Loại biệt thự cũ khỏi danh mục quản lý để xây khách sạn mặt hồ Gươm
Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng vừa có ý kiến về dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại khu đất số 22-32 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm. Đây là khu đất nằm cạnh hồ Gươm có diện tích hơn 2.871m2 nằm sát Hồ Gươm do Công ty CP Intimex Việt Nam đang quản lý và có 2 công trình từng nằm trong danh mục quản lý nhà biệt thự xây dựng trước năm 1954 (số 30 và 32).
Hồ Gươm nằm ở quận trung tâm Hoàn Kiếm bao quanh là các phố Hàng Khay, Hàng Trống, Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng là thắng cảnh nổi tiếng nhất của Thủ đô (Ảnh Lê Anh Dũng/VietNamNet) |
Theo ý kiến của lãnh đạo Hà Nội, ngày 20/10, HĐND thành phố có văn bản về việc đưa công trình nhà số 30, 32 ra khỏi danh mục biệt thự. Trên cơ sở đó, Sở Quy hoạch kiến trúc đã có báo cáo về dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại khu đất 22-32 phố Lê Thái Tổ.
UBND TP chấp thuận về nguyên tắc với nội dung báo cáo của Sở Quy hoạch, giao Sở này hướng dẫn nhà đầu tư hoàn chỉnh phương án quy hoạch, kiến trúc, lấy ý kiến các tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia, thông tin rộng rãi để nhân dân biết, góp ý.
Khu đất có 2 công trình xây dựng được đưa ra khỏi danh mục biệt thự cũ nằm cạnh hồ Gươm (Ảnh Hồng Khanh) |
Bên cạnh đó, thành phố cũng giao các sở ngành rà soát, xác định đầy đủ, chính xác nhà biệt thự thuộc và không thuộc đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954, báo cáo HĐND thành phố xem xét, điều chỉnh.
2 công trình tại nhà số 30, 32 Lê Thái Tổ nằm trong danh mục 382 biệt thự cũ xếp nhóm 2 (biệt thự có giá trị về kiến trúc), thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo Quy chế trên.
Thực hiện Tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn nhà ở, nhà trẻ và trường học tại số 423 phố Minh Khai
Cụ thể, ngày 17/11, UBND Thành phố (TP) Hà Nội ban hành Quyết định số 6328/QĐ-UBND chấp thuận Công ty CP TERRA GOLD Việt Nam là nhà đầu tư thực hiện dự án Tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn nhà ở, nhà trẻ và trường học tại số 423 phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng.
Diện tích sử dụng đất khoảng 38.155,9m2. Quy mô dân số dự án khoảng 3.500 người; tỷ lệ và số lượng các loại nhà ở 1.332 căn hộ chung cư.
Dự án có tổng vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng gồm: Vốn chủ sở hữu 460 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 20% tổng vốn đầu tư; vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động hợp pháp khác 1.840 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 80% tổng vốn đầu tư. Thời gian thực hiện dự án từ quý III/2016 đến quý IV/2020.
Nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi hoàn tất đầy đủ các thủ tục và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, nhà ở, xây dựng, bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Tổ chức nghiên cứu, lập, thẩm định và phê duyệt dự án đảm bảo tuân thủ đúng nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án được chấp thuận và các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định của pháp luật hiện hành…
Xây dựng Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở tại 148 Giảng Võ
Theo Quyết định số 4503/QĐ-UBND được UBND TP Hà Nội ban hành đã cho phép Công ty cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam chuyển mục đích sử dụng 68.380m2 đất tại 148 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở.
Khu đất số 148 Giảng Võ trước đây là Triển lãm Giảng Võ nằm tại vị trí đắc địa trên phố Giảng Võ trung tâm thủ đô (Ảnh Hồng Khanh) |
Trong tổng số 68.380m2 đất có 9.630m2 đất nằm trong chỉ giới đường đỏ sau khi xây dựng xong bàn giao chính quyền địa phương quản lý theo quy định. UBND TP yêu cầu Công ty cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam sử dụng diện tích đất được giao trong phạm vi mốc giới, đúng mục đích và nội dung quy định; thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng.
Ngày 28/6, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký quyết Quyết định số 3434/QĐ - UBND điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở số 148 Giảng Võ. Theo đó, diện tích đất nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết khoảng hơn 68.000m2 trong đó diện tích đất lập quy hoạch quy hoạch chi tiết khoảng hơn 58.000m2.
Theo Quyết định điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở số 148 Giảng Võ diện tích đất lập quy hoạch quy hoạch chi tiết khoảng hơn 58.000m2 (Ảnh Hồng Khanh) |
Phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở tỷ lệ 1/500 xác định đất cây xanh đơn vị ở >=2m2/người, trong đó đất cây xanh nhóm nhà ở tối thiểu 1m2/người. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật sẽ được cụ thể hóa trong giai đoạn nghiên cứu lập đồ án quy hoạch chi tiết, lập đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô được duyệt và định hướng quy hoạch phân khu đô thị H1-2 đang nghiên cứu.
