Nhận định, soi kèo Real Betis vs Alaves, 0h30 ngày 19/1: Nỗ lực trụ hạng
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Leicester City vs Fulham, 22h00 ngày 18/1 -
Nói mười câu đến bảy câu tục Nhà trường chịu thua trước 'cơn lũ' chửi thề của học trò?Thầy Tuấn Anh, giáo viên dạy Giáo dục công dân ở Trường THCS Colette (TP.HCM) nhìn nhận tình trạng học sinh nói tục đang rất phổ biến. Anh từng tiếp xúc cũng như nghe nhiều em nói tục chửi thế, ngay cả ở trong trường học.
“Khi nghe các em nói bậy, tôi luôn nhắc nhở. Tôi nói với các em rằng làm như vậy người ta sẽ đánh giá không hay về chính các em cũng như cha mẹ, thầy cô. Phản ứng của các em lúc đó là lắng nghe, tuy nhiên không em nào thay đổi ngay”.
Thầy Tuấn Anh nhìn nhận học sinh nói tục chửi thề hiện nay không phân biệt gia cảnh. “Dù là trường có học sinh toàn là con nhà giàu hay trường đa số học sinh là con nhà nghèo thì các em vẫn nói bậy. Dù phụ huynh là người lao động chân tay hay trí thức thì con cái của họ cũng đều chửi thề”.
Ảnh minh họa: Trương Thanh Tùng “Khi ngồi nói chuyện với nhau, các em thường xuyên văng tục. Nhiều em liên tục chửi thề bằng những từ ngữ rất khó nghe. Kể cả những người thân như ba mẹ, ông bà, cụ kị cũng “được” các em réo gọi kèm từ nói tục, thực sự rất phản cảm. Và khi chủ đề buôn chuyện của các em là thầy cô thì…” – anh Minh thở dài.Anh Nguyễn Lê Minh là giáo viên một trường tư thục ở quận Tân Phú (TP.HCM). Anh Minh kể cứ ra quán nước cạnh cổng trường là nghe học sinh chửi thề, văng tục. Đặc biệt là khi các em tụ tập ăn uống thì việc này càng nhiều hơn.
“Trong lớp thì hạn chế nhưng trong trường và trên mạng thì tôi thường xuyên nghe học sinh nói tục chửi thề” – đây là nhận xét của thầy giáo Nguyễn Viết Đăng Du, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM).
Phản ứng của anh Du khi nghe học sinh chửi thề trong lớp là nhắc nhở, còn khi các em nói chuyện riêng với nhau thì… thôi.
Trong một buổi hội thảo với chủ đề ''Học sinh thành phố với văn hóa ứng xử học đường'' diễn ra tại TP.HCM, chính các học sinh đã thẳng thắn thừa nhận việc sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa của học sinh diễn ra hằng ngày trong lớp và trong trường học.
Các học sinh cứ giao tiếp với nhau là sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa. Có học sinh vừa bước ra khỏi cổng trường, bước vào quán nước là giao tiếp với nhau bằng những từ ngữ thiếu văn hóa. ''Có những bạn không kiểm soát được lời nói của mình. Mở miệng ra là nói tục. Nói mười câu thì đến sáu bảy câu có từ nói tục'' – một học sinh nêu thực trạng.
Nhà trường bất lực?
Dù vậy, không phải đến bây giờ việc chỉnh đốn ngôn ngữ của học sinh mới được các nhà trường lưu tâm.
Sổ tay sinh hoạt năm học 2015-2016 phát cho học sinh của Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình) ngoài nội quy về trường lớp quen thuộc còn có nội dung “Những điều cần lưu ý khi lên Facebook”. Trong đó, ngay lưu ý số 1 là: Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt...
Nội quy của 1 trường học ở TP.HCM Cách đây 2 năm, Trường THPT Đông Sơn 2 (Thanh Hóa) triển khai một số yêu cầu nghiêm khắc đối với học sinh khi sử dụng Facebook, trong đó cũng có yêu cầu "Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy".Trước đó, từ đầu năm 2013, Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) ban hành "Những điều cấm kỵ khi lên Facebook". Theo đó, học sinh không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả bằng những từ viết tắt, phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt; không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai, và chỉ "like" khi đã đọc kỹ nội dung.
