当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo FC Tokyo vs Avispa Fukuoka, 16h30 ngày 30/6: Tiếp tục thăng hoa 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Botev Vratsa vs Lokomotiv Sofia, 22h30 ngày 14/2: Bộ mặt quen thuộc
Bộ Công an nhận định, đây là vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, có liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Kết quả điều tra xác định, ngoài hành vi sai phạm của bị can Bùi Văn Sâm và bị can Phạm Thị My trong quá trình tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Cơ quan điều tra còn phát hiện một số tồn tại, bất cập, sơ hở, thiếu sót trong quá trình chỉ đạo, tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Quá trình điều tra xác định, trong thời gian tham gia các công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa năm 2021, tại đợt 1 và đợt 2, bị can Phạm Thị My đã mang các thông tin, tài liệu liên quan đến ngân hàng câu hỏi ra khỏi khu vực quy định, vi phạm quy định của quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi và các quy định về bảo mật tài liệu của Bộ GD-ĐT.
Theo Bộ Công an, để xảy ra hành vi vi phạm này, ngoài yếu tố chủ quan từ việc bị can Phạm Thị My đã không chấp hành các quy định, cam kết về công tác bảo mật, cũng có trách nhiệm của cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát được phân công trong các đợt công tác và trách nhiệm chỉ đạo của Ban chỉ đạo xây dựng ngân hàng câu hỏi.
Đồng thời, nguyên nhân cũng do Bộ GD-ĐT chưa có văn bản hướng dẫn, phân công công việc, trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân tham gia công tác giám sát, chưa có biện pháp chủ động trong công tác phòng ngừa các vi phạm của thầy cô giáo khi tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi.
Ngoài ra, trong quá trình tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi phục vụ ra đề thi năm 2019, ông Đ.T.C, cán bộ Trung tâm khảo thí quốc gia, đã thực hiện việc chỉnh sửa phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi để đạt được yêu cầu rút tổ hợp câu hỏi thi theo chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi.
Việc chỉnh sửa đã làm thay đổi cơ chế rút đề của phần mềm từ ngẫu nhiên thành rút theo thứ tự sắp xếp ưu tiên, ông C. đã báo cáo việc này qua email nhưng Trưởng Ban chỉ đạo công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi không có ý kiến chỉ đạo.
Vì vậy sau đó, phần mềm đã bị chỉnh sửa vẫn được sử dụng trong quá trình ra đề thi tại Hội đồng ra đề từ 2019 đến 2021, không theo cơ chế ngẫu nhiên, vi phạm quy chế thi các năm 2019 – 2021.
Việc chỉnh sửa phần mềm làm mất tính năng rút ngẫu nhiên của phần mềm, sau đó được sử dụng để hỗ trợ công tác ra đề thi trong khu vực cách ly là không đảm bảo quy định của quy chế thi và tạo ra sơ hở để các bị can Bùi Văn Sâm, Phạm Thị My lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội.
Cũng theo Bộ Công an, việc phân công nhiệm vụ cho các chuyên gia, giáo viên viên tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi còn chưa hợp lý. Bộ GD-ĐT phân công các thầy cô giáo vừa làm công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi vừa tham gia công tác ra đề thi là chưa khách quan, dễ dẫn đến lộ lọt thông tin, tài liệu liên quan đến các câu hỏi.
Cơ quan điều tra, Bộ Công an kiến nghị Bộ GD-ĐT, xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân đã chỉ đạo, thực hiện chỉnh sửa phần mềm dẫn đến phần mềm sử dụng trong Hội đồng ra đề ra thi từ năm 2019 đến năm 2021 không đảm bảo nguyên tắc ngẫu nhiên, vi phạm quy chế thi.
Kiểm tra, xem xét xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân được giao nhiệm vụ, nhưng đã để cán bộ giáo viên vi phạm quy định bảo mật trong quá trình xây dựng ngân hàng câu hỏi năm 2021 và Hội đồng ra đề thi năm 2021 sử dụng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi hoạt động không đảm nguyên tắc rút đề ngẫu nhiên vi phạm quy chế thi.
