- Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Tigres UANL, 06h00 ngày 12/1: Khi hổ ly sơn
- Video: Chuyện tình xúc động ở viện dưỡng lão
Viện dưỡng lão ở Thanh Oai (Hà Nội) nằm im lìm trong khu chung cư cao tầng. Xung quanh thưa thớt bóng xe cộ.
Phần lớn thành viên ở đây từ 65 tuổi trở lên. Dù thời trẻ họ đến từ đâu, làm gì, có địa vị ra sao nhưng trong mái nhà chung này, người ta chỉ cần biết đến tên của nhau, an nhiên tự tại, bỏ qua những bộn bề, bon chen của kiếp người.
8 giờ sáng, tôi có mặt tại sảnh chính của tòa nhà. Từng tốp các cụ lớn tuổi đưa nhau đến khu vật lý trị liệu. Cụ nào tai biến nặng, bị liệt… phải di chuyển bằng xe lăn, sẽ có nhân viên đưa xuống.
Tại đây, các cụ được tập cơ, vận động nhẹ bằng các bài tập phù hợp, giúp mạch máu tuần hoàn, cơ thể dẻo dai hơn. Sau giờ tập, các cụ tập trung xem ti vi hoặc ngồi hàn huyên. Trên môi họ, nụ cười luôn rạng rỡ.
Trong số đó, tôi chú ý đến cặp vợ chồng ông Dương Văn Dần (SN 1958) và bà Nguyễn Thị Nhơn (SN 1956) quê Ninh Bình. Một đời bên nhau, ở tuổi gần đất xa trời, ông bà cùng vào viện dưỡng lão sống.
|
Bà Nhơn chuẩn bị đồ tươm tất lên gặp ông Dần. |
Các nhân viên y tế cho biết, vợ chồng ông bà đều bị tai biến cách đây nhiều năm. Ngày mới vào, sức khỏe cả hai không tốt. Bà Nhơn bị tai biến nhiều lần nhưng nhờ tập luyện chăm chỉ, thể trạng nhanh chóng hồi phục, có thể đi lại bình thường, trí nhớ minh mẫn.
Ông Dần yếu hơn, phải ngồi xe lăn, mọi vận động phụ thuộc vào sự hỗ trợ của điều dưỡng. Trí tuệ ông bắt đầu sa sút. Điều duy nhất ông nhớ là tên, tuổi và quê quán của vợ mình.
Để tiện chăm sóc, các nhân viên ở đây bố trí cho bà Nhơn ở tầng 3 - khu dành cho người khỏe mạnh, còn ông Dần ở tầng 4, khu chuyên biệt. Sống cùng tòa nhà nhưng khác tầng, mỗi lần nhắc đến chồng, bà Nhơn lại xúc động, giọng lạc đi.
|
Giây phút gặp gỡ của cặp vợ chồng già. |
Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu, bên nhau suốt mấy chục năm, cùng đi qua bão giông tuổi trẻ. Giờ với ông bà, thứ quý giá chính là khoảnh khắc bình yên và cái nắm tay lúc tuổi già.
Đều đặn mỗi ngày bà Nhơn chuẩn bị tươm tất, mái tóc chải gọn gàng, chỉnh lại trang phục, lên thăm ông. Ai cho bánh, kẹo, bà giữ lại, bọc kín, phần chồng.
Đôi vợ chồng nhìn thấy nhau, như thể đã lâu rồi chưa gặp, nước mắt chực trào nơi khóe mắt. Hậu quả của lần tai biến gần nhất khiến ông Dần không nói được nhiều, chỉ vươn cánh tay yếu ớt về phía vợ, bà Nhơn âu yếm, khẽ nắm tay chồng vỗ về.
Lần giở túi nilon đựng bánh, bà giục chồng ăn rồi bắt đầu kể những câu chuyện vụn vặt về bạn bè, con cháu. Bà biết, ông không nhớ được nhưng ít ra, mỗi ký ức xưa cũ vẫn có thể hiển hiện bên ông qua ‘thước phim’ bà tua lại.
