Ở Czech, Giáng sinh là dịp đặc biệt đối với những cô gái độc thân. Họ tin rằng, nếu đứng quay lưng vào cổng nhà và ném giày qua vai thì sẽ biết được chuyện tình yêu của mình trong năm mới. Nếu mũi giày quay vào cửa chính, cô gái đó sẽ tìm được một nửa của mình. Trong trường hợp mũi giày quay ra ngoài, nhân vật chính sẽ tiếp tục độc thân. Ảnh: Unsplash.
Vào đêm Giáng sinh, người Ba Lan có phong tục chia “bánh thánh". Thông thường, chủ nhà sẽ chia bánh cho các thành viên trong gia đình. Sau khi nhận bánh, họ xin lỗi và chúc nhau những điều tốt đẹp. Loại bánh này có tên là Oplatek. Ảnh: An_jurinova.
Cây thông Giáng sinh ở Ukraine thường được trang trí bằng rất nhiều mạng nhện. Người Ukraine tin rằng nếu trang trí mạng nhện lên cây thông, gia đình họ sẽ gặp nhiều may mắn và tài lộc khi năm mới đến. Ảnh: Pháp Luật Plus.
Người Phần Lan tin rằng đêm Giáng sinh là lúc linh hồn của người chết sẽ lên giường họ để nghỉ ngơi. Vì thế, nhiều người sẽ chọn cách ngủ trên sàn nhà trong những ngày này. Ảnh: Haps Korea.
Vào đêm Giáng sinh tại Na Uy, người ta thường giấu tất cả các loại chổi trước khi đi ngủ vì họ tin rằng đây là thời điểm những linh hồn quỷ dữ và phù thủy đến với thế giới loài người. Ảnh: Unsplash.
Đồi thánh giá bí ẩn với trăm nghìn biểu tượng tôn giáo kỳ lạ ở Bắc Âu
Nằm ở Lithuania, quốc gia đông bắc châu Âu, đồi thánh giá Kryziu Kalnas với nguồn gốc đầy bí ẩn hiện là địa điểm linh thiêng nổi tiếng, thu hút nhiều tín đồ lẫn du khách ngoại đạo.
Hẻm nhỏ chật chội đến phố lớn Sài Gòn huyền ảo đón lễ Giáng sinh
Mừng lễ Giáng sinh, các nhà thờ, xóm đạo ở TP Hồ Chí Minh được trang hoàng với đủ sắc, từ những ngõ hẻm chật chội đến các con đường lớn đều tràn ngập ánh sáng lung linh kỳ ảo.
" alt="Những phong tục Giáng sinh kỳ lạ trên thế giới" />
Yu Ram gia nhập làng billards chuyên nghiệp từ năm 2008 và nhanh chóng gặt hái nhiều thành công. Cô từng xếp thứ 3 tại giải WPBA US Open 2008, giành chức vô địch Galveston World Classic 2009, HCV ở Đại hội thể thao trong nhà Asian Indoor Games 2009 tổ chức ở Việt Nam.
Tay cơ 32 tuổi sinh ra trong gia đình có truyền thống thể thao. Chị gái của cô - Cha Bo Ram - cũng là một cơ thủ giành nhiều danh hiệu, khá nổi tiếng tại Hàn Quốc. Trước khi gắn bó với bộ môn billiards, Yu Ram từng chơi tennis và cũng đạt nhiều thành tích đáng nể.
Ngoài thành tích thể thao ấn tượng, Yu Ram còn được chú ý bởi gương mặt xinh đẹp cùng thân hình chuẩn người mẫu của mình. Nữ cơ thủ thường xuyên xuất hiện trên trang bìa tạp chí Maxim và nhận nhiều lời mời quảng cáo từ các nhãn hiệu làm đẹp, thời trang.
Năm 2015, Yu Ram lên xe hoa cùng nhà văn Lee Ji Sung sau thời gian dài hẹn hò. Đôi trai tài gái sắc khiến nhiều người ghen tỵ bởi mối tình lãng mạn. Sau khi lập gia đình, tay cơ Hàn Quốc tạm dừng sự nghiệp để tập trung lo cho tổ ấm nhỏ.
Hiện tại, Yu Ram có hai con nhỏ. Sau vài năm ở nhà chăm sóc con cái, mới đây, cô đã trở lại luyện tập và thi đấu một số giải trong nước.
