100% cơ sở khám, chữa bệnh BHYT triển khai bằng căn cước công dân gắn chip
Theo đó, bước đầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thúc đẩy cải cách hành chính đã mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, bảo vệ quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Chị Lê Thị Linh Nhi (ngụ xã Quới An, huyện Vũng Liêm) đã quen với việc mỗi lần đưa ba chị đi khám bệnh, chỉ cần đưa CCCD, thủ tục nhanh chóng, không mất nhiều thời gian khi trình thẻ BHYT giấy.
“Ba chị lớn tuổi bị nhiều bệnh nền nên hơn 2 năm nay chị theo ba đi miết ở BVĐK tỉnh để tái khám hoặc nằm viện. Giờ đưa CCCD của người bệnh không phải chờ làm thủ tục lâu như trước nữa”, chị Nhi cho biết.
Đến nay, BHXH tỉnh đã thực hiện kết nối 131 cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) BHYT, góp phần cải cách thủ tục hành chính, mang lại những lợi ích thiết thực cho người tham gia BHYT và các cơ sở KCB.
Theo đó rút ngắn thời gian làm thủ tục KCB, hỗ trợ việc tra cứu thông tin liên quan đến BHYT chính xác, kịp thời, qua đó giúp hạn chế việc lợi dụng, trục lợi quỹ BHYT.
Theo BHXH tỉnh, tính đến ngày 7/6/2024, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, hệ thống của ngành đã đồng bộ số lượng số định danh cá nhân/CCCD với thẻ BHYT còn hiệu lực để đi KCB là 909.414 người đạt tỷ lệ 99,21%.
Về triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chip, 100% cơ sở KCB BHYT đã triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chip (đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng số định danh cá nhân/CCCD). Tính đến nay, đã có hơn 1.083.422 lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng số định danh cá nhân/CCCD thành công phục vụ làm thủ tục KCB BHYT.
Theo TS.BS Hồ Thị Thu Hằng - Giám đốc Sở Y tế, hiện 15/15 BVĐK, bệnh viện chuyên khoa, trung tâm y tế tuyến huyện đã triển khai KCB BHYT bằng CCCD có gắn chip, giúp cơ sở KCB tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chip thành công phục vụ làm thủ tục KCB BHYT. Sở Y tế khởi động triển khai đơn thuốc điện tử và liên thông đơn thuốc với hệ thống đơn thuốc quốc gia.
Phục vụ người dân hiệu quả, thiết thực
Theo ông Ngô Tuấn Anh- Phó Giám đốc BHXH tỉnh, việc triển khai KCB BHYT bằng CCCD, người bệnh chỉ cần sử dụng CCCD để làm thủ tục KCB, giúp đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian cho cả người bệnh và cán bộ y tế, cơ quan BHXH cũng tiết kiệm được chi phí in ấn và phát hành thẻ BHYT.
Qua đó, giúp đơn giản hóa giấy tờ, tiết kiệm thời gian cho người bệnh, tăng tính chính xác và đồng bộ thông tin.
Ứng dụng VssID- BHXH số đã phục vụ cho người dân trong việc cung cấp những thông tin mới về ngành BHXH, những chế độ, chính sách mới, tra cứu, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến về BHXH, BHYT, BHTN.
Ứng dụng còn giúp người lao động giám sát nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN của chủ sử dụng lao động, từ đó góp phần ngăn chặn lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT, BHTN.
Anh Trần Văn Hải (ngụ xã Hòa Phú, huyện Long Hồ) cài đặt ngay ứng dụng VssID trên điện thoại di động để theo dõi, giám sát tình hình đóng BHXH và các chính sách bảo hiểm khác của chủ sử dụng lao động ở công ty nơi anh làm việc.
Anh Hải chia sẻ, từ khi cài đặt ứng dụng VssID, mọi thông tin liên quan đến quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thông tin hưởng các chế độ BHXH khác (như: BHXH một lần, ốm đau, thai sản…) đều hiển thị rõ trong ứng dụng VssID.
Không chỉ thế, các thông tin mới về chính sách bảo hiểm được cập nhật liên tục trên ứng dụng, giúp người lao động nắm bắt được những thay đổi, qua đó bảo vệ được quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mình.
Hiện nay, trong quá trình tích hợp nhiều tính năng liên quan, qua ứng dụng VssID, người dùng còn có thể tra cứu được các thông tin cần thiết liên quan đến thẻ BHYT như: nhóm đối tượng BHYT, cơ sở KCB ban đầu, kể cả lịch sử KCB BHYT, thời hạn hiệu lực của thẻ BHYT…
“Từ khi cài ứng dụng VssID vào điện thoại, tui và các anh chị em trong công ty thường xuyên kiểm tra và biết được công ty nộp BHXH, BHYT, BHTN cho mình đến tháng nào. Việc này sẽ hạn chế tình trạng công ty chậm, nợ tiền BHXH, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động”, chị Nguyễn Thị Kim Thoa (ngụ xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình) cho biết.
