Nhận định, soi kèo Leganes vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 18/1: Vẫn còn rất sung
Phạm Xuân Hải - 18/01/2025 05:25 Tây Ban Nha lịch đá v leaguelịch đá v league、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
Nhận định, soi kèo Moreirense vs Farense, 22h30 ngày 19/01: Chia điểm
2025-01-21 08:41
-
Len lỏi vào xóm ve chai trên đường Chu Văn An, quận Bình Thạnh (TP.HCM), có rất nhiều phụ nữ làm nghề thu mua đồng nát, sắt, giấy vụn để bán lại cho chủ vựa kiếm lời. Có người đã làm nghề này ngót nghét mấy chục năm. Họ là những người phụ nữ có chung hoàn cảnh khó khăn, muốn tìm việc làm trang trải cuộc sống để lo cho gia đình. Vất vả, cực khổ đi sớm về khuya nhưng họ vẫn cam chịu, miệt mài chắt chiu từng đồng vì đằng sau những mảnh giấy vụn, đồ nhựa, đồ đồng kia là miếng ăn của cả một gia đình. Bà Bùi Thị Hường, 50 tuổi, quê Bình Định khoe, nhờ cái nghề ve chai mà bà nuôi 2 con ăn học đại học. Đứa con lớn học ngành Cơ khí giờ đã đi làm ở Bình Dương, đứa con gái út đang học năm 2 Đại học Kinh tế TP.HCM.
Bà Nguyễn Thị Hồng gần 30 năm nhặt ve chai, có 3 người con đều ăn học nên người. Cuộc sống vất vả từ lúc bà lập gia đình, hai vợ chồng sống không hạnh phúc. Chia tay chồng, bà dắt 3 đứa con vào Sài Gòn, bắt đầu với nghề ve chai rồi chắt góp cho con ăn học. Hai đứa con gái nay đã học xong cao đẳng, vừa đi làm, con út học nghề đầu bếp. 'Cô rất tự hào về những đứa con của mình. Nhiều khi đi ve chai cực, vất vả nhưng nghĩ về con là quên mệt', bà Hồng tâm sự. Hiện bà Hồng đang ở cùng 2 người đồng nghiệp trong căn trọ khoảng 20 m2, được thuê với giá 2 triệu/ tháng. Dù có kinh nghiệm thu mua ve chai gần 20 năm nhưng bà Lê Thị Thu 57 tuổi, quê Bình Định phải thừa nhận nghề này cũng rất 'hên –xui'! Có hôm bà đi thu mua về sớm, bán được nhiều tiền nhưng có hôm bà phải đi mấy chục cây số mới tìm được người bán. Thu nhập mỗi ngày chỉ được khoảng 100.000 đồng – 200.000 đồng. Giữa dòng xe xuôi ngược, bà Nguyễn Thị Mẫn còng lưng đẩy chiếc xe giấy vụn, lưng bà ngả theo bóng chiều nhưng miệng bà lúc nào cũng nở nụ cười tươi rói. Ở tuổi 70, bà Mẫn đã làm công việc thu mua ve chai gần trọn đời người. Hiện bà sống một mình trong con hẻm ở quận Bình Thạnh. Khó khăn kiếm sống từng đồng, được ngày nào ăn ngày nấy nhưng không lúc nào bà than thở. Chị Lệ, quê Ninh Bình, đã gắn bó với nghề ve chai hơn chục năm nay. Chị kể, ban đầu chị làm công nhân rồi bán trái cây nhưng không thấy lời bao nhiêu lại hay gò bó, chị chuyển hẳn sang nghề thu mua ve chai để có thể tự do chăm sóc con. Mỗi ngày, công việc của một người thu mua ve chai như chị Lệ bắt đầu từ sáng sớm và thường đến khi tối mịt mới về đến nhà. 'Nghề này ngày nào cũng dính máu, không bị đồng cắt thì bị vỏ lon cắt. Có máu mới có tiền', chị Lệ cười nói. Những người phụ nữ nhặt ve chai lang thang khắp các con hẻm ở Sài Gòn để tìm mua đồng nát, sắt vụn. Đôi khi họ còn chở theo những đứa con, đứa cháu vì ở nhà không có ai trông giữ. Chủ vựa ve chai vừa mua lại đống giấy vụn của bà Mẫn hơn 70.000 đồng nói: 'Hôm nay bà bán được vậy là nhiều rồi đó, có hôm bà chỉ bán được vài chục ngàn. Bà nhặt riết rồi cái lưng còng sát đường luôn rồi'. Chiếc xe đẩy tự chế là tài sản lớn nhất để hành nghề của những người phụ nữ này. Họ phải chăm sóc chúng thường xuyên và tự sửa nếu có hư vặt. Buổi chiều sau khi thu mua xong, những người phụ nữ này tranh thủ mua những trái bắp để ăn vội trước khi bắt đầu một chuyến xe mới. Cơm đùm, cơm nắm được chuẩn bị, treo ở bên xe. Phút thảnh thơi hiếm hoi của những người phụ nữ thu mua đồng nát. Sài Gòn ngày nắng cũng như ngày mưa, sáng sớm cũng như chiều tối, tiếng rao hòa cùng tiếng xe đẩy cọc cạch vẫn xuôi ngược, ồn ào. Và đâu đó vẫn có những niềm vui nho nhỏ lặng thầm trong xóm ve chai khi nghe tin con em mình đỗ đại học, hay vừa ra trường… Chuyện ở gia đình Hà Nam có 1 phó giáo sư, 8 tiến sĩ
Hơn nửa thế kỷ bên nhau, tình cảm của ông dành cho bà vẫn vẹn nguyên như thuở còn son.