Ở tuổi 32, Yu Ram được nhiều người khen ngợi ngày càng xinh đẹp, trẻ trung đúng như biệt danh "mỹ nhân không tuổi" fan dành tặng cho cô. Trên trang cá nhân, nữ cơ thủ khiến dân mạng ngưỡng mộ khi thường khoe ảnh hạnh phúc bên chồng và các con.
Cô gái Hà Nội xinh đẹp nhận chăm sóc bé gái ốm đau
Nhìn cô bé bệnh tật, không được đi học, Thùy Linh rất thương. Cô giáo mầm non đã quyết định đưa em về nhà mình để chăm sóc, dạy học.
" alt="Nữ cơ thủ Hàn Quốc được mệnh danh là mỹ nhân không tuổi" />
Duy Mạnh bảnh bao trong bộ vest cùng mẹ (phải) chụp ảnh với các khách mời. Ảnh: Nguyễn Thảo
Đình Trọng xuất hiện tại đám cưới. Ảnh Zing
Bố mẹ của cầu thủ Quang Hải. Ảnh Zing
Các cầu thủ cùng hát ca khúc 'Vì anh thương em' để chúc mừng cho đám cưới của Duy Mạnh - Quỳnh Anh.
Văn Quyết, Đức Huy (thứ 2 và 3 từ trái sang) hát ca khúc 'Vì anh yêu em' để chúc mừng đám cưới Duy Mạnh. Ảnh: Nguyễn Thảo
Được biết, tiệc cưới trưa ngày 9/2 tại nhà Duy Mạnh dự kiến sẽ có 150 mâm cỗ với thực đơn lên đến 17 món.
Không gian tiệc cưới tại nhà trai tối 8/2.
Theo chia sẻ của một thành viên trong gia đình Duy Mạnh, tiệc cưới cùng nhà gái tổ chức tối 9/2 ở khách sạn lớn tại Hà Nội sẽ có sự tham dự của HLV Park Hang Seo, các nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Hoàng Bách…
Tiết lộ về những con số 'khủng' trong đám cưới Duy Mạnh
Hàng nghìn bông hoa hồng được chuyển bằng máy bay từ TP Đà Lạt ra Hà Nội để trang trí cho sân khấu rộng 2400m2 trong đám cưới của cầu thủ Duy Mạnh.
" alt="Đức Huy, Đình Trọng xuất hiện bảnh bao, chúc mừng đám cưới Duy Mạnh" />
Chiếc máy hỗ trợ giọng nói này do một người em gửi tặng cho ông.
Khoảng 15 năm trước, ông bị tai nạn gãy chân và phải cắt đi thanh quản. Mất đi giọng nói, ông giao tiếp với mọi người thông qua một chiếc máy phụ trợ giọng đặt ngay cổ họng được một người em ở Mỹ tặng. ‘Tôi nghỉ hưu từ đó’, cụ ông sinh năm 1940 nói. Sau đó, ông thường đến chùa làm công quả, thời gian còn lại thì phụ vợ nấu cơm, dọn nhà, chăm sóc vườn cây cảnh.
‘Bà ấy trẻ hơn tôi 15 tuổi nên vẫn còn đi làm được. Tôi ở nhà, cả ngày cứ quanh đi quẩn lại mấy công việc lặt vặt buồn và chán lắm’, ông Tư nói.
Bốn năm trước, ông Tư 76 tuổi. Một lần đi chùa, ông nhìn thấy những đứa trẻ mặc quần áo rách tươm, nhàu nhĩ, mặt mũi lấm lem. Nhìn các bé, ông nhớ đến cuộc sống khó khăn của mình ngày trước.
‘Tôi cũng từng phải mặc quần áo rách’, ông Tư nói. Sau đó, ông quyết định dùng tiền tiết kiệm mua quần áo cũ đi bán cho người nghèo với giá 0 đồng. Hằng ngày, ông chạy xe hơn 50 km, chở quần áo đi đến các chợ, khu công nghiệp, bệnh viện… bán cho người nghèo.
‘Bây giờ, nhiều người biết nên tôi không phải mua nữa. Cứ vài hôm thì có người mang quần áo cũ đến nhờ tôi đi cho giúp’, cụ ông quê gốc miền Tây thông tin.
Ông Tư cho biết, hơn ba năm qua, ngày nào cũng đi làm công việc không lương nhưng ông thấy hạnh phúc vì có thể giúp một phần kinh tế cho các gia đình nghèo. Bên cạnh niềm vui khi được người ta cảm ơn, thi thoảng cũng có vị khách khiến ông chạnh lòng. Đó là những người đến nhận đồ nhưng thể hiện như mình bất cần, hay những người có điều kiện đến lựa áo quần thì chê bai...