Trong 10 điều của Nội quy học sinh Trường TH-THCS-THPT Nam Việt (TP.HCM) có Điều 7 cấm học sinh không nói tục, chửi thề, hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích; Không chọc ghẹo, gây sự đánh nhau trong trường và ngoài phố…
Thận chí, có giáo viên đã từng dùng biện pháp mạnh đến mức phản cảm để trừng phạt học sinh nói bậy. Sự việc xảy ra cuối năm 2016 ở Trường Tiểu học Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội). Cho rằng một học sinh lớp 4 chửi bậy, cô giáo chủ nhiệm đã cho hơn 40 bạn trong lớp tát vào miệng em này...
Nội quy của trường THPT Đông Sơn (Thanh Hóa) Tất cả các trường học đều có nội quy cấm học sinh nói tục, chửi thề, chửi bậy, nhưng nhìn chung, tình trạng học sinh nói tục chửi thề, như một giáo viên thừa nhận, càng ngày càng trầm trọng.
Thầy giáo Nguyễn Viết Đăng Du nhìn nhận nguyên nhân là do ảnh hưởng từ bạn bè, gia đình và xã hội.
“Trong các trường học dù đã có nội quy cấm nói tục, chửi thề nhưng nó chỉ là biện pháp nhất thời” - anh Du nhận xét.
Ông Nguyễn Văn Khả, hiệu trưởng một trường phổ thông ở quận Tân Phú (TP.HCM) cho biết nhà trường cấm học sinh không được nói tục, chửi thề trong trường, ngoài trường và ngay cả trên mạng xã hội.
Khi nghe được em nào nói tục, chửi thề, quy trình xử lý của trường sẽ là: Lần 1 -nhắc nhở; Lần 2 - mời phụ huynh lên làm việc. Nếu nhiều lần mà không thay đổi sẽ trả về gia đình tự giáo dục cùng với địa phương. Nếu năm sau học sinh thay đổi thì nhà trường sẽ nhận vào học lại.
Nhưng dù đưa ra mức kỷ luật rất nghiêm khắc nhưng ông Khả thừa nhận vẫn không thể cấm được học sinh nói bậy.
Nhiều em đến trường không nói tục, chửi thề nhưng chỉ cần ra khỏi cổng trường là các em sẵn sàng văng ra những từ ngữ khó nghe. Nhiều học sinh còn lên mạng xã hội lập tài khoản ảo rồi tham gia vào các nhóm chửi tục. Hoặc khi trao đổi, nhắn tin cho nhau các em cũng sẵn sàng viết những từ ngữ rất tục tĩu.
“Chúng tôi đã làm rất nghiêm, cấm đoán có, xử phạt có nhưng vẫn không xuể vì chỉ quản lý được trong trường, còn bên ngoài nhà trường là những mối quan hệ xã hội khác của các em. Hơn nữa, hiện nay công nghệ thông tin phát triển, các em có đầy đủ phương tiện như điện thoại, máy tính… để sẵn sàng chửi bậy ở bất kỳ nơi nào, giờ nào” - ông Khả nói.
Lê Huyền – Ngân Anh
Làm thế nào để giới trẻ, học sinh, sinh viên hạn chế nói tục, chửi bậy và có ứng xử văn minh trong môi trường học đường và xã hội. Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến phù hợp sẽ được biên tập và đăng tải. Trân trọng cảm ơn."> -
Messi biết trước sẽ vô địch World Cup 2022, tiết lộ điều mong chờMessi thổ lộ cảm nhận được rằng đây sẽ là World Cup của anh và Argentina Quả đá phạt đền của Messi, pha dứt điểm chuẩn xác của ‘thiên thần’ Di Maria khi cuộc chiến tranh ngôi vương mới ở phút 36, tưởng Argentina dễ dàng đánh gục Pháp để lên ngôi.
