Thông tin trên được chia sẻ tại Hội nghị Đánh giá kết quả 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và sơ kết 2 năm thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 do Bộ GD-ĐT tổ chức hôm nay (21/10).
Ông Nguyễn Bá Minh,ẻtuổihoànthànhchươngtrìnhmầđổi lịch âm dương Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
99,9% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non
Theo ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT) , công tác tuyên truyền được thực hiện tốt là một trong những nguyên nhân góp phần thực hiện tốt phổ cập giáo dục mầm non sau 10 năm.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi được nâng lên hằng năm, kết quả duy trì năm 2019 đạt 99,96% (tăng 3,56% so với năm 2011). Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt 99,9% (tăng 21,3%). Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo được học 2 buổi/ngày đạt 99% (tăng 21,3%).
Từ khi triển khai phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, chất lượng phòng học thay đổi theo hướng tích cực: đảm bảo 1 phòng/1 lớp mẫu giáo 5 tuổi; từ phòng học tạm, tranh tre, nứa, lá đến nay hầu hết phòng học cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đã được đầu tư kiên cố, bán kiên cố; diện tích trung bình hầu hết đã đạt mức từ 1,5m2/trẻ trở lên; các phòng học xây mới đều có khu vệ sinh liên hoàn, chia theo giới tính, đảm bảo an toàn; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Số lượng phòng học xây mới, số phòng học kiên cố tăng, số phòng bán kiên cố, phòng học tạm giảm từng năm.
Cũng theo ông Minh, phải kể đến sự tham gia tích cực của cộng đồng. Trong giai đoạn 2011-2019, có nhiều tổ chức, cá nhân hiến đất để xây dựng trường mầm non. Ví dụ như anh Siu Minh (sinh năm 1989 ở làng Aneh, xã Lave, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) hiến 450 m2 đất; bà Rơ Châm Phao (ở làng Kép 1, xã Iamonong, huyện Chư Păh) hiến 531m2; bà Plych ở làng Klu hiến 760m2 đất. Ở tỉnh Lào Cai, người dân hiến 25.000m2 đất;...
“Nhiều già làng, trưởng bản xem việc phổ cập giáo dục mầm non trẻ em là một niềm tự hào. Nhiều bà con ở vùng sâu vùng xa, tuy kinh tế không phải tốt lắm nhưng đã bán cả nhà và đất để xây trường. Hay nhờ sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, phụ huynh tổ chức nấu ăn ở những nơi không có cô cấp dưỡng, để cố gắng huy động các cháu học được 2 buổi/ngày ở vùng khó khăn”, ông Minh nói.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Hùng |
Chính sách với giáo viên hợp đồng còn chậm
Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ các độ tuổi có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, miền; đặc biệt tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 3, 4 tuổi ở Phú Yên, Ninh Thuận, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… còn thấp.
Cùng đó, tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục. Đặc biệt, một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung, tỷ lệ giáo viên/lớp rất thấp. Việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên hợp đồng lao động triển khai rất chậm.
Theo báo cáo từ các địa phương, năm học 2019-2020, cả nước thiếu 45.242 giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (đây là số lượng còn thiếu năm học 2019-2020 sau khi đã được bổ sung 20.300 biên chế). Đội ngũ thiếu dẫn đến áp lực nặng nề hơn đối với giáo viên đứng lớp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, hạn chế trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Cả nước hiện có 15.461 nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non (tăng 2.634 trường so với năm học 2010-2011). Trong đó, 12.281 trường công lập (tỷ lệ 79,4%), 3.180 trường ngoài công lập (tỷ lệ 20,6%) với 200.262 nhóm/lớp (trong đó 42.410 nhóm trẻ, 157.852 lớp mẫu giáo, 55.051 lớp mẫu giáo 5 tuổi). Toàn quốc có 15.914 cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục. Tổng số trẻ mầm non được đến trường là 5.306.501 trẻ em, đạt tỷ lệ 66,2% (tăng 1.535.018 trẻ so với năm học 2010-2011); trong đó có 873.654 trẻ nhà trẻ, đạt tỉ lệ huy động 28,0% (tăng 297.845); 4.432.847 trẻ mẫu giáo, đạt 90,5% (tăng 1.271.418), 1.637.266 trẻ mẫu giáo 5 tuổi, đạt tỷ lệ 99,6% (tăng 333.489). So với năm học 2010-2011, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ tăng 7,5%, mẫu giáo tăng 11,4%, trẻ em mẫu giáo 5 tuổi tăng 3,56%. |
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT nói về đề xuất lương và phụ cấp mới cho giáo viên
“Tinh thần lương mới sẽ không thấp hơn lương cũ... Lương có 70% là hệ số lương cơ bản, 30% là phụ cấp nghề và 10% là phụ cấp tăng thêm...”