80 tuổi, mỗi ngày ông chạy xe hơn 50 km, đi khắp Sài Gòn bán quần áo, giá 0 đồng cho khách.
Một lần, một cô gái trẻ, ăn mặc đẹp đến lựa đồ. Khách đông, ông Tư phải lấy bịch cho từng người rồi trả lời các câu hỏi cho họ. ‘Cô ấy hỏi về cái quần cô ấy thích có còn chiếc nào không, tôi không thể trả lời kịp. Cô ấy gằn giọng: ‘Ông có bị câm không’. Nghe vậy, cụ ông chỉ biết mỉm cười nhưng lòng nặng trĩu.
Lần khác, ông chở quần áo đến chợ có con gái đang bán hàng rồi dừng xe ở đó. Ông vừa đi, các tiểu thương bán quần áo trong chợ đến mắng vốn con gái ông. ‘Con bé về nói với tôi: ‘Ba vào chợ phát đồ là con bị người ta làm khó’. Từ đó, tôi không dám đến chợ đó nữa’.
Tuy nhiên, ông không vì vậy mà nản chí. Cụ ông năm nay 80 tuổi, người gầy ốm cho biết, tâm nguyện của ông là được làm từ thiện đến khi hết sức lực mới thôi.
Số quần áo được người ta mang đến gửi, ông Tư cùng vợ phân ra rồi treo lên cẩn thận.
Một số quần áo, vợ chồng ông đóng thùng gửi về quê Trà Vinh phát cho người nghèo.
Ông Tư cho biết, hơn 3 năm qua không khi nào ông mang quần áo đi mà bị ế.
Chiếc xe ba gác chạy bằng điện này ông được một người giấu tên tặng.
Vì chạy bằng điện nên nhiều hôm đang chạy giữa đường, xe hết điện, ông phải đẩy bộ về nhà.
Khách của ông hầu hết là người lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, các trẻ em đường phố.
Cứu cô gái bị nạn giữa đêm, người đàn ông Sài Gòn gặp cảnh không ngờ
Khi ông vừa tiếp cận cô gái, bất ngờ từ trong bụi rậm hơn 10 thanh niên tay cầm mã tấu nhào ra.
" alt="Cụ ông Sài Gòn mỗi ngày đi hơn 50 km bán quần áo giá 0 đồng" />
Vợ chồng Bùi Tiến Dũng hội ngộ Xuân Trường ở Hàn Quốc.
Bùi Tiến Dũng và Khánh Linh đang tạm xa con gái nhỏ để du lịch và đón năm mới tại Hàn Quốc. Cặp vợ chồng trẻ tranh thủ dịp này để thăm tiền vệ Xuân Trường đang điều trị chấn thương tại đây.
Trên trang cá nhân, thủ quân CLB Viettel liên tục cập nhật ảnh tình tứ, cùng vợ mặc hanbok check-in và mua quà con gái nhỏ Sushi ở nhà. Đây cũng là lần đầu tiên đôi trẻ đi chơi xa sau khi Khánh Linh sinh con.
Trước Tiến Dũng, một đồng đội tại CLB HAGL cũng sang Hàn Quốc thăm tiền vệ quê Tuyên Quang là Minh Vương. Bộ đôi chia sẻ nhiều ảnh tụ tập ăn uống, đi chơi.
Tối 31/12, cầu thủ Xuân Trường cũng điểm lại dấu ấn cá nhân trong năm 2019 qua clip đăng trên trang cá nhân. Đoạn video tổng hợp lại những khoảnh khắc đáng nhớ của anh khi khoác áo đội tuyển quốc gia Việt Nam, CLB HAGL và Buriram United.
Sau khi chia tay CLB Buriram United vào tháng 6, Xuân Trường trở lại thi đấu cho HAGL. Sau đó 3 tháng, anh dính chấn thương đứt dây chằng gối ở một buổi tập của tuyển Việt Nam chuẩn bị cho các trận đấu tại vòng loại World Cup 2022 và phải sang Hàn Quốc để chữa trị và hồi phục.
Minh Vương từng sang thăm Xuân Trường vào cuối tháng 11.
Loạt ảnh cưới đẹp như mơ của vợ chồng Phan Văn Đức
Cô dâu Võ Nhật Linh đã đăng tải loạt ảnh cưới cùng Phan Văn Đức trong ngày cuối cùng của năm 2019.
