Trong năm 2020,ệtNamsẽchuyểndịchtừChínhphủđiệntửtiếnlênChínhphủsốlịch vleague hôm nay Bộ TT&TT sẽ sơ kết chương trình thí điểm đô thị thông minh, cấu phần CNTT nhất là việc thí điểm triển khai trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh, ban hành các hướng dẫn triển khai, tránh làm theo phong trào, không hiệu quả và lãng phí (Ảnh minh họa: TK) |
Cũng trong định hướng lĩnh vực ứng dụng CNTT năm 2020, cùng với việc xác định mục tiêu phải thực hiện tốt Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2025, Bộ TT&TT cũng sẽ tập trung làm tốt vai trò điều phối thống nhất về phát triển Chính phủ điện tử, trong khi vẫn phát huy sự chủ động của các bộ, ngành và địa phương.
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030 sẽ được Bộ TT&TT xây dựng trong năm nay. Đây là một nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt để giải quyết các ách tắc trong xây dựng Chính phủ điện tử từ trước đến nay, giải quyết các vấn đề có tính nền tảng, căn cơ như mối quan hệ giữa tập trung và phân tán, dùng chung hay không dùng chung.
Cụ thể, trong năm 2020, Bộ TT&TT sẽ hoàn thành các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 17 của Chính phủ, đặc biệt đối với các mục tiêu bảo đảm an toàn, an ninh mạng, kết nối, chia sẻ dữ liệu và cung cấp dịch vụ công mức độ 4. Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% các bộ, ngành, địa phương có nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP); 100% cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; đạt tỷ lệ 30% dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4.
Cùng với đó, năm nay sẽ sơ kết chương trình thí điểm đô thị thông minh, cấu phần CNTT nhất là việc thí điểm triển khai trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh, ban hành các hướng dẫn triển khai, tránh làm theo phong trào, không hiệu quả và lãng phí.
Đồng thời, tiếp tục xây dựng một số mô hình bộ điểm, tỉnh điểm, xã điểm; đào tạo 100 chuyên gia cho Chính phủ điện tử ở các bộ, ngành, địa phương là lực lượng nòng cốt để dẫn dắt quá trình phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam. Sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm từ sử dụng các ứng dụng của Chính phủ điện tử để phát triển Chính phủ điện tử và dành tối thiểu 1% tỷ lệ chi ngân sách các cấp (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) cho xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử.
Với năm 2019 vừa qua, theo Bộ TT&TT, thực hiện trọng trách được Chính phủ giao, Bộ đã thực hiện cách làm mới để thúc đẩy triển khai Chính phủ điện tử. Cụ thể, Bộ TT&TT đã tích cực làm việc trực tiếp với các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ triển khai một số hệ thống thông tin quan trọng như các cơ sở dữ liệu quốc gia; nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của bộ/tỉnh. Triển khai bộ điểm, tỉnh điểm về Chính phủ điện tử để nhân rộng.