Những hy vọng đó càng có cơ sở và lớn dần sau tiếng còi khai cuộc khi Trung Quốc thực tế không quá hoàn hảo, hay vượt trội quá xa so với tuyển Việt Nam như mường tượng trước đó.
Nói một cách cụ thể, ngoài một vài cá nhân nổi bật thì lối chơi của Trung Quốc thực tế khá thường và ít bài với những miếng đánh xuống 2 biên rồi tạt vào trong cho các tiền đạo dứt điểm.
Một đối thủ như thế, nên khi tuyển Việt Nam không có chiến thắng hay ít nhất 1 điểm ra về rõ ràng là điều đáng tiếc đầu tiên.
Tuyển Việt Nam đã chơi đầy nỗ lực |
2. Nhìn một cách tổng thể, tuyển Việt Nam không đáng thua nếu xét về số cơ hội hay tinh thần... trước Trung Quốc, đặc biệt ở khoảng 20 phút cuối trận đấu.
Các học trò của HLV Park Hang Seo chơi đầy hứng khởi, mạch lạc và quyết tâm bất chấp để đối thủ dẫn bàn trước ở những phút đầu hiệp 2 sau khi nhận “cú hồi mã thương” từ đối thủ.
Các pha lập công từ Tấn Tài, Tiến Linh là thành quả của những điều chỉnh, nỗ lực từ tuyển Việt Nam thay vì phải nhờ vào những sai lầm của hàng thủ và đặc biệt sự xuất sắc đến Wu Lei – người đang chơi bóng ở châu Âu.
Gỡ hoà dù bị dẫn trước 2 bàn cách biệt, trước khi thua đau ở phút bù giờ rõ ràng đáng để tiếc cho thầy trò HLV Park Hang Seo trong một trận đấu mà các cầu thủ áo trắng chơi hay nhất kể từ khi vòng sơ loại thứ 3 World Cup 2022 bắt đầu.
3. Bóc tách các bàn thua của tuyển Việt Nam càng khiến người ta phải tiếc nuối, bởi tất cả đều xuất phát từ sai lầm hàng thủ, hay non nớt của Thanh Bình trước sự tinh quái, đẳng cấp mà Wu Lei thể hiện.
để thất bại là đáng tiếc |
Nhưng rõ ràng cũng rất khó trách, bởi thẳng thắn mà rằng Trung Quốc vẫn nhỉnh hơn tuyển Việt Nam về thể lực, và đây là mấu chốt để hàng thủ mắc sai lầm dẫn tới những bàn thua mà Tấn Trường phải nhận.
Thêm vào đó, cũng khó mà trách Thanh Bình bởi người mà hậu vệ trẻ này phải chăm sóc đang thi đấu tại La Liga, chưa kể trung vệ đang khoác áo Viettel đến lúc này mới chỉ vỏn vẹn vào sân lần thứ 2 cho tuyển Việt Nam.
Trung vệ 21 tuổi của tuyển Việt Nam rõ ràng không kém, ngược lại do đối thủ quá hay. Cứ nhìn cách Wu Lei băng xuống ghi bàn, và thoát bẫy việt vị chỉ trong gang tấc là thấy. Đặt Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng hay bất cứ trung vệ nào của tuyển Việt Nam trong tình huống này có lẽ cũng không thể khác.
Vậy nên không có gì để trách cứ Thanh Bình hay hàng phòng ngự tuyển Việt Nam khi tất cả đã nỗ lực hết sức. Và nhìn một cách lạc quan, việc các học trò của HLV Park Hang Seo khiến Trung Quốc phải thắng nhọc nhằn như thế cũng rất đáng tự hào thay vì chỉ trích.
Cần nhắc lại rằng, với vòng sơ loại thứ 3 World Cup 2022 đang diễn ra dù có hay đến đâu đi chăng nữa thì tuyển Việt Nam vẫn chỉ là tân binh tò te. Vậy nên, cứ phải mỉm cười, trước hết là hình ảnh nỗ lực hết mình của các cầu thủ.
M.A
" alt=""/>Tuyển Việt Nam thua Trung Quốc, đừng trách học trò thầy Park
Đợt vừa rồi về quê ăn giỗ, chị nghe hàng xóm kháo nhau giá đất đang tăng lên chóng mặt. Thỉnh thoảng lại thấy người vào xóm hỏi xem có nhà ai bán đất không. Mảnh đất trong ngõ trước chỉ 5-7 triệu/m2 thì nay đã tăng lên 15-18 triệu/m2, đất mặt đường nhựa là 20-25 triệu/m tùy vị trí.
Chị cũng nghĩ giá đất tăng nhưng không ngờ lại tăng phi mã như vậy. Mảnh đất 90m2 mặt đường trước cửa nhà chị trước kia chủ nhà rao giá gần 950 triệu không ai mua mà chỉ sau 1 năm, qua tay vài nhà đầu tư (môi giới bđs) miếng đất đã được sang tên chủ mới với giá 1,7 tỷ đồng.
