您的当前位置:首页 > Thể thao > YouTube Việt Nam tràn ngập video làm hại trẻ em 正文

YouTube Việt Nam tràn ngập video làm hại trẻ em

时间:2025-01-18 15:35:47 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Giới làm nội dung YouTube luôn ý thức trẻ em là nhóm khán giả mục tiêu. Thế nhưng,ệtNamtrànngậpvideongoại hạng anh 2023ngoại hạng anh 2023、、

Giới làm nội dung YouTube luôn ý thức trẻ em là nhóm khán giả mục tiêu. Thế nhưng,ệtNamtrànngậpvideolàmhạitrẻngoại hạng anh 2023 nền tảng video này vẫn tràn ngập nội dung gây hại cho trẻ.

Ngày 13/1, cộng đồng mạng đã phát hiện kênh YouTube "Hành tinh ***" đăng tải các video hướng dẫn trẻ em ăn xà bông, uống sữa tắm trên YouTube.

Bất chấp việc YouTube đang siết chặt các chính sách bảo vệ trẻ em, và cộng đồng kêu gọi báo cáo, đến nay những video này chưa được xóa khỏi nền tảng và vẫn hiện quảng cáo.

Các bậc phụ huynh thường chủ quan cho rằng trẻ em sẽ không học theo những video trên YouTube. Tuy vậy đã có không ít trường hợp trẻ em học theo các video trên YouTube gây hại đến bản thân.

Trẻ em có đủ hiểu biết để phân biệt thật giả?

Gần đây nhất là trường hợp của cháu N.H.Đ.D. Ngày 10/1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận Đ.D. (15 tuổi, quê Hải Dương) trong tình trạng đa chấn thương do thuốc nổ theo video hướng dẫn trên YouTube.

Trước đó, ngày 29/11/2019, một cháu bé 7 tuổi ngụ huyện Nhà Bè, TP.HCM hôn mê sau khi thắt cổ theo video trên YouTube.

YouTube Viet Nam tran ngap video lam hai tre em hinh anh 1 Screenshot_119_1.jpg

Video này vẫn đang được bật quảng cáo bất chấp sự lên án, kêu gọi báo cáo của người dùng.

TheoTuổi Trẻ, dì của Đ.T.K. phát hiện cháu mình bỗng dưng treo cổ bằng chiếc khăn quàng của học sinh trên dây phơi đồ của nhà.

Lúc phát hiện, hai chân cháu đã cách mặt đất 20 cm, tím mặt, tím môi, tiểu không tự chủ, hôn mê. Cháu được người nhà đưa đến phòng khám gần nhà, sau đó được sơ cứu, chuyển vào Bệnh viện Pháp Việt.

Sau khi cháu được điều trị, tỉnh lại nói chuyện được, chị M. (dì cháu K) đã hỏi sao cháu lại làm như vậy?

Cháu hồn nhiên trả lời cháu hay xem những trò ma, ảo thuật trên YouTube. Trong đó có trò hướng dẫn cách thắt cổ, nhưng dù thắt cổ xong những nhân vật trên YouTube vẫn thở, vẫn sống được nên cháu làm theo.

YouTube Viet Nam tran ngap video lam hai tre em hinh anh 2
Một bé gái đã tự cắt tóc mình theo video YouTube.

Có thể cháu Đ.T.K. đã xem những clip hướng dẫn ảo thuật cách diễn trò thắt cổ nhưng không chết. Tuy vậy, có thể đầu óc non nớt của trẻ chưa phân biệt đâu là thật, đâu là giả để lường trước rủi ro.

Ngày 14/11, kênh YouTube 8 triệu đăng ký NTN Vlog của Nguyễn Thành Nam đăng tải video có tiêu đề “Thả 100 cái dao trên cao xuống”. Sau một ngày, video này nhận được hơn 1 triệu lượt xem.

Nhiều người biện hộ rằng NTN thả 100 con dao vào miếng thịt, không thả vào người, trẻ con sẽ không học theo trò nguy hiểm đó. Thế nhưng, đa phần người dùng cho rằng hành động của NTN có thể thôi thúc trí tò mò của trẻ nhỏ, khiến chúng làm theo.

“Con biết NTN không?”, Thanh Trúc, giáo viên của một trường cấp 2 tại Đồng Nai hỏi con sau khi đọc được những tin tức và tận mắt xem video của NTN.

Chị nhận được câu trả lời có từ cháu bé. Lúc này chị phải phân tích kỹ cho cháu hiểu và cầu mong cháu không làm theo. Nhưng trước thông tin có một bé trạc tuổi con mình bị thương sau khi làm theo các clip YouTube, chị Trúc không khỏi lo lắng.

Trước đó, ngày 29/4, chị Lê Thị Hòa, một phụ huynh tại Lâm Đồng sau khi thấy con mình xem video hướng dẫn sử dụng ma túy trên YouTube đã vô cùng bức xúc.

"Video này xuất hiện trong phần gợi ý trên ứng dụng YouTube của TV nhà tôi. Ngay lập tức tôi đã báo cáo nhưng video này vẫn tồn tại", chị Hòa nói thêm.

Video trên được đăng bởi kênh ***troll với hơn 800.000 người đăng ký. Sau gần một tháng tồn tại, video này không những không bị gỡ xuống mà còn đạt hơn 700.000 lượt xem và vẫn được gắn quảng cáo.

Dễ thấy, cứ vài tháng lại có một loạt video độc hại trên YouTube hướng đến trẻ em khiến phụ huynh không khỏi bất an.

Khi cha mẹ không theo kịp con

Không quá am tường công nghệ, chị Trúc không biết cài ứng dụng và YouTube Kids, nền tảng video với nội dung phù hợp cho trẻ em. Không theo kịp sự phát triển của công nghệ, chị Trúc chỉ có thể mua thiết bị để con có cái xem "cho bằng bạn bè", để không phải "mù công nghệ" như chị.

Có lẽ trong nhà chị, cháu bé 10 tuổi là người rành và tiếp xúc công nghệ nhiều nhất.

Cuối tháng 2, dõi theo tin tức báo chí, chị Trúc biết được YouTube Kids và cả việc ứng dụng này bị phát hiện có những video hướng dẫn trẻ em cách tự sát. Chị Trúc không thể ngờ, những nội dung này tồn tại trong thiết bị mà con chị sử dụng hàng ngày.

"Hiện tại, tôi đã để ý hơn những gì con xem trên YouTube. Chỉ khi có tôi, cháu mới được xem", chị Trúc khẳng định.

Chỉ có thể mua thiết bị để con có cái xem "cho bằng bạn bè", để không phải mù công nghệ như mẹThanh Trúc, giáo viên của một trường cấp 2 tại Đồng Nai.

Trước đó, Free Hess, một bác sĩ nhi khoa ở Florida, Mỹ cho biết khi đang cùng con xem video về game Splatoon của Nintendo trên YouTube Kids, cô phát hiện một đoạn có hình ảnh một người đàn ông đeo kính râm, cầm con dao tưởng tượng và hướng dẫn trẻ cách cắt tay.

“Nhớ nhé mấy nhóc, cắt ngang để có được sự chú ý, cắt dọc nếu muốn ‘đạt kết quả’”, gã vừa nói, vừa mô phỏng hành động dùng dao rạch cổ tay. “Hãy kết liễu cuộc đời mình đi”.