Tuy nhiên, đồng đội ở PSG, Mbappe đã khiến Messi và Argentina trở về con số 0 khi ghi 2 bàn chỉ trong vòng 2 phút (trong đó có 1 quả 11m) ở phút 80 và 81, đẩy trận đấu vào 2 hiệp phụ.
Sau đó, Messi đưa Argentina vượt lên 3-2 nhưng Mbappe tiếp tục ‘chôn vùi’ điệu vũ tango bằng một quả phạt đền khác khi hiệp phụ thứ 2 chỉ còn 2 phút.
Tuy nhiên, Argentina đã thắng 4-2 ở loạt đấu penalty may rủi, trong đó thủ thành Emiliano Martinez đẩy được cú sút của Kingsley Coman và thêm Tchouameni thực hiện không thành công.
Hơn ai hết, Messi cảm nhận rõ được gánh nặng lịch sử phải giành chức vô địch World Cup 2022 cùng với Argentina, nhưng đội trưởng số 10 tuyên bố, anh vẫn giữ được sự bình tĩnh ở Qatar, bất chấp hành trình của Argentina không ít kịch tính, thách thức.
“Thật ấn tượng khi World Cup 2022 kết thúc theo cách này. Tôi biết một lúc nào đó Chúa sẽ trao cúp vàng thế giới cho tôi và tôi cảm nhận mọi chuyện sẽ diễn ra như tại Qatar”, Marca trích lời Messi.
Đội trưởng số 10 chia sẻ thêm: “Chúng tôi đã phải chịu đựng rất nhiều, nhưng cả đội đã vượt qua được để hưởng niềm vui chiến thắng.
Vô địch World Cup là giấc mơ của mọi cầu thủ. Tôi thật may mắn khi đạt được mọi danh hiệu. Chiếc cúp vàng còn thiếu thì hiện ở đây rồi.
Giờ thì chúng tôi rất nóng lòng muốn trở lại Argentina để xem không khí ăn mừng điên rồ thế nào”.
Sau khi đội nhà giành chức vô địch World Cup 2022, người dân Argentina chuẩn bị cho lễ ăn mừng hoành tráng, chào đón Messi cùng những người hùng trở về. Đây là chiếc cúp vàng thế giới lần thứ 3 và là đầu tiên của Argentina kể từ khi Diego Maradona dẫn dắt họ đến vinh quang vào năm 1986.
Messi dự kiến sẽ trở lại thi đấu cho PSG sau 10 ngày nữa, vào ngày 28/12 ở chuyến làm khách Strasbourg tại Ligue 1.
Messi diễu hành ăn mừng trên xe buýt mui trần
Lionel Messi và các đồng đội được lên xe buýt mui trần diễu hành rời sân Lusail ăn mừng chức vô địch World Cup 2022."> -
Cả gia đình gặp nạn, nguy cơ vô gia cư ngay trước TếtVợ chồng ông Ngô Trọng Tuấn và con gái lớn đang ngồi chờ tái khám tại Bệnh viện Quận 2, TP.HCM. Những ngày cuối năm, trong lúc mọi người tất bật tranh thủ kiếm thêm vài đồng để chuẩn bị cho cái Tết đủ đầy, vợ chồng ông Tuấn cùng con gái lại ngồi dàn hàng chờ kết quả khám tại bệnh viện. Tết đối với gia đình ông là một điều xa xỉ khi cả nhà đang đứng trước nguy cơ phải lang thang, không chốn dung thân.
Hơn 2 tuần trước, đúng ngày trời nổi gió lớn, mưa phùn, vợ và con gái ông Tuấn gặp tai nạn giao thông trên cầu Phú Mỹ.
“Mẹ con tôi làm lao công bên Quận 2. Hôm ấy tan ca, trên đường về nhà, 2 chiếc xe khác va chạm với nhau rồi tạt vào khiến chúng tôi bất ngờ, tránh không kịp. Lúc tỉnh táo lại thì 2 xe kia đã bỏ chạy cả rồi”, bà Hoàng cho biết.