UBND TP giao Công ty cổ phần Trung tâm hội trợ triển lãm Việt Nam làm đơn vị tổ chức lập quy hoạch. Đơn vị tổ chức lập quy hoạch chịu trách nhiệm khẩn trương tổ chức lập quy hoạch chi tiết Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở tỷ lệ 1/500 tại số 148 Giảng Võ theo nội dung điều chỉnh nhiệm vụ và quyết định phê duyệt này.
:Khu vực Triển lãm Giảng Võ cũng là một trong hai vị trí duy nhất trong khu nội đô lịch sử được xây dựng quá 39 tầng. Trong đó, Khu vực triển lãm Giảng Võ cao tối đa 50 tầng (tương đương 180m) (Ảnh Hồng Khanh) |
Sở Quy hoạch kiến trúc là cơ quan thẩm định và trình duyệt. UBND TP Hà Nội chịu trách nhiệm là cơ quan phê duyệt. Thời gian lập dự án không quá 6 tháng theo quy định.
Theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử Hà Nội, khu vực Triển lãm Giảng Võ cũng là một trong hai vị trí duy nhất trong khu nội đô lịch sử được xây dựng quá 39 tầng. Trong đó, Khu vực triển lãm Giảng Võ cao tối đa 50 tầng (tương đương 180m) và Khu vực ô đất 29 Liễu Giai cao tối đa 45 tầng (tương đương 162m).
Điều chỉnh, bổ sung dự án Khu chức năng đô thị tại số 233, 233B, 235 đường Nguyễn Trãi
Ngày 8/11, UBND TP Hà Nội cũng ban hành Quyết định số 6174/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2016 quận Thanh Xuân.
Theo quyết định, điều chỉnh, bổ sung dự án Khu chức năng đô thị tại số 233, 233B, 235 đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân - Vinhomes Smart City, diện tích 11ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2016 quận Thanh Xuân được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 1716/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 và điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 5135/QĐ-UBND ngày 20/9/2016.
Điều chỉnh chỉ tiêu diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất ở tại đô thị phân bổ trong năm 2016, cụ thể: Đất ở tại đô thị 402,55ha; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 105,03ha.
Các nội dung khác ghi tại Quyết định số 1716/QĐ-UBND ngày 13/4/2016, 5135/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND TP vẫn giữ nguyên hiệu lực.
Số 233, 233B và 235 đường Nguyễn Trãi trước đây là vị trí Nhà máy xà phòng của Công ty CP Xà Phòng Hà Nội, và nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Để có mặt bằng triển khai đầu tư dự án này, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long sẽ được chuyển đến Cụm công nghiệp Quốc Oai.
Hồng Khanh
" alt=""/>Hà Nội xây nhiều khách sạn, trung tâm thương mại trên đất ‘siêu vàng’Tôi bảo: "Nếu cậu không thích thì "chặn". Còn mình thì mình mặc kệ, cứ coi họ như bao người khác thôi".
Có một dạo, rất tình cờ, tôi phát hiện ra người yêu cũ của chồng nhấn "Like" dưới bức ảnh tôi đăng chồng tôi đang dắt tay cô con gái đi dạo dưới sân chung cư. Hóa ra chị ấy hoạt động "tàu ngầm" theo dõi facebook của tôi bao lâu nay mà tôi không biết.
Tôi đem chuyện kể với chồng, nói rằng "người yêu cũ của anh kết bạn với anh chưa đủ hay sao mà còn phải rình mò facebook em thế nhỉ". Tôi vốn chỉ định trêu chồng thôi, nhưng chồng tôi lại nghĩ tôi khó chịu nên nói với người ấy.
Người ấy lại nhắn cho tôi giải thích, đại ý là: Chị ấy không có ý gì, tôi đừng nghĩ ngợi. Đọc xong tin nhắn, tôi trả lời: "Chị ơi, em đang bận hạnh phúc, làm gì có thời gian mà nghĩ ngợi những chuyện đó". Chị ấy đọc xong không thấy nhắn thêm nữa.
"Người yêu cũ" của chồng hoặc vợ đúng là một cụm từ rất nhạy cảm. Biết là chuyện đã qua, biết là người đã xa, nhưng mỗi khi nhắc về đều khiến mỗi người có chút suy nghĩ. Nhất là trong thời đại công nghệ hiện nay, chỉ một cú click chuột là dù xa cả nửa vòng trái đất cũng có thể kết nối, cũng có thể biết rõ hiện tại cuộc sống của "người xưa" như thế nào.
