U lympho Hodgkin là một trong hai nhóm bệnh ác tính của tế bào lympho (Ảnh: Emedicinehealth).
Theo Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đưa ra một số yếu tố nguy cơ cao: Nhiễm EBV, suy giảm miễn dịch (sau ghép tạng, HIV…), bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, sarcoidosis…) và yếu tố gia đình.
U lympho Hodgkin thường bắt đầu từ các hạch bạch huyết nằm ở phần trên của cơ thể. Một số các hạch bạch huyết trong các khu vực nhận thấy dễ dàng hơn, chẳng hạn như ở cổ, trên xương đòn, dưới cánh tay hoặc ở vùng háng.
Hạch bạch huyết phì đại trong khoang ngực cũng phổ biến. U lympho Hodgkin có thể lan ra ngoài các hạch bạch huyết hầu cũng như bất kỳ phần nào của cơ thể.
Triệu chứng cảnh báo u lympho Hodgkin
Triệu chứng lâm sàng của bệnh không đặc hiệu và thường có biểu hiện giống như tình trạng nhiễm khuẩn hơn là bệnh lý ác tính.
Khoảng 70% bệnh nhân có biểu hiện hạch to. Hạch thường mềm, di động hoặc cứng, di động khó khi có xơ hóa.
Một số bệnh nhân có biểu hiện ngoài da (Ảnh: VWH).
Hạch thường gặp ở vùng đầu cổ, trung thất, nách, bẹn, hạch sau phúc mạc, dưới cơ hoành…
Một số người bệnh có thể có gan hoặc lách to nhưng ít khi to nhiều. Khối trung thất hay gặp nhưng hầu hết không có biểu hiện lâm sàng. Một số trường hợp biểu hiện ban đầu ngoài hạch như: Da, đường tiêu hóa, não…
Ở giai đoạn muộn của bệnh, thường xuất hiện các biểu hiện chèn ép, xâm lấn của tổ chức Lympho. Có thể có thiếu máu, nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết.
Biểu hiện toàn thân thường gặp là hội chứng B: sốt > 38 độ C không rõ nguyên nhân, giảm > 10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng, ra mồ hôi đêm.
Các giai đoạn tiến triển của u lympho Hodgkin
Giai đoạn I: Ung thư được giới hạn trong một vùng hạch bạch huyết hoặc một cơ quan duy nhất.
Giai đoạn II: Trong giai đoạn này, ung thư ở hai hạch bạch huyết hoặc ung thư khác nhau trong một phần của mô hoặc một cơ quan và các hạch bạch huyết gần đó. Tuy nhiên, ung thư còn hạn chế một phần của cơ thể hoặc là ở trên hoặc dưới cơ hoành.
Giai đoạn III: Khi ung thư di chuyển đến các hạch bạch huyết cả trên và dưới cơ hoành, nó được coi là giai đoạn III. Ung thư cũng có thể trong một phần mô hoặc cơ quan gần các nhóm hạch bạch huyết hoặc trong lá lách.
Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn tiến triển nhất của u lympho Hodgkin. Ung thư tế bào ở trong một vài phần của một hoặc nhiều cơ quan và mô. Giai đoạn này u lympho Hodgkin không chỉ ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết mà cả các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như, gan, phổi hoặc xương.
" alt=""/>U lympho Hodgkin có thể phát ra những tín hiệu cảnh báo nào?Thông thường, dạ dày có chức năng giữ thức ăn, khởi động quá trình tiêu hóa, nghiền nhỏ và trộn lẫn thức ăn với enzyme tiêu hóa và hấp thu một phần chất dinh dưỡng. Sau đó, thức ăn sẽ đi từ dạ dày đến tá tràng và tiếp tục quá trình tiêu hóa tiếp theo.
Khi cắt một phần hay toàn bộ dạ dày (thường bao gồm cả van môn vị hoặc tâm vị), sức chứa của dạ dày giảm hoặc mất hoàn toàn, làm giảm quá trình co bóp, tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Thức ăn từ miệng qua thực quản đi qua dạ dày đi vào hệ thống ruột sẽ nhanh hơn. Điều này gây ra hàng loạt các triệu chứng như trào ngược thực quản, hội chứng dumping, co thắt dạ dày ruột, tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý thay đổi một số điểm sau đây trong quá trình ăn uống:
Lựa chọn thực phẩm
Thời gian đầu sau phẫu thuật, các nhóm thực phẩm nên chọn bao gồm: tinh bột phức (ngũ cốc xay sát rối, khoai củ), thịt nạc và cá nạc, rau mềm, các loại sữa gầy hoặc sữa thủy phân tốt, sữa chua (ít béo), dầu thực vật (dầu oliu)…
Khi cơ thể đã thích nghi với việc cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần dạ dày, thực phẩm và chế biến sẽ đa dạng hơn, ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm. Đặc biệt chú ý đến nhóm thực phẩm giàu sắt và vitamin B12.
Lựa chọn thực phẩm có hàm lượng calo cao, giàu chất dinh dưỡng và ít đường.
Uống nhiều nước, có thể thay nước lọc bằng sữa, nước ép trái cây… để tăng lượng calo nạp vào cơ thể.
Tránh rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga, hạn chế cà phê, trà.
Không ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều chất xơ sợi để tránh gây cảm giác no lâu, khó tiêu và táo bón.
Thay đổi cách chế biến
Thời gian đầu sau phẫu thuật, thực phẩm cần được chế biến mềm, nhừ, cắt nhỏ. Cho đến khi cơ thể thích nghi được thì chuyển dần sang thực phẩm được chế biến theo cách hàng ngày cùng với bữa ăn gia đình. Ưu tiên luộc, hấp, hầm, xào, tránh chiên, nướng, rán hoặc ăn sống.