Chị Thơm - điều dưỡng trưởng của viện dưỡng lão kể lại, bà Nhơn rất tình cảm với ông. Hôm nào mệt không lên thăm được, bao giờ bà cũng hỏi thăm ông qua nhân viên. Nghe tin ông Dần ăn kém một chút, kiểu gì bà cũng vội vàng lên gặp.
|
Ai cho bánh, kẹo bà Nhơn đều để phần cho chồng. |
Anh Tùng (con trai ông bà Nhơn - Dần) chia sẻ, bố mẹ anh gặp nhau và nên duyên khi ông Dần công tác trong ngành giáo dục, bà Nhơn làm hợp tác xã.
Họ có cuộc sống đầm ấm hạnh phúc, sinh được 4 mặt con nhưng hai người con không may mất sớm, hiện còn anh và chị gái. Lúc khỏe mạnh, hai vợ chồng bà Nhơn năng nổ, tham gia các hoạt động địa phương.
Suốt mấy chục năm hôn nhân, bà Nhơn dành sự quan tâm tận tụy cho chồng. Từng miếng ăn, giấc ngủ, bà chu toàn để ông an tâm công tác.
Ông Dần không thường xuyên nói lời tình cảm mà thể hiện bằng hành động. Ông giúp vợ việc nhà, chăm sóc con cái, chiều chuộng sở thích của bà Nhơn. Gia đình có mâu thuẫn, xung đột, bao giờ ông cũng nhường nhịn vợ.
Họ chưa từng xa nhau một ngày nào. Khi ông ốm, nằm một chỗ, các con thay nhau chăm sóc nhưng lúc nào ông cũng thích vợ bên cạnh.
Đến lúc bà Nhơn ngã bệnh, bà nói các con cho hai vợ chồng vào viện dưỡng lão sống. Bà sợ con cái vất vả mưu sinh, lại phải tất bật lo cho bố mẹ.
Trước đây, anh Tùng chịu khó đưa bố mẹ đi châm cứu, bấm huyệt kết hợp chữa Tây y. Ở nhà, anh thuê giúp việc trông nom hai cụ nhưng sự chăm sóc không được chu đáo. Trăn trở nhiều đêm, anh đành chiều theo ý mẹ.
'Tình cảm ông bà dành cho nhau sâu sắc, đến bây giờ, con cái vẫn phải học theo. Giữa bộn bề của cuộc sống, gặp khó khăn, trắc trở đến đâu, chúng tôi vẫn nhìn vào bố mẹ để vượt qua, xây dựng tổ ấm của mình.
Từ ngày vào trung tâm, tinh thần ông bà phấn chấn lên nhiều. Mẹ tôi hay kể được mọi người tổ chức sinh nhật chung, cắt bánh ga tô, nghe nhạc, hoạt động tập thể khá phong phú. Giặt giũ quần áo, cơm nước có người lo từ a- z', anh Tùng nói.
Người phụ nữ quyết ly hôn vì chồng không đóng góp tiền sinh hoạt
Kết hôn từ năm 21 tuổi nhưng chỉ sau 9 năm chung sống, người phụ nữ sinh năm 1954 ly hôn vì cho rằng chồng thiếu sự quan tâm đến gia đình.
" alt=""/>Rơi nước mắt trước cặp vợ chồng 'nắm tay nhau trọn hết đoạn đường đời'
- Chiều Chủ Nhật, trung tâm Sài Gòn vô cùng náo nhiệt. Vậy mà - chỉ cách chợ Bến Thành vài bước chân (P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM) một gia đình bé nhỏ đang thoải mái nằm nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt nhọc …
53 năm bám vỉa hè
Trên tấm bạt nhỏ, một bà cụ đang ngồi đảo mắt nhìn tứ phía. Cạnh bà, một đứa bé đang nằm ngủ và con chó ngồi vẫy đuôi. Trước mặt 2 bà cháu, chiếc thau nhỏ bên trong có nhiều đồng tiền lẻ. Cạnh đó có một chiếc bao căng phồng và một thùng xốp lớn.
Thằng bé vẫn say sưa ngủ. Một người đi ngang qua cúi xuống bỏ vào thau một tờ tiền. Bà nở nụ cười, nói lời cám ơn.