Việc thực hiện công tác chuyển đổi số của ngành BHXH đang triển khai đã giúp cho DN, người lao động dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, kiểm tra đối chiếu dữ liệu thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và giải quyết chế độ chính sách, nâng cao tính minh bạch của thông tin.
Những lợi ích đó cho thấy ngành BHXH đang đi đúng hướng, mang lại những kết quả tích cực bước đầu, góp phần phục vụ người tham gia BHXH, BHYT ngày càng tốt hơn.
Theo ông Phạm Minh Dương- Giám đốc BHXH tỉnh, thời gian tới, BHXH tỉnh tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hướng tới xây dựng thành công BHXH số. Kịp thời rà soát, đề xuất cấp trên việc cập nhật, nâng cấp, điều chỉnh các phần mềm nghiệp vụ khi quy định hiện hành có sửa đổi, bổ sung.
Đồng thời, tăng cường kết nối dữ liệu của BHXH tỉnh với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ sở KCB và các sở, ban, ngành có liên quan…
Đây là nền tảng quan trọng để toàn ngành tiếp tục hiện đại hóa toàn diện bộ máy quản lý, mang lại lợi ích và nâng cao sự hài lòng từ phía người dân, DN, góp phần xây dựng thành công BHXH số trên địa bàn tỉnh.
Bài, ảnh: THÚY QUYÊN (Báo Vĩnh Long)
" alt=""/>Nhiều tiện ích từ chuyển đổi số bảo hiểm xã hội ở Vĩnh LongTrước khó khăn của người dùng, trên mạng vừa xuất hiện trang web https://nfc-guides.kalapa.vn/, hướng dẫn người dùng tìm vị trí của chip NFC trên 750 smartphone phổ biến hiện nay. Theo đó, với thao tác vô cùng đơn giản, người dùng khi vào trang web chỉ việc chọn hãng và dòng smartphone rồi bấm kiểm tra, ngay lập tức hình ảnh minh họa về smartphone và vị trí chip NFC sẽ hiện lên.
Bên cạnh đó, trên trang web này còn có video hướng dẫn người dùng cách quét chip điện tử trên căn cước công dân đối với các smartphone chạy các hệ điều hành Android và iOS.
Theo tìm hiểu của PV, trang web này được tạo bởi đội ngũ kỹ sư của công ty công nghệ Kalapa, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính với 5 năm kinh nghiệm trong việc phát triển sản phẩm xác thực eKYC.
Xác thực sinh trắc học khi chuyển khoản hơn 10 triệu đồngMột phụ nữ đeo găng tay nhựa khi đi trên tàu ngầm, các vị khách đeo khẩu trang tham dự lễ cưới. Cùng lúc đó, không ít người vội vã tích trữ mỳ ăn liền và gạo. Bạn bè gọi điện cho nhau và hỏi thăm “cậu vẫn còn sống chứ”.
Bầu không khí lo lắng đang phủ lên Daegu và các vùng lân cận khi người dân cố làm mọi cách tránh xa Covid-19, con virus đã làm hàng trăm người trong vùng ngã bệnh và giết chết ít nhất 10 người trong số đó.
“Chúng tôi gọi điện cho nhau và nửa đùa nửa thật hỏi xem bên kia còn sống không cũng như khuyên bảo lẫn nhau không lang thang ngoài đường phố”, Choe Hee-suk, một nhân viên văn phòng 37 tuổi kể với AP qua điện thoại.
Trước ngày 18/2, ở thành phố này không có một ca nhiễm Covid-19 nào. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng khi một phụ nữ trong độ tuổi 60 ở Daegu được xác nhận nhiễm Covid-19.
Khoảng một tuần sau, hơn 790 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận ở thành phố 2,5 triệu dân, nằm ở phía đông nam Hàn Quốc này. Số người nhiễm bệnh tăng vọt làm dấy lên lo ngại rằng dịch bệnh đã vượt tầm kiểm soát.
Số ca nhiễm Covid-19 ở Daegu chiếm hơn 80% tổng số trường hợp nhiễm bệnh ở Hàn Quốc. Ngoài ra 10 trong số 11 nạn nhân tử vong vì chủng virus corona mới này là ở Daegu. Hiện, Hàn Quốc là ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Hoài Linh
" alt=""/>Kiểu hỏi thăm ớn lạnh thời dịch Covid