" alt="Vợ chồng trung vệ Bùi Tiến Dũng thăm Xuân Trường ở Hàn Quốc" />
Diễn ra từ ngày 20/1/2020 (tức 26 Tết) và kéo dài tới 30/3/2020, với chủ đề “Xứ sở muôn hoa”, lễ hội hoa Sun World Ba Na Hills như gom cả mùa Xuân về núi Chúa, đưa tulip thành nữ hoàng của mùa hội và hoa hồng thành nàng tiên nữ kiều diễm giữa muôn loài hoa khác, trong những minishow ngập tràn vũ điệu, âm nhạc…
Tulip kết thành những bông hoa khổng lồ ngay lối vào Cổng thành, trải những tấm thảm hoa nhiều màu bất tận trong khu vườn Le Jardin D’Amour, tạo nên những tiểu cảnh gia đình chuột ngộ nghĩnh - biểu tượng của năm mới 2020, kết thành bức tường hoa rực rỡ tại khu vực Quảng trường ước hẹn… 57 giống hoa, trong đó là rất nhiều giống quý hiếm như queen of the night (nữ hoàng bóng đêm), Fancy Frills, Fabio, Queensland, flash point, green dance, indiana, purple valley, negrita… tô những sắc đỏ, vàng, đen, tím, hồng, xanh… sinh động cho bức tranh Xuân Bà Nà.
Mấy năm rồi, du khách đến Bà Nà vẫn thường trầm trồ khi bắt gặp trong các xe hoa trước khu vực nhà thờ St.Denis những bụi hoa hồng nhỏ xinh mà kiều diễm, rồi ngỡ ngàng vít cành hoa bên đường để chụp cho thật nhiều hình bên bông hoa hồng to đến mức lòng bàn tay ôm không xuể. Năm nay, Bà Nà có hẳn một vườn hồng lớn tại Happy Garden trong dịp Lễ hội hoa xuân.
54 giống hoa hồng đủ chủng loại tượng trưng cho 54 dân tộc anh em, từ các giống hồng leo Alexander of Kent, Bien venue, Johann wolfgang von Goethe… đến các giống hồng bụi Autumn rouge, Blue sky, Caramel Antike, Catalina, Claude monet,… đến từ các quốc gia như Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Thổ Nhĩ Kì... đủ màu sắc và các loại hương thơm. Hiếm có năm nào, du khách tới Bà Nà Hills du Xuân lại “lãi” đến thế, khi vừa được dạo chơi Hà Lan chiêm ngưỡng tulip thì phút chốc đã như lạc bước tới Bulgari ngắm cả chục ngàn đóa hồng.
Hòa nhịp cùng không gian triệu hoa ấy sẽ là những show nhạc kịch tưng bừng sôi động suốt cả ngày dài, trong các khung giờ từ 10h- 15h, tại sân khấu Club và sân khấu Vườn Hoa . Ba show diễn mỗi ngày, từ “Những sắc hoa màu nhiệm”, “Thung lũng hoa kỳ lạ” tới “Vũ khúc bốn mùa” sẽ liên tục khuấy động không gian hoa rực rỡ tại Bà Nà, kể với du khách câu chuyện về loài hoa tulip, là loài hoa rực rỡ và đẹp đẽ nhất, tượng trưng cho tình yêu, sự giàu có và sự vĩnh cữu. Nàng tulip sẽ mang sắc đẹp và sự nhiệm màu toả khắp muôn nơi. Các nghệ sĩ Châu Âu sẽ khoác lên mình bộ cánh rực rỡ, kiêu sa, cống hiến cho du khách những màn trình diễn nghệ thuật đỉnh cao được thể hiện bằng những vũ đạo chuyên nghiệp.
Tới Bà Nà mùa hội hoa Xuân, du khách sẽ chỉ muốn một ngày có… 48 tiếng, để có thể vui cho hết niềm vui, chụp cho thật đã đời với những cảnh đẹp càng ngắm lại càng yêu của xứ sở Cầu Vàng. Bởi thế nên, Xuân này, nhất định phải tới Bà Nà.
Doãn Phong
" alt="Du Xuân, đừng bỏ lỡ ‘thiên đường’ hoa tulip trên đỉnh Bà Nà" />
Chị chủ quán, Nguyễn Thị Thanh Loan, 32 tuổi múc một miếng huyết cho vào tô. Xong, một tay cầm kéo một tay cầm kẹp, chị cắt nhỏ từng miếng lòng cho khách. Chị làm không ngơi tay nhưng lúc nào trên môi chị cũng nở nụ cười: 'Anh ăn gì, em lấy cho'. 'Chị thích thứ nào cho em biết em làm cho chị'.