Đồng thời Cơ quan điều tra, Bộ Công an kiến nghị Bộ GD-ĐT kịp thời có biện pháp ngăn chặn, khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi kỳ thi THPT quốc gia, đảm bảo khách quan, chặt chẽ, đúng quy định.
Bộ GD-ĐT cũng được kiến nghị tiến hành kiểm tra, rà soát các quy định, quy trình, quy chế liên quan đến công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và công tác ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia để bổ sung, khắc phục những quy định còn chưa chặt chẽ, không để các cá nhân lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Kết quả thực hiện đề nghị Bộ GD-ĐT trao đổi để Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an biết phục vụ việc xử lý vụ án.
Mời quý phụ huynh, học sinh tra cứu điểm thi THPT quốc gia năm 2023trên VietNamNet
Bộ Công an chỉ ra những sơ hở trong vụ lộ đề thi tốt nghiệp THPT
Nhận định, soi kèo SLNA vs Hải Phòng, 18h00 ngày 15/2: Chia điểm?
Google vừa tung ra bản cập nhật bảo mật mới nhất dành cho trình duyệt Chrome, vá 10 lỗ hổng, bao gồm một lỗ hổng zero-day vẫn đang được khai thác ngoài thực tế. Được xác định là CVE-2020-16009, lỗ hổng zero-day này do nhóm phân tích nguy cơ TAG của Google phát hiện. Đây là nhóm bảo mật có trách nhiệm theo dõi các thế lực xấu và hoạt động đang diễn ra của họ.
Theo đúng truyền thống Google, chi tiết về lỗ hổng bảo mậtvà nhóm khai thác lỗ hổng không được công khai. Nó giúp người dùng Chrome có thêm thời gian cài đặt cập nhật và ngăn chặn thế lực xấu khác phát triển phương thức tấn công riêng dựa trên cùng một lỗ hổng zero-day. Người dùng Chrome được khuyến nghị nâng cấp trình duyệt ngay.
Theo ZDN, đây là lỗ hổng zero-day trên Chrome thứ hai mà Google phát hiện đã bị khai thác trong 2 tuần qua. Vào ngày 20/10, Google cũng phát hành cập nhật bảo mật cho Chrome, vá lỗ hổng zero-day CVE-2020-15999 nằm trong thư viện phân giải phông chữ (font rendering library). Nó có thể kết hợp với lỗ hổng zero-day trên Windows CVE-2020-17087.
Lỗ hổng zero-day trên Chrome cho phép thực thi mã độc bên trong trình duyệt, còn lỗ hổng Windows được dùng để tăng quyền và tấn công hệ điều hành. Microsoft dự kiến vá lỗ hổng này vào ngày 10/11.
Google Chrome là trình duyệt web đứng đầu thế giới về thị phần. Theo thống kê hồi tháng 5, Chrome chiếm 69% thị phần trình duyệt toàn cầu. Tại Việt Nam, số người dùng trình duyệt của Google cũng áp đảo. Do vậy, người dùng Internet Việt Nam cũng nên cập nhật phần mềm này để tránh nguy cơ bị hacker khai thác.
Du Lam
Trong 10 tháng đầu năm 2020, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 4.161 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
" alt="Google vá lỗ hổng zero"/>Nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp và người dùng
Tại Chỉ thị 66, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng cũng như việc phát triển các hệ thống Wi-Fi Internet tại các khu vực công cộng an toàn, hiệu quả, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ, bảo đảm an toàn mạng lưới thông tin phục vụ đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Bộ TT&TT đã yêu cầu các doanh nghiệp Internet, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở TT&TT thực hiện một số nhiệm vụ.
Cụ thể, các doanh nghiệp Internet thực hiện xây dựng và triển khai các giải pháp kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ để quản lý, lưu trữ, xác thực thông tin người sử dụng tại các điểm truy nhập Wi-Fi Internet công cộng do doanh nghiệp quản lý hoặc phối hợp với các đơn vị, cơ quan, tổ chức triển khai các dự án đô thị thông minh, các dự án cung cấp dịch vụ công nhằm tuân thủ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Luật Viễn thông và pháp luật về an toàn thông tin.