Hình như trời sinh ra phụ nữ vốn nhạy cảm nên nhiều lo lắng. Thấy chồng và người cũ kết bạn facebook cũng không vui, thấy họ hỏi thăm nhau cũng lo lắng. Thậm chí người cũ chỉ bấm "thích" hay "thả tim" vào một dòng trạng thái hay bức ảnh đăng của chồng cũng khiến các bà vợ nghĩ ngợi.
Người đời có câu "tình cũ không rủ cũng tới", huống hồ, biết đâu họ "có rủ" nhau mà mình không biết thì sao? Thôi thì "phòng bệnh hơn chữa bệnh", cứ thêm một thao tác "hủy kết bạn" hay "chặn" nhau đi cho nó lành.
Trở lại câu chuyện của bạn tôi. Đối với cô ấy, "người yêu cũ" của chồng là ba từ rất gì và này nọ. Ngày xưa chồng cô ấy và người cũ chia tay nhau vì hoàn cảnh khách quan, nghĩa là dứt tình nhưng chưa cạn tình. Cô ấy luôn sợ nếu họ có dịp gặp nhau hay nhắn tin qua lại với nhau thì ngọn lửa tình xưa biết đâu còn âm ỉ trong lòng sẽ bùng cháy lại. Vậy nên cô ấy đã tự tay "hủy kết bạn" với người cũ thay chồng. Chồng cô biết cô hay ghen nên cũng không ý kiến gì về việc ấy.
Bạn tôi cứ thắc mắc rằng tại sao người ấy lại cứ theo dõi trang cá nhân của chồng cô? Có phải còn quan tâm nhau hay không? Có phải còn thương còn nhớ? Tôi nghĩ, người phụ nữ ấy có lẽ vẫn còn ít nhiều quan tâm đến tình cũ, thực sự muốn biết anh ta đang sống như thế nào. Và quan trọng hơn, có lẽ cuộc sống hiện tại của người phụ nữ ấy không được như ý. Bởi nếu cô ấy đủ bận rộn, đủ hạnh phúc, chắc sẽ không còn thời gian và tâm trí đâu để đi theo dõi xem người khác sống như thế nào, nhất là tình cũ. Thế nên tôi bảo bạn, điều bạn cần làm chính là thể hiện cho họ thấy bạn đang rất hạnh phúc và chẳng có thời gian quan tâm đến họ đâu.
Tôi luôn nghĩ rằng, để tâm đến quá khứ của bạn đời, tự suy diễn, tự lo lắng chính là tự mua dây buộc mình. Quá khứ là chuyện đã xảy ra và sẽ thật buồn cười khi mình đi ghen với một người mà khi họ đang yêu nhau thì mình vẫn còn là một kẻ xa lạ. Còn hiện tại, vấn đề không hẳn là ở "người cũ" kia", vấn đề chính là ở bạn đời của mình.
Người ta cứ hay mách nhau về bí quyết giữ chồng, giữ vợ. Nhưng nếu bí quyết ấy là có thật, hẳn mọi cuộc hôn nhân đều hạnh phúc, hẳn đã không nhiều thế những cuộc chia tay. Nếu bản thân một người không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, không khống chế được những ham muốn ích kỉ của bản thân, không giữ được nguyên tắc sống của mình, thì chồng hay vợ họ muốn giữ họ là điều không thể.
Vậy nên cứ "bình tĩnh sống", dẹp nỗi lo người cũ của chồng sang một bên đi. Trước đây thế nào, sau này ra sau, không phải bản thân muốn thế nào là được thế ấy. Chỉ cần biết hiện tại của người đàn ông ấy chính là mình.
Người yêu mình, có đuổi họ cũng không đi. Người không yêu mình, có cố níu kéo cũng không giữ được. Dành thời gian để bận lòng với một người "đã cũ" chẳng phải tự mình khiến mình mệt mỏi thêm sao?
Theo Dân trí
"Anh bảo vào khách sạn chỉ ôm và tâm sự, nếu em không cho thì anh sẽ không làm. Vài lần như thế, anh đều không làm gì tôi"...
" alt=""/>Tình cũ của chồng 'rình mò' facebook có phải mối lo không?Dự án Trung tâm thương mại Apex Tower (địa chỉ tại lô HH3, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) |
Tòa tháp Apex Tower (địa chỉ tại lô HH3, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được khởi công xây dựng ngày 27/1/2008 có tổng mức đầu tư khoảng 13 triệu USD, do Công ty Cổ phần Tòa nhà Cavico Việt Nam làm chủ đầu tư và Công ty CP Tu tạo và phát triển nhà (CTP).