" width="175" height="115" alt="Những người phụ nữ nhặt ve chai ở Sài Gòn" />Những người phụ nữ nhặt ve chai ở Sài Gòn
2025-01-21 08:39
-
This video
Theo Zing
" width="175" height="115" alt="Cua sát thủ chuyên dùng càng kẹp chết con mồi" />Cua sát thủ chuyên dùng càng kẹp chết con mồi
2025-01-21 07:38
-
'Tâm sự' của em bé 1 tuổi
2025-01-21 07:09
Lê Triều Dương (biệt danh Du Già) là một người ưa xê dịch có tiếng, là người từng khám phá ra những cung đường, vùng đất mới, lạ. Chia sẻ với VietNamNet, anh nói, Hà Giang là vùng đất không chỉ riêng anh, mà rất nhiều người yêu du lịch mê đắm.
‘Tôi đi Hà Giang không biết bao nhiêu lần, không thể đếm xuể. Biệt danh Du Già mà tôi dùng 20 năm nay cũng sinh ra từ tình yêu với Hà Giang’.
Anh nói, Du Già là tên một xã ở Hà Giang và bây giờ cũng là tên một cung đường trên cao nguyên đá. ‘Tôi lấy cái tên Du Già với mong muốn nhiều người biết đến Hà Giang hơn, biết đến những địa danh ít đặt chân đến hơn là những nơi đã nổi tiếng như Mã Pì Lèng ngày ấy. Thế hệ phượt thủ 8x, 9x có một câu nói là ‘Bất đáo Du Già phi phượt thủ’ (tức là: Chưa đi qua Du Già thì chưa thành phượt thủ).
Với tình yêu dành cho Hà Giang và với góc nhìn của một người thích đi, đi nhiều, phượt thủ Du Già cho rằng việc xây dựng một công trình như Panorama trên đèo Mã Pì Lèng, tại chính điểm dừng chân đẹp nhất để ngắm trọn vực Tu Sản và dòng sông Nho Quế, là một sự phản cảm.
‘Chắc chắn nó sẽ gây bức xúc cho người dân địa phương và dân yêu du lịch. Bởi vì công trình ấy không phù hợp với cảnh quan ở đây. Nếu có một Panorama mọc lên thì một thời gian nữa sẽ nở rộ ra hàng chục, hàng trăm Panorama khác’.
Phượt thủ sinh năm 1966 cũng cho rằng, khi cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu thì việc xây dựng bừa bãi, gây mất mỹ quan sẽ xâm phạm vào những tiêu chí của UNESCO.
Anh Lê Triều Dương với người dân bản địa. Ảnh: NVCC |
Trước những ý kiến cho rằng, các công trình như Panorama sẽ mang lại tiện ích cho du khách đến với Hà Giang, anh khẳng định ‘đó chỉ là ngụy biện’.
‘Tôi nghĩ là ở đó không cần phải xây dựng gì cả. Nếu cần chỗ ăn nghỉ thì đã có thị trấn Đồng Văn, chỉ cách Mèo Vạc 20km. Nếu muốn ngắm cảnh thì chỉ cần đứng giữa thiên nhiên là đủ, chứ không cần phải có một sàn bê-tông. Vì thế, đưa ra lý do để khách sạn ấy tồn tại chỉ là sự ngụy biện’.
Phượt thủ Du Già chia sẻ, anh từng có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều danh thắng có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ tương đồng với Hà Giang và anh có nhìn thấy bàn tay của con người ở đó nhưng tất cả đều dựa trên sự tôn trọng thiên nhiên.
‘Tôi thấy nhiều nơi ở Thái Lan, Trung Quốc, họ có khai thác nhưng quy hoạch có tầm nhìn lâu dài. Ví dụ như ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, Trương Gia Giới của Trung Quốc, những chiếc cầu kính, cầu gỗ hay cầu bê-tông được dựng lên đều rất tôn trọng thiên nhiên. Họ giữ lại từng cái cây xung quanh chứ không chặt phá, đè lên thiên nhiên’.
‘Tôi nghĩ là nếu có khai thác du lịch thì phải có quy hoạch bài bản, kỹ càng và phải có tầm nhìn lâu dài trên tinh thần tôn trọng tự nhiên’.