Tô huyết múc xong, chồng chị - anh Trần Phương Thanh, 34 tuổi, bỏ hành, thêm chút ớt, tiêu rồi bưng ra bàn cho khách.
Một tô huyết chưng gồm huyết và lòng heo.
Khách càng lúc càng đông. Chỉ mới hơn 6 giờ sáng mà trong thau chỉ còn nước, vài miếng huyết và một chút lòng. 'Chỉ còn chừng 5 tô nữa thôi chú ơi', chị nói với chúng tôi. 'Khách của con nhiều người thấy thương lắm. Có người từ Thủ Đức, Quận 2 (TP.HCM), có người từ Bến Cát, Biên Hòa lặn lội tìm đến. Đa số những vị khách này đều gọi điện đặt hàng trước. Họ đến, ăn tại chỗ rồi mua thêm mang về nhà'.
Đôi vợ chồng từ Thủ Đức tìm đến. Người chồng cho biết, cả hai đi từ lúc 5h sáng nhưng đến nơi đã sắp hết.
Những tô cuối cùng đã được mang ra cho khách. Anh Thanh bắt đầu thu dọn. Chị Loan gom lại những lọ gia vị. Các khách đến trễ đều quay xe trở về sau khi nghe câu nói của chị: 'Hết rồi anh ơi. Mai anh đến sớm chút nghen'.
Đông khách nhưng không dám phát triển
Quán huyết chưng vỉa hè của vợ chồng chị Loan, anh Thanh chỉ mới bán chưa được 2 năm. Trước đây cũng tại địa điểm này đã có 2 người phụ nữ đứng bán. Họ là mẹ chồng, con dâu bán được hơn 30 năm và đã nghỉ cách nay 3 năm do tuổi già sức yếu.
Chị Loan từng là công nhân tại KCN Việt Hương trong suốt 11 năm. Thu nhập không đủ trang trải, chị nghỉ việc định về bán chè. Người anh của chị, là công nhân trong lò mổ khuyên chị nên bán món huyết chưng. Tất cả nguyên liệu anh cung cấp với đảm bảo là nguyên liệu sạch.
Chị mày mò, tìm tòi tự chế biến ra món ăn này mà không qua học hỏi bất cứ ai. Chị Loan cho biết trong món huyết chưng của chị ngoài huyết là nguyên liệu chính, phần còn lại là lòng heo gồm cật, phèo, bong bóng, lá mía, và óc... Riêng bao tử, tim, gan có giá đắt nên chỉ ai đặt chị mới làm. Tất cả những nguyên liệu ấy chị ướp gia vị rồi nấu theo dạng phá lấu.
Nhiều khách phải chờ mới mua được hàng.
Mỗi ngày, vợ chồng chị thức dậy lúc 2h sáng vào lò lấy lòng và huyết rồi ra chợ mua thêm phụ liệu. Về đến nhà lúc 3h, hai vợ chồng bắt tay vào chế biến đến 4h30 thì đưa lên xe đẩy ra bán.
'Khách càng lúc càng đông. Những ngày đầu tụi con bán đến 8 - 9 giờ sáng. Rồi sau đó là 7 giờ và nay thì chú thấy đó, mới 6 giờ sáng đã hết. Cũng nhờ bán như thế mà kinh tế gia đình con đỡ hơn trước rất nhiều', chị nói.
'Khách đông, chị có muốn phát triển công viêc kinh doanh của mình không?'. 'Dạ không chú ơi. Chú phải biết làm nghề này quan trọng nhất là vệ sinh nguyên liệu. Lòng và huyết heo phải tự tay anh con cung cấp con mới dám làm. Mua ở thị trường con không tin và con cũng chỉ làm bấy nhiêu thôi', chị trải lòng với chúng tôi ...
Ông chủ 27 tuổi mở quán bánh 0 đồng, nhận 200 nụ cười mỗi ngày
Cảm được nỗi khó nhọc của những cảnh đời khó khăn, anh Đào Văn Vĩnh (27 tuổi) đã mở quán 'Bánh mì 0 đồng' để chia sẻ bớt nhọc nhằn, mưu sinh.
" alt="Người Sài Gòn dậy từ mờ sáng, đi chục km để ăn món đặc biệt" />