Apex Tower có tổng diện tích khuôn viên là 2.780 m2, diện tích sàn xây dựng là 44.000 m2, chiều cao tòa nhà khoảng 100 m, số tầng cao là 27 tầng + 3 tầng hầm. Công trình được dự kiến hoàn thành vào năm 2012.
Khi đi vào hoạt động, APEX Tower được kỳ vọng sẽ cung cấp khoảng trên 24.300m2 văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại tiện nghi, hiện đại và đạt tiêu chuẩn cao tạo ra một điểm nhấn kiến trúc ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội, góp phần làm đẹp cảnh quan khu đô thị mới năng động nói riêng và quy hoạch tổng thể của Thủ đô Hà Nội nói chung trong thời gian tới.
Thế nhưng hiện nay sau 8 năm xây dựng, công trình chỉ mới được xây xong phần thô và nằm đắp chiếu. Hiện nay, công trình đang bị biến tượng nghiêm trọng khi phía sảnh trước, sảnh sau và phần tầng hầm bị đem ra xẻ thịt làm bãi để xe, không những thế xung quanh bên dưới toà còn bị bủa vây bởi rất nhiều các cửa hàng ăn uống.
Bủa vây Cổng vào công trường của Apex Tower là các cửa hàng ăn uống. Công trình chỉ mới được xây xong phần thô và nằm đắp chiếu. |
Ở một diễn biến khác, mới đây Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã ra phán quyết buộc chủ đầu tư Apex Tower là Công ty CP Tu tạo và phát triển nhà (CTP) phải bồi thường 4,3 tỷ đồng cho Công ty TNHH Thiết kế tư vấn đầu tư (Devyt) do chậm bàn giao nhà.
Theo đó, năm 2010, CTP và Duyệtt ký hợp đồng chuyển nhượng văn phòng số 09, quy mô 937,3 m2 (tầng 18 và 19) với giá trị hơn 1,1 triệu USD, thuộc dự án Trung tâm thương mại Apex Tower. Thực hiện hợp đồng, Devyt chuyển qua tài khoản đợt 1 số tiền là 14,7 tỷ đồng (tương ứng khoảng 70% giá trị hợp đồng). 12 tỷ đồng trong số đó là do Devyt vay ngân hàng.
Nhưng quá thời hạn đặt ra 4 năm mà CTP không có văn phòng để bàn giao cho khách hàng. Vì vậy, Devyt đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đòi số tiền gốc 14,7 tỷ đồng và khoản lãi ngân hàng mà khách hàng chịu thiệt khi vay vốn để đầu tư vào dự án.
Theo người dân số gần công trình cho biết: “Do thiếu vốn nên công trình đã dừng thi công gần 3 năm nay, từ đó quanh đây thấy xuất hiện các bãi kinh doanh xe và các hàng quán”.
Theo tìm hiểu của PV Pháp luật Plusđược biết, phần diện tích sảnh trước và sảnh sau của toà nhà được chủ đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân thuê với mức giá hàng chục triệu đồng/tháng để là bãi trông xe và bãi đỗ xe của các doanh nghiệp kinh doanh ôtô.
Một chủ bãi xe ở đây cho biết: Giá thuê sảnh sau và khu tầng hầm của toà nhà là 40 triệu đồng/tháng, còn đối với khu khuôn viên sảnh trước (mặt đường Phạm Hùng) mức giá thuê là 60 triệu đồng/tháng.
Khu vực sảnh sau, tầng hầm biến thành điểm trông giữ xe. Dự án Apex Tower vẫn chưa hoàn thiện nhưng mặt bằng được cho thuê để kinh doanh ô tô. Chủ đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân thuê với mức giá hàng chục triệu đồng/tháng để là bãi trông xe và bãi đỗ xe của các doanh nghiệp kinh doanh ôtô. Quán ăn cũng xuất hiện bên trong khuôn viên dự án. |
Đối với dịch vụ trông giữ xe thì mức giá trông là 800 nghìn đồng/tháng đối với ô tô và 80 nghìn đồng/tháng đối với xe máy.
Theo quan sát của PV, khu vực khuôn viên sảnh trước có từ 4 đến 5 doanh nghiệp dựng biển hiệu và sử dụng phần diện tích sảnh làm bãi xe như: Bãi xe Sunrise Auto, Nguyễn Thái Auto, Minh Tâm… Ngoài ra còn có nhiều quán ăn bủa vây xung quanh.
Trước sự việc trên dư luận đặt nhiều câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến sự chậm trễ thi công dự án trong thời gian dài như vậy? Ai là người phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trên?, các cơ quan chức năng (quận Nam Từ Liêm, phường Mỹ Đình 1) ở đâu khi để khuôn viên công trình biến tướng thành các bãi xe kinh doanh các cửa hàng?
Rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc giải quyết để đảm bảo an ninh trật tự cũng như an toàn cho người dân, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Theo Pháp luật plus