Honda Motor,ậtBảntìmcáchthíchnghichuỗicungứngkhôngTrungQuốkqbd hom qua hãng sản xuất xe hơi đã triển khai dự án tái cơ cấu, nghiên cứu việc chế tạo xe vận tải hành khách và xe máy không sử dụng nhiều phụ tùng do Trung Quốc sản xuất.
Động thái bắt nguồn từ việc các công ty đứng trước bài toán có tiếp tục kinh doanh tại thị trường Trung Quốc hay không, trong trường hợp có tình huống xảy ra với Đài Loan.
Hiện Trung Quốc đang chiếm hơn 30% doanh số toàn cầu của Honda và chính sách coi thị trường này là nguồn thu chính sẽ không thay đổi trong tương lai. Dù vậy, rủi ro đang ngày càng hiện hữu và công ty cần có phương án sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp.
Do đó, công ty đang gấp rút ước tính chi phí mua sắm bộ phận từ các khu vực khác, chẳng hạn như Đông Nam Á, trong khi linh kiện cho xe hơi sẽ được sản xuất ở trong nước.
Trong trường hợp 80% hàng hoá nhập khẩu của Nhật Bản từ Trung Quốc, khoảng 1,4 nghìn tỷ Yên (9,4 tỷ USD), gồm nguyên liệu và phụ tùng, bị gián đoạn trong 2 tháng, ngành sản xuất của quốc gia Đông Á sẽ bị đình trệ ở tất cả các mặt hàng như gia dụng, ô tô, nhựa, quần áo và sản phẩm thực phẩm.
Theo ước tính của giáo sư Yasuyuki Todo, Đại học Waseda, khoảng 53 nghìn tỷ Yên (360 tỷ USD) tổng sản lượng sẽ biến mất, khiến tổng sản phẩm quốc nội Nhật Bản giảm 10%.
Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, chủ nghĩa toàn cầu đã kết nối và gia tăng sự phụ thuộc giữa các nước với nhau về kinh tế. Nhật Bản có quan hệ kinh tế đặc biệt chặt chẽ với Trung Quốc, nước chiếm 26% tổng nhập khẩu trong năm 2020, cao hơn cả Mỹ (19%) và Đức (11%) trong cùng thời kỳ.
Owls Consulting Group, công ty nghiên cứu chuỗi cung ứng trụ sở Tokyo dự báo, nếu 80 mặt hàng chính, gồm đồ gia dụng và ô tô, bị ngừng nhập khẩu từ Trung Quốc để chuyển sang sản xuất ở trong nước hoặc mua sắm từ các khu vực khác, chi phí có thể tăng lên 13,7 nghìn tỷ Yên mỗi năm.
Nếu chi phí tăng lên chuyển vào giá sản phẩm riêng lẻ, một chiếc máy tính cá nhân sẽ có giá trung bình tăng 50% và điện thoại thông minh tăng 20%. Cuộc khủng hoảng Ukraine cùng nhiều yếu tố vĩ mô đang khiến lạm phát phi mã, nhưng quy mô của việc tăng giá trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.
Nhiều quốc gia đang cố gắng loại trừ Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng của họ. Vào tháng 5, chính quyền Biden đã đưa ra Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF) gồm 14 quốc gia, trong đó có Nhật Bản và Ấn Độ. Sáng kiến này nhằm tạo ra diễn đàn chia sẻ thông tin về các sản phẩm quan trọng và trao đổi hàng tồn kho trong trường hợp khủng hoảng xảy ra.
Thế Vinh(Theo NikkeiAsia)