Hiện nay, công tác dạy học trực tiếp với học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 đã ổn định, không phát sinh các tình huống phức tạp. Một số ít học sinh về quê chưa trở lại TP có nghỉ một số buổi học đầu.
Trong ngày 7, 8, 9/2, TP ghi nhận có 9 trường hợp F0 tại các trường học. Tất cả đã được xử trí theo quy định, không ảnh hưởng đến công tác dạy học và phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục trước đây được trưng dụng là nơi cách ly, thu dung, đã được các địa phương sửa chữa, trao trả. Tất cả các trường học này đều có thể mở cửa và đón học sinh từ ngày 14/2.
Sở GD-ĐT TP.HCM cũng cho biết, qua việc lấy ý kiến, khoảng 80-85% phụ huynh học sinh tiểu học và 60-80% phụ huynh của trẻ mầm non đồng ý cho trẻ đi học trở lại từ ngày 14/2. Số liệu này tùy thuộc vào từng địa phương, từng cơ sở.
![]() |
Để chuẩn bị cho việc đi học trở lại cho các khối lớp, trẻ mầm non, tiểu học, Sở GD-ĐT đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể. Các trường vẫn có kế hoạch cụ thể với học sinh chưa đi học trực tiếp ở từng cấp học, từng giai đoạn.
Tuy nhiên trong tuần học đầu tiên, sẽ tạm thời chưa tổ chức ăn sáng với các bé 3 tuổi trở lên. Lý do là để các cô giáo tập trung đón trẻ, tầm soát và giúp trẻ thích ứng với việc đến trường. Từ tuần thứ 2, việc này diễn ra bình thường.
Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng kêu gọi phụ huynh phối hợp chặt chẽ với nhà trường để giúp trẻ đến lớp an toàn. Tất cả trường hợp trẻ có dấu hiệu ho sốt, khó thở, hoặc có yếu tố dịch tễ, phụ huynh không cho trẻ đến trường, thực hiện test nhanh cho đến khi đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hiện nay, với bậc mầm non, có hiện tượng thiếu giáo viên và bảo mẫu. Tuy nhiên, đại diện Sở GS-ĐT cho rằng đây là hiện tượng cục bộ xảy ra ở một số ít cơ sở tư nhân. Nguyên nhân là do một số nhân sự về quê chưa trở lại.
Trong khi đó, các cơ sở mầm non công lập đảm bảo 100% trẻ em trở lại sẽ được chăm lo đầy đủ.
Linh An
Hơn 80% phụ huynh tiểu học ở TP.HCM ( lớp 1 đến lớp 5) đăng ký cho con đi học trực tiếp từ ngày 14/2.
" alt=""/>TP.HCM phát hiện 9 F0 trong 3 ngày dạy học trực tiếpLên 3 tuổi, Bảo Trân bắt đầu có biểu hiện sốt, bỏ ăn. Khi ấy cô bé còn quá nhỏ, chẳng biết diễn tả với mẹ về sự đau đớn của mình. Chị Vân đưa con đi phòng khám tư nhân, bác sĩ kê thuốc về uống, nhưng cứ hết thuốc là con sốt lại. Chỉ đến khi làm xét nghiệm máu thấy bất thường, bác sĩ mới khuyên chị đưa con đi bệnh viện lớn.
Bởi không có tiền, chị Vân chỉ đưa con vào bệnh viện địa phương, tuy nhiên tình trạng sức khỏe con ngày càng tệ. Chứng kiến bé Trân bỏ ăn kéo dài, cơ thể teo tóp, người thân đã gom góp tiền cho hai vợ chồng đưa con lên bệnh viện nhi đồng ở TP.HCM thăm khám. Kết quả khiến họ tá hỏa: Bảo Trân mắc bệnh u nguyên bào thần kinh giai đoạn cuối, đã di căn vào phổi.
“Nghe bác sĩ nói con chỉ còn 70% cơ hội sống, có thể đi bất cứ lúc nào, tôi hoảng hốt, bắt đầu sống những ngày lo sợ. Tôi từng mất một đứa con rồi, sợ lại mất thêm đứa này, chắc tôi không sống nổi”, chị Vân nghẹn lời.
Bệnh của Bảo Trân không biết từ khi nào, đến lúc được phát hiện, khối u đã quá to. Sau khi hội chuẩn, bác sĩ quyết định chuyển con sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để hóa trị cho khối u teo bớt rồi mới mổ.
Phác đồ đầu tiên con phải truyền 7 chu kỳ thuốc. Những lọ thuốc hóa chất nóng rát khiến đứa trẻ cháy sạm da, gầy rộc, không thiết ăn uống. Nguy hiểm hơn, cơ thể con không đáp ứng thuốc, khối u tiếp tục phát triển, bác sĩ phải đánh tiếp phác đồ mới, khi được 4 toa thì con có chỉ định mổ.
Cuối tháng 12 năm ngoái, Bảo Trân đã được phẫu thuật cắt bỏ 90% khối u tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Cô bé tiếp tục quay lại Bệnh viện Ung bướu hóa trị thêm 2 đợt để đủ phác đồ. Bác sĩ Chu Hoàng Minh (Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2) cho biết, Bảo Trân đáp ứng với thuốc nên hiện tại thể trạng con đã tạm ổn định, tuy nhiên vẫn phải theo dõi phần khối u còn lại.
Sau quãng thời gian lao đao chạy chữa bệnh cho con, gia đình chị Vân đã kiệt quệ kinh tế. Trước khi Bảo Trân đổ bệnh, vợ chồng chị không có phương tiện canh tác, phải đi làm thuê. Tiền công khoảng 170.000 đồng/ngày, bữa có bữa không. Họ chắt bóp lo cho 2 con nhỏ và người cha già từng bị tai biến. Bất ngờ con gái út gặp tai ương, con gái lớn đang học lớp 10 buộc phải nghỉ học để phụ cha mẹ. 2 năm nay, một mình anh Đặng Sa Ri đi làm, tiền kiếm được chẳng thấm tháp so với chi phí. Nợ nần chồng chất, đến nay họ đã chẳng còn nơi nào để vay thêm.
Ông Nguyễn Văn Lắm, Trưởng Khu phố 3, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang xác nhận, từ khi con gái út đổ bệnh hiểm nghèo, gia đình chị Trần Thị Thu Vân rơi vào cảnh khó khăn. Kinh tế phụ thuộc vào lao động duy nhất là anh Đặng Sa Ri nên chẳng thể nào xoay xở kịp.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Trần Thị Thu Vân hoặc anh Đặng Sa Ri; Địa chỉ: Khu phố 3, phường 3, thị xã Cai Lậy, Tiền Giang. SĐT: 0353239191. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộMS 2024.145 (Bé Đặng Hoài Ngọc Bảo Trân) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản:0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |