Chỉ 3 tuần trước khi ra mắt chính thức,ôchiêuđấuhữuchiêkq y đã có 12.000 SIM Beeline đến tay người dùng. Ảnh Thu Hương. |
Bài liên quan:
Beeline đã cấp 120.000 SIM cho khách hàng
Đúng như những gì đã được dự báo, Beeline “khai hỏa”, gia nhập thị trường bằng giá cước “sốc” và chỉ có duy nhất gói cước với tên gọi Big Zero để cạnh tranh với các mạng di động lớn. Chiêu thức này tỏ ra khá hiệu quả, khiến cho các mạng di động lớn buộc phải “để mắt” đến Beeline.
Beeline tham vọng trở thành nhà khai thác lớn
Ngày 20/7/2009, mạng di động thứ 7 Việt Nam mang thương hiệu Beeline chính thức ra mắt. Đây là mạng di động được thành lập từ liên doanh Gtel (Bộ Công an) và Vimpelcom của Nga. Ông Vladimir Riabokon, Phó Tổng Giám đốc phụ trách phát triển kinh doanh quốc tế của VimpelCom cho biết, trước mắt sẽ đầu tư vào liên doanh (Gtel-Vimpelcom) 267 triệu USD cho mạng Beeline. Đây là chi phí cho mạng lưới di động trong năm nay và một phần cho năm tới. Thế nhưng, mục tiêu dài hạn trong vòng 15 năm tới, VimpelCom sẽ đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD vào Việt Nam.
Tuy nhiên, mức độ đầu tư sẽ còn tùy thuộc vào sự phát triển của Beeline tại thị trường Việt Nam. Đại diện Vimpelcom còn cho biết, trong giai đoạn đầu, dịch vụ Beeline sẽ ra mắt tại các tỉnh thành lớn ở Việt Nam như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng với số dân hơn 15 triệu người. Đến cuối năm 2009, Beeline dự kiến mở rộng phủ sóng đến hơn 40 tỉnh thành khác trong cả nước, bao phủ lượng dân số khoảng 41 triệu người.
“Ngay từ ban đầu chúng tôi đã xác định không có vùng phủ sóng trên toàn quốc trong thời gian ngắn. Mục tiêu của chúng tôi sẽ phủ sóng nơi có mật độ dân số cao nhất và thu nhập cao nhất. Từ bài học kinh nghiệm của các mạng di động khác, chúng tôi hiểu rằng cơ sở để thành công của một mạng di động là phải có vùng phủ sóng toàn quốc. Nếu vùng phủ sóng hạn chế, điều đó cũng có nghĩa là thành công hạn chế”, ông Alexey Blyumin, Tổng Giám đốc GTEL Mobile cho biết.