Như vậy với số tiền 1 tỷ đồng, vợ chồng chị không thể mua được mảnh đất đẹp mặt đường có khả năng sinh lời cao, mà chỉ mua được đất trong ngõ hoặc diện tích nhỏ.
Còn anh Thịnh (sinh năm 1990, quê Bắc Giang) cho biết, năm 2013 anh tốt nghiệp đại học tại Hà Nội và đi làm với mức lương khởi điểm 10 triệu đồng/tháng. Mức lương này chỉ đủ để anh chi tiêu sinh hoạt và gửi về quê nên chưa có tiền tích lũy.
5 năm sau với kinh nghiệm trong tay, mức lương của anh tăng dần lên 15 triệu rồi 20 triệu/tháng. Lúc này anh mới tính đến việc tiết kiệm để mua nhà, lấy vợ. Hiện tại anh có trong tay khoảng 600 triệu đồng. Với số tiền này anh cũng chưa dám nghĩ đến việc mua nhà hay đất bởi nó chẳng thấm vào đâu với giá nhà đất đang lên cơn sốt như hiện nay.
Giá đất tăng phi mã, không ít người dù đi làm tại thành phố sau nhiều năm tiết kiệm vẫn không đủ mua một mảnh đất đẹp ở quê. (Ảnh minh hoạ) |
Đợt Tết vừa rồi về quê, anh Thịnh rất ngỡ ngàng khi mới chỉ trong 2 năm giá đất ở quê có mảnh đã tăng từ 3 đến 5 lần. Các nhà đầu tư xuất hiện tại nông thôn khiến tình hình giao dịch đất đai ở làng trên xóm dưới trở nên nhộn nhịp. Đi tới đâu cũng râm ran chuyện mua bán đất.
Có những mảnh đất nằm trong đường ngõ trước kia tưởng như không có giá trị thì nay cũng lên đến 5 - 7 triệu đồng/m2. Có mảnh đất đấu giá ở dự án khu đô thị cũng lên tới 25-30 triệu đồng/m2.
Nhiều người trong làng trước kia chỉ làm nông nghiệp, kinh tế khó khăn nhưng sau khi bán đất, họ đã có tiền tỷ trong tay để xây lại nhà cửa khang trang, đẹp đẽ. Bạn bè cùng trang lứa ở quê đều đã yên bề gia thất khiến bố mẹ anh càng sốt ruột và lo lắng. Bố mẹ còn khuyên anh hay về quê xin việc, nhà đất của ông bà ở quê cũng rộng rãi, thoải mái, đỡ phải lo mua nhà mua cửa. Bởi với tình hình giá đất leo thang như vậy, không biết đến bao giờ anh mới có mảnh đất “cắm dùi”.
Một số chuyên gia bất động sản cho rằng, thời gian qua tốc độ đô thị hóa ở nhiều khu vực nông thôn diễn ra mạnh mẽ, kết hợp với hệ thống hạ tầng kết nối liên vùng được mở ra đã tác động mạnh đến sự phát triển của bất động sản. Theo đó, giá đất đã tăng mạnh, nhiều vùng quê trước kia giá đất chỉ vài trăm nghìn đồng/m2 thì nay có nơi đã đến vài chục triệu đồng/m2.
"Hệ quả là khi giá đất thiết lập một mặt bằng mới, vượt xa thu nhập của người dân và không ít người dù có nhu cầu ở thực cũng không thể mua nổi đất", một vị chuyên gia nhận định.
Minh Thư(ghi)
Giá đất tại nhiều khu vực nông thôn, vùng ven Hà Nội hay tỉnh lẻ tăng chóng mặt khiến cho không ít người dân rời quê lên phố phải ngậm ngùi.
" alt=""/>Giá đất tăng phi mã, tiết kiệm 5 năm không mua nổi miếng đất quêCác cơ sở thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch và thường xuyên theo dõi, cập nhật chỉ đạo của thành phố, Bộ Y tế.
Nếu không có gì thay đổi, hơn 83.000 học sinh lớp 9 TP.HCM sẽ thi vào lớp 10 trong hai ngày 2-3/6.
Trước đó, Sở GD-ĐT TP.HCM cho học sinh khối 9 và 12 được tiếp tục đến trường học tập, ôn tập để đảm bảo chất lượng cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 theo phương án do nhà trường xây dựng nhưng đảm bảo các yêu cầu dạy học và yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Minh Anh
Các trường học ở TP.HCM có thể tổ chức lễ bế giảng năm học theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Không tổ chức họp phụ huynh trực tiếp cuối năm mà thông báo kết quả học tập qua internet.
" alt=""/>Học sinh lớp 9 và 12 TP.HCM ngừng đến trường từ ngày mai