Bà đã già. Trên khuôn mặt sạm nắng của bà có nhiều vết nhăn. Đôi mắt bà không còn sáng nhưng cũng đủ để nhìn cảnh vật xung quanh…
Chúng tôi tiếp cận bà. Bà rất vui và cởi mở. Câu chuyện bà kể cho chúng tôi nghe thật thắt lòng…
|
Cuộc sống trên vỉa hè của hai bà cháu và chú chó nhỏ |
Bà tên Mai Thị Kim Hoàng, 60 tuổi. Bà không còn nhớ quê quán mình ở đâu, chỉ biết, bà đến ở khu vực này khi vừa lên 7 tuổi. Năm ấy, cha mẹ qua đời, bà về sống với người dì. Người dì này rất mê cờ bạc. Sau những lần thua bạc dì hay cáu gắt và đổ lên đầu đứa cháu côi cút của mình bằng những trận đòn chí tử.
'Tôi đến khu vực này từ lúc ấy. Hàng ngày tôi tá túc ở nhà ga Sài Gòn (bây giờ là Công viên 23 tháng 9) trên đường Lê Lai. Còn nhỏ, chưa biết làm gì ra tiền để sinh sống, tôi đi xin, đi nhặt thức ăn thừa để qua ngày. Đêm xuống, tôi vào ngủ ở nhà ga nhưng cũng không đêm nào được yên vì nơi đây nhiều tệ nạn.
Sau đó, tôi bỏ đến khu vực khác. Ban đêm, tôi tìm những góc khuất để ngủ. Những hôm mưa, tôi cố lết vào những mái hiên nhà nhưng chủ nhà không cho ngủ. Thế mà cũng lớn dần lên', người đàn bà nhớ lại.
Bà kể tiếp: 'Năm 14 tuổi, tôi được nhận vào làm ở quán ăn Thanh Xuân trên đường Tôn Thất Thiệp. Có lẽ đây là quãng thời gian tôi hạnh phúc nhất. Tuy nhiên cũng không được lâu, 5 năm sau tôi mất việc'.
|
Nơi bà cháu nghỉ ngơi cách chợ Bến Thành vài bước chân |
'Thời gian này, ai thuê bất cứ việc gì tôi cũng làm. Giờ rảnh, tôi đi lượm ve chai. Cũng nhờ vậy mà sống được qua ngày. Một hôm, tình cờ tôi gặp một thanh niên, lớn hơn tôi vài tuổi. Chuyện trò qua lại được vài lần, chúng tôi yêu nhau.
Mối tình lớn dần lên cho đến năm 23 tuổi, tôi có thai. Lúc này chồng tôi trở nên đổ đốn. Rượu chè, ăn nhậu rồi bỏ mặc mẹ con tôi. Hàng ngày, tôi bế con đi lượm ve chai để có tiền mua sữa cho con. Cha nó mải vui chơi không một lần ghé lại. Cuộc sống cứ thế, cảnh mẹ con nheo nhóc vậy mà cũng trôi qua.
Nghĩ lại, quãng thời gian này là khổ nhất. Tay xách nách mang nuôi con lớn cho đến năm nó 10 tuổi, nó bỏ tôi đi ở với người dưng. Tôi buồn lắm nhưng biết làm sao giờ. Chỉ mong con không làm điều gì dại dột để khổ cho bản thân …', bà Hoàng nói, giọng bùi ngùi.
Mong ngoại có nhà
Thằng bé vừa thức giấc. Nó choàng tay qua ôm bà, con thương ngoại lắm. Nó gục đầu vào người bà như muốn tìm hơi ấm.
'Nó là cháu ngoại tôi đấy. Mười năm trước, trong một buổi tối, con gái tôi tìm về. Trên tay nó là một đứa bé sơ sinh còn đỏ hỏn… Đứa bé vừa đầy tháng. Nó nói, con của con đó. Con nuôi không nổi, má nuôi dùm con. Tôi từ chối, 'tao nuôi thân tao còn chưa xong làm sao nuôi con mày?'. Nói vậy nhưng nó có nghe đâu. Nó bỏ mặc con nó cho tôi rồi biến mất. Nghe nói bây giờ nó ở tận Bình Dương và rất nghèo khổ'.
|
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, bà Hoàng và cháu trai vẫn nuôi một chú chó nhỏ để bầu bạn. |
'50 tuổi, tôi ôm đứa trẻ sơ sinh đi khắp đó đây tìm kiếm mưu sinh cho cả hai bà cháu. Có những lúc đang lượm ve chai, nó khát sữa khóc tôi phải ngưng lại cho nó bú rồi làm tiếp. Nắng, gió, mưa đã quá quen với nó nên cũng ít bệnh, nhờ vậy mới qua ngày được.