Phân loại và thống kê các loại hình thuê bao Internet đang ký hợp đồng là thuê bao cá nhân/hộ gia đình, tổ chức nhưng cung cấp Wi-Fi Internet cho công cộng (thực chất là điểm truy nhập Internet công cộng), đặc biệt tại các quán cà phê, nhà hàng, hội trường, sân bay, sân vận động, khu nghỉ mát... để yêu cầu thực hiện các quy định về quản lý thông tin người sử dụng; đề xuất nội dung quy định trong hợp đồng với các thuê bao sử dụng dịch vụ truy nhập Internet cung cấp cho bên thứ ba và các chính sách riêng áp dụng cho loại thuê bao này.
Các doanh nghiệp cũng được yêu cầu hướng dẫn các chủ điểm truy nhập Wi-Fi Internet công cộng thực hiện các quy định về quyền, nghĩa vụ điểm truy nhập Internet công cộng theo Nghị định 72/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 27/2018 của Chính phủ; triển khai giải pháp kỹ thuật tại điểm truy nhập Wi-Fi Internet công cộng để thực hiện lưu trữ, xác thực thông tin người sử dụng Internet…
Triển khai các giải pháp giám sát an toàn với các điểm Wi-Fi Internet công cộng
Cũng tại Chỉ thị 66, Bộ TT&TT chỉ đạo Cục An toàn thông tin triển khai đánh giá nguy cơ mất an toàn thông tin tại một số điểm truy nhập Wi-Fi Internet công cộng lớn và thông báo cho các doanh nghiệp Internet và các chủ điểm truy nhập Wi-Fi Internet công cộng về các nguy cơ mất an toàn thông tin.
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan có liên quan đánh giá các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin tại các điểm truy nhập Wi-Fi Internet công cộng phân nhóm theo các loại điểm truy nhập Wi-Fi Internet công cộng để đề xuất áp dụng các biện pháp quản lý, xác thực thông tin người sử dụng.
Các loại điểm truy cập Wi-Fi Internet công cộng cần được phân nhóm thành: Đại lý Internet; Điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp; Điểm truy nhập Internet tại các địa điểm công cộng gồm điểm do doanh nghiệp phối hợp với địa phương triển khai các dự án thành phố thông minh, cung cấp dịch vụ công; tại các nhà hàng, quán cà phê..., các điểm Wi-Fi Internet tại các địa điểm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho khách đến truy nhập.
Cục An toàn thông tin cũng có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các doanh nghiệp Internet, các chủ điểm triển khai các giải pháp giám sát an toàn, an ninh mạng đối với các điểm truy nhập Wi-Fi Internet công cộng. Ban hành hướng dẫn và yêu cầu kỹ thuật tối thiểu để bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống cung cấp dịch vụ truy nhập Wi-Fi Internet công cộng.
Cục An toàn thông tin chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế nghiên cứu, đề xuất các nội dung quy định hướng dẫn chi tiết về an toàn thông tin, bảo mật thông tin người sử dụng Internet tại các điểm truy nhập Wi-Fi Internet công cộng.
Cục Tin học hóa được giao phối hợp với Cục Viễn thông và Cục An toàn thông tin nghiên cứu, đề xuất, hướng dẫn các tỉnh, thành phố thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thông tin đối với các điểm truy nhập Wi-Fi Internet tại các dự án thành phố thông minh.
Cục Viễn thông chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp Internet thực hiện các nội dung của Chỉ thị nhằm thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về quản lý Internet công cộng, người sử dụng dịch vụ viễn thông và tăng cường bảo đảm an toàn an ninh thông tin.
Bên cạnh đó, Cục Viễn thông cung cấp thông tin danh sách các điểm truy nhập Wi-Fi Internet công cộng trên địa bàn tỉnh, thành phố và phối hợp với các Sở TT&TT để triển khai, thực hiện Chỉ thị đồng bộ, thống nhất trên toàn quốc; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; tổng hợp, đánh giá kết quả việc thực hiện Chỉ thị…
Theo Bộ TT&TT, những năm gần đây, hạ tầng truy nhập Internet băng rộng cố định phát triển rộng khắp cả nước. Việc triển khai các điểm truy nhập Internet công cộng đã góp phần phổ cập dịch vụ, giúp người dân dễ dàng thực hiện các dịch vụ công, các giao dịch trực tuyến.