Thói quen ăn uống
Thay vì ăn ba bữa mỗi ngày, hãy chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn theo khung giờ cố định (6h30 - 9h - 11h30 -15h - 18h - 20h).
Người bệnh chú ý nhai kỹ thức ăn, ăn thật chậm từng miếng nhỏ một, ngồi nghiêng 60-75 độ ngửa về phía sau, tránh nằm ngửa hoặc ngồi lưng thẳng đứng. Giữ nguyên tư thế đó sau ăn 15-30 phút.
Không uống chất lỏng trước và sau khi ăn 30 phút nhằm tránh gây cảm giác no.
Ghi nhật ký ăn uống hàng ngày giúp đánh giá lượng thức ăn nạp vào đã đủ chưa, ăn loại thực phẩm nào, chế biến như thế nào, ăn ở thời điểm nào là phù hợp với tình trạng của bản thân để kịp thời điều chỉnh.
Ngoài ra, người bệnh cần gặp bác sĩ dinh dưỡng định kỳ nhằm đánh giá chế độ ăn hiện tại, từ đó điều chỉnh kịp thời những điểm không phù hợp. Bổ sung vitamin và vi chất tổng hợp, đặc biệt là vitamin B12, vitamin C, D, sắt, canxi theo chỉ định của bác sĩ.
" alt=""/>Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư dạ dàyDấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác (Ảnh: Freepik).
Các triệu chứng ung thư cổ tử cung chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau, khi khối bướu phát triển, xâm lấn xung quanh và có thể đã di căn. Nếu phát hiện bệnh càng muộn, tỷ lệ chữa khỏi càng thấp, giai đoạn đầu khoảng 85 - 90%, giai đoạn 2, 3 chỉ còn khoảng 50%. Giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 15%.
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do vậy các chị em phụ nữ cần lắng nghe cơ thể mình để sớm phát hiện những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung dưới đây:
Chảy máu âm đạo bất thường
Đây là biểu hiện ung thư cổ tử cung đặc trưng nhất ở giai đoạn đầu, gây ra do niêm mạc cổ tử cung biến đổi hoặc khối ung thư phát triển kích thước, xâm lấn sang các mô lân cận, tạo ra các mạch mới, dễ vỡ, gây chảy máu.
Tình trạng chảy máu âm đạo bất thường xảy ra giữa kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục, sau mãn kinh, sau khi đi vệ sinh… Mức độ chảy máu ở mỗi người là khác nhau, máu thường đỏ tươi, lượng ít - nhiều, tự ngưng nhưng sau đó lặp lại và tăng dần tần suất.
Dịch âm đạo bất thường
Dịch âm đạo (huyết trắng) tiết ra lúc đầu ít, sau tăng dần, có thể loãng hoặc nhầy, trắng đục hoặc xanh như mủ, hoặc lẫn màu hồng của máu, lâu ngày có mùi khó chịu.
Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ
Tình trạng đau khi quan hệ tình dục là dấu hiệu quan trọng cảnh báo các tổn thương ở đường sinh dục, trong đó có ung thư cổ tử cung. Có nhiều nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục, nếu gặp phải tình trạng này bạn nên đi kiểm tra sớm để có hướng điều trị phù hợp hoặc chẩn đoán phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ngay từ giai đoạn đầu.
Đau vùng chậu, đau lưng dưới
Nếu bạn bị đau nhiều vùng thắt lưng, xương chậu, đặc biệt là vùng chậu, vùng lưng dưới cũng là triệu chứng cảnh báo của việc thay đổi ở cổ tử cung.
Sự hình thành và phát triển của khối u trong cổ tử cung gây nhiều cản trở đến quá trình cung cấp oxy của tế bào. Vì vậy, khi có cơn đau âm ỉ, đôi khi là dữ dội vùng tiểu xương chậu cần lưu ý thăm khám sớm.
Khó chịu khi đi tiểu
Khó chịu, châm chích khi đi tiểu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Tần suất đi tiểu nhiều hơn, tiểu tiện mất kiểm soát, nước tiểu có màu, mùi bất thường, đặc biệt đi tiểu ra máu. Thông thường, các dấu hiệu ở đường tiết niệu xảy ra khi ung thư đã lan đến các mô lân cận.
Tiểu không kiểm soát
Khối u ở tử cung hoặc sự chèn ép của u có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của lưu thông đường ruột và đường tiểu, từ đó làm thay đổi thói quen đại tiện - tiểu tiện của người bệnh.
Người bệnh có thể bị rối loạn đại tiện như tiêu chảy, táo bón, tiêu chảy xen kẽ táo bón hoặc gặp tình trạng đi tiểu không kiểm soát.
Rối loạn kinh nguyệt
Ung thư cổ tử cung cũng có thể gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển và rụng trứng, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường, rong kinh, kinh nguyệt có màu đen sẫm.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Sụt cân là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà người bệnh có thể gặp từ sớm, nguyên nhân có thể liên quan đến bất thường ở đường tiêu hóa, hoặc rối loạn toàn thân do bệnh ung thư gây ra.
Nếu bị giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Liên tục mệt mỏi
Hầu hết các loại ung thư đều gây ra tình trạng giảm cân, chán ăn, sụt cân.
Ung thư cũng làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh và thay thế bằng các tế bào máu trắng để cố gắng chiến đấu với căn bệnh này. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy giảm miễn dịch, gây ra tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Sưng đau ở chân
Khi khối u phát triển lớn dần và lan rộng sẽ gây chèn ép dây thần kinh và làm tắc nghẽn máu không đến được tứ chi, gây sưng và đau chân, tình trạng đau có xu hướng liên tục và tăng nặng theo thời gian.
" alt=""/>Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư nguy hiểm ở phụ nữ