Thằng bé càng lúc càng lớn. Nó cần có bạn để chơi nhưng có đứa trẻ nào dám đến chơi với nó? Buồn quá, tôi xin cho nó một con chó để nó chơi cùng. Nhưng rồi chó cũng bị bắt mất. Kiếm con khác cũng mất. Đến gần đây, tôi mới ky cóp được 500.000đ mua cho nó con chó này để bầu bạn với nó', bà nói, ánh mắt hướng về phía con chó đang nằm vẫy đuôi.
Thằng bé ôm con chó vào lòng nhìn chúng tôi. 'Con tên gì?' 'Dạ con là Mai Thành Trung nhưng ngoại cứ kêu con là Cu Bin'. 'Hàng ngày con làm gì?'. 'Con theo phụ ngoại lượm ve chai và bán vé số'.
Cu Bin cho biết, cháu đã học hết lớp 3 nhưng hiện đã nghỉ học. Cháu bày tỏ ao ước tiếp tục đến trường. 'Nhưng làm sao tiếp tục được?'.
Ngoại của Bin nói: 'Chúng tôi không nhà không cửa, không mảnh giấy tùy thân, ai cho học. Muốn lắm chứ. Đêm đêm nó thường thỏ thẻ với tôi, con không muốn ngủ ngoài đường chỉ mong có một mái nhà để con và ngoại sinh sống. Mà không học thì làm sao mơ đến được?'.
53 năm ở lề đường, đến lúc tuổi già vẫn chưa biết được tương lai sẽ ra sao. Bà nói: 'Cũng may bây giờ không còn cô độc nữa. Bên cạnh tôi còn có cháu ngoại và con chó trung thành. Tôi chỉ cầu mong ban đêm ngủ không bị đuổi, ban ngày lao động kiếm đủ tiền cơm nước qua ngày là mãn nguyện lắm rồi.
Ước mơ của đứa bé, của bà cụ không phải lớn lao gì nhưng biết bao giờ bà cháu mới đạt được ?
Nàng dâu Việt tiết lộ bất ngờ về cuộc sống ở Nhật
Cuộc sống ở Nhật Bản khá đắt đỏ, để tiết kiệm chi phí, cô gái Thanh Trúc đã tự thiết kế căn bếp nhỏ bằng các nguyên liệu giá rẻ, khoảng 700 nghìn đồng.
" alt=""/>2 bà cháu ngủ vỉa hè Sài Gòn vẫn dành tiền nuôi chú chó nhỏ
- Khi tôi vừa chia tay mối tình đầu thì gặp Thông qua giới thiệu của bạn bè. Anh ấy đã dùng tốc độ "ánh sáng" để cưa cẩm và ngỏ lời muốn kết hôn. Thú thật, lúc đó trái tim tôi đang bấn loạn. Tôi chưa yêu Thông nhiều nhưng để nhanh chóng quên người yêu cũ nên đã nhận lời yêu và lấy Thông.
Biết là quá bất công với Thông nên tôi cố làm mình phục hồi tinh thần, sống lạc quan và đối đãi với anh tử tế để trong thâm tâm đỡ phần áy náy. Thông là tuýp đàn ông có phần khô cứng. Anh được cái chân thành và tốt nết bù đắp lại phần nào. Nhưng lúc ấy tôi không có quá nhiều lựa chọn.
|
Chồng ân ái khô cứng, nhạt nhẽo, tôi sợ mình lạc lòng với người yêu cũ |
Khi cưới, tôi đã xấp xỉ 30 tuổi. Cứ tưởng con cái ra đời, rồi vợ chồng ở với nhau lâu dài, lựa tính nhau mà sống thì mọi sự sẽ thuận buồm xuôi gió. Nhưng đó chỉ là cảm quan ban đầu của tôi.
