà Nội) và 1-2/4/2017 tại Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng). Bên cạnh các trò chơi ngoài trời thú vị dành cho bé, bố mẹ cũng sẽ được giao lưu, trực tiếp xem các gia đình Hồng Đăng và gia đình Thúy Hạnh tham gia các thử thách tại ngày hội đồng thời tham quan Bồn rửa chén lớn nhất Việt Nam được ghi vào sách kỷ lục Guinness/ Theo dõi thông tin chi tiết về ngày hội qua fanpage chính thức: www.facebook.com/SunlightVN |
Thanh Triết " alt="Thiên nhiên, người thầy vĩ đại bị lãng quên" width="90" height="59"/>
Thiên nhiên, người thầy vĩ đại bị lãng quên
关注微信公众号,了解最新精彩内容
|
|