Bà Hoàng được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bị gãy chân, phải mổ nẹp đinh. Chị Thủy con gái bà gãy cánh tay phải, nhẹ hơn nên bó bột. Bởi kẻ gây tai nạn đã bỏ chạy, một mình ông Tuấn lo liệu tiền viện phí cho vợ và con gái. Dù có bảo hiểm hỗ trợ một phần nhưng với gia đình nghèo khó này, số tiền vài triệu đồng cũng khiến họ điêu đứng.
Cháu gái ông Tuấn theo đến bệnh viện chăm sóc bà và mẹ, vui sướng khi được ăn bữa cơm từ thiện sau nhiều ngày đói bụng Trong khi tiền viện phí cho vợ con còn chưa kiếm đủ, chỉ vài ngày sau đó, ông Tuấn cũng bị tai nạn, gãy ngón tay. Tuổi đã cao, lại bị hỏng một bên mắt, giờ tay cũng khó cử động, ông phải nghỉ làm. Cuộc sống càng thêm bế tắc.
Bác sĩ Bệnh viện Quận 2 cho biết, vết thương của ông Tuấn và con gái tuy nhẹ hơn nhưng vẫn mất thời gian khá dài để phục hồi. Còn bà Hoàng bị nặng hơn, phải mổ ghép đinh. Dự kiến nếu ổn định, khoảng 6 tháng đến 1 năm sau sẽ tiến hành mổ rút đinh.
Khó khăn chồng chất khi cả gia đình có 3 người là lao động chính đều gặp nạn. Hiện tại chỉ còn 2 đứa trẻ là con trai của vợ chồng ông Tuấn mới 15 tuổi và cháu ngoại ông mới 11 tuổi. “Chúng còn quá nhỏ để đi làm kiếm tiền”, người đàn ông nghèo không muốn tương lai của con trai và cháu gái lại mờ mịt như ông.
Trước đó, bà Hoàng và con gái làm lao công, thu nhấp cả 2 mẹ con mới được 8 triệu đồng/tháng. Lương bảo vệ 5 triệu đồng của ông Tuấn thêm vào, phải chắt bóp lắm mới đủ sống lay lắt qua ngày. Họ vẫn ở nhà thuê, nuôi thêm 2 đứa nhỏ ăn học.
Vợ chồng ông Tuấn (bên trái) thấp thỏm trong lúc chờ con gái đi tái khám. Bỗng dưng tai họa ập đến, để có tiền đóng viện phí, ông Tuấn không còn cách nào, phải mang sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của mình đi cầm cố được 5 triệu đồng, tiền lãi mỗi tháng lên tới 1,5 triệu đồng.
“Từ khi cha mẹ mất đã mấy chục năm rồi, anh em tôi mạnh ai nấy sống nên chẳng nhờ cậy vào ai được nữa”, ông nhỏ giọng.
Giờ đây, mỗi ngày, ông Tuấn đều phải nghĩ xem làm sao để kiếm ra tiền lo chi phí mổ tháo đinh cho vợ, kèm với khoản vay lãi đang ngày càng "phình ra", rồi tiền mướn nhà trọ, tiền ăn học của 2 đứa nhỏ...
“Không có tiền trả cho chủ nhà trọ, tôi sợ Tết này cả gia đình sẽ bị đuổi ra ngoài đường mất thôi. Rồi còn khoản tiền vay 5 triệu cứ lãi mẹ đẻ lãi con nữa, bảo tôi “đào” đâu ra bây giờ!”, người đàn ông nghèo bật khóc trước ngặt cảnh của gia đình.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Quận 2, TP.HCM (gặp anh Minh: 0948683679); Hoặc ông Ngô Trọng Tuấn (hoặc bà Nguyễn Thị Kim Hoàng); Điện thoại: 0906371049.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.013 (gia đình ông Ngô Trọng Tuấn)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.">