Khi con cái bắt đầu cứng cáp, và cùng thời điểm kinh tế dần khá lên, tôi chú ý đầu tư đến chất lượng cuộc sống, trong đó có chất lượng ái ân. Lúc đó, tôi nhận thấy sự lệch pha rõ rệt từ hai phía. Trong khi tôi là tuýp phụ nữ khá mới mẻ trong quan điểm về khía cạnh tình dục, cảm thấy đó là gia vị chính trong việc thúc đẩy sự khăng khít tình cảm vợ chồng, thì Thông chỉ coi đó là việc "làm cho xong".
Anh khô khan trong đời sống hằng ngày đã đành, trọng chuyện riêng tư hai người, anh cũng chẳng khá hơn. Mặc cho vợ đầu tư nội y nóng bỏng, chăn ga gối đệm thơm phức, nến thơm lãng mạn, Thông cũng không biết cách ngợi khen vợ lấy một câu. Việc tận dụng không gian lãng mạn để làm mới quan hệ vợ chồng lại càng là việc làm xa vời với anh.
Nhiều lúc tôi cảm giác chồng xem chuyện ái ân chỉ là cách thức phối ngẫu với mục đích duy trì nòi giống. Cuộc yêu diễn ra, chồng hành sự như cái máy ủi, không biết cách thể hiện cảm xúc, không biết nói những lời yêu đương ngọt ngào với người bạn đồng hành với mình.
Bản thân sợ mình nhàm chán một màu mới dẫn đến chồng hành sự như vậy, nên tích cực học hỏi làm mới mình, nâng cao kỹ năng phòng the. Nhưng cho dù tôi có nỗ lực đến đâu, cũng không mảy may làm anh thay đổi. Thành thử trong "cuộc yêu", tôi không biết anh liệu có hài lòng, lúc nào chuẩn bị "chạm ngưỡng".
Nhiều lần góp ý những mong Thông thay đổi, nhưng anh chỉ ừ hữ cho qua. Có lúc anh cáu, nói tôi làm màu, cố tình "nâng cao quan điểm", chứ năm năm hai đứa rồi còn than thở nỗi gì. Anh đâu biết việc đếm số lượng con cái chỉ là hình thức bề ngoài, phụ nữ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng cuộc yêu hơn là những thứ hời hợt như thế.
Thông càng khô khan, tôi càng thổn thức nhớ Cương - mối tình đầu. Bảy năm bên nhau, Cương đã tôn trọng và lãng mạn trong từng lần yêu với bạn gái. Anh cho tôi biết tới những khoảng khắc sung sướng, đam mê của chuyện chăn gối.
Gần đây Cương đã ly dị vợ và đang sống độc thân. Không biết làm cách nào, anh lần ra số điện thoại và địa chỉ facebook của tôi. Những cảm xúc yêu đương thời còn mặn nồng được anh khơi gợi lại ngày càng nhiều. Tôi biết đâu là giới hạn cho mình, và không để sự bồng bột khiến bản thân phải đánh đổi và trả giá.
Nhưng với sự khô cứng và hời hợt của Thông hiện tại, tôi sợ một ngày nào đó, mình sẽ buông tay và bỏ lại tất cả để chạy theo sự đam mê tuổi trẻ từ lâu đã bị ngủ quên.
Tôi sợ không chiến thắng nổi chính mình. Tôi phải làm sao để thức tỉnh bản thân và chấp nhận sự thật về con người Thông? Xin bạn đọc hãy cho tôi lời khuyên.
Chàng trai gốc Việt gây sốt cộng đồng mạng vì có mẹ trẻ như... chị gái
Một chàng trai gốc Việt có tên Jonathan Nguyen, đang sinh sống ở thành phố Los Angeles (Mỹ), đã gây sửng sốt với cư dân mạng khi đăng tải những bức ảnh chụp với người mẹ của mình.
" alt=""/>Tâm sự của người vợ chán chồng, ngoại tình với người yêu cũ