Anh Lê Triều Dương trên dòng sông Nho Quế. Ảnh: NVCC |
Đồng tình với anh Lê Triều Dương, nhiếp ảnh gia phong cảnh nổi tiếng Hoàng Thế Nhiệm cho rằng, ‘những gì thuộc về tự nhiên hãy trả cho tự nhiên’.
‘Tôi đi các danh thắng được bảo tồn ở nước ngoài thì hầu như du khách chỉ đi bộ vào thôi. Người ta không cho đi xe. Ở Việt Nam cho xe lên đến tận nơi là tốt lắm rồi. Bây giờ còn xây cả một công trình trên đó nữa thì tôi thấy không được’.
Người Việt đi du lịch chỉ quan tâm ăn ngủ
Nhiếp ảnh gia Hoàng Thế Nhiệm – người đã đặt chân tới mảnh đất cao nguyên đá gần 20 năm nay cho rằng, 2 thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc của Hà Giang đã có nhiều thay đổi về mặt dịch vụ để phục vụ nhu cầu khách du lịch và vẫn còn có thể phát triển, mở rộng ra được nữa nếu muốn.
‘Tuy nhiên, tâm lý của người Việt mình là đi đâu cũng thích ở trung tâm, bước xuống xe là phải có ngay nơi ăn, nghỉ, chơi nên các nhà nghỉ, nhà hàng ở Đồng Văn, Mèo Vạc mới chỉ tập trung ở những chỗ trung tâm nhất. Xa một chút là khách chê’.
‘Kiểu đi du lịch ở ta là du lịch lười biếng, du lịch hưởng thụ, chứ không phải đi để thưởng lãm cái đẹp từ thiên nhiên. Tôi cho rằng đó là một thói quen không tốt, nên thay đổi’.
Cung đường Mã Pì Lèng, Hà Giang. Ảnh: Lê Triều Dương |
‘Ở nhiều nơi tôi đi trên thế giới, những khu bảo tồn thiên nhiên không dành cho người lười vận động. Anh phải đi bộ vào. Những người có tình yêu thiên nhiên thực sự, họ sẽ đi bộ vào và trân trọng từng bước chân vô đó, chứ không phải vào ‘check-in’ cái là ra’.
‘Còn ở Việt Nam, tôi đi Sa Pa 30 năm nay nhưng giờ lên có khi còn bị lạc, vì xây dựng nhiều quá, phá vỡ mọi cảnh quan. Đó là một tài sản mà tôi rất tiếc’.
Phát triển du lịch Hà Giang: Người Mông phải là chủ thể
Đề xuất về hướng phát triển du lịch Hà Giang, anh Nhiệm cho biết: ‘Hà Giang đã có Đồng Văn, Mèo Vạc phát triển rồi. Ở đó đã có chỗ chơi, ăn nghỉ, chỉ cách Mã Pì Lèng có gần 20km. Nếu muốn phát triển du lịch thì cứ phát triển ở đó, chứ đừng chạm đến thiên nhiên’.
‘Kể cả cung đường Mã Pì Lèng và các bản làng người Mông dọc theo cung đường đó, quan điểm của tôi là hãy để nguyên. Còn nếu bây giờ lại đổ vào các bản làng, xây khách sạn, nhà nghỉ thì càng nguy hiểm hơn’.
‘Làm thế nào để người dân hưởng lợi từ du lịch là một vấn đề vĩ mô, cần sự quản lý của chính quyền địa phương’.
Theo anh, nếu muốn đời sống người dân khấm khá hơn, thì phải ưu tiên cho sự phát triển của người dân tộc, chứ không phải người Kinh lên đó đầu tư, thu tiền và người Mông chỉ đi làm thuê.
‘Còn làm thế nào để người Mông có thể là chủ thể thì cần sự hướng dẫn, quản lý của chính quyền địa phương’.
‘Họ có thể làm ‘homestay’ theo hướng mộc mạc, đúng cách sinh hoạt của người bản địa, chỉ cần không quá tệ’.
Người dân bản địa ở Hà Giang. Ảnh: Trịnh Thanh Tùng |
Những đứa trẻ người Mông cũng thay đổi sau nhiều năm dân phượt đổ lên Hà Giang. Ảnh: Trịnh Thanh Tùng |
Chia sẻ quan điểm của mình, anh Trịnh Thanh Tùng – một người trẻ 8x mê ‘phượt’ nói, anh ủng hộ việc có một công trình trên Mã Pì Lèng với điều kiện nó phải phù hợp với cảnh quan, môi trường xung quanh. ‘Thực tế là đã có nhiều công trình trước đó xây trên đèo Mã Pì Lèng rồi và nó không liên đới gì tới cảnh quan xung quanh cả’.
‘Với Hà Giang, nếu khai thác quá sâu như Sa Pa thì tôi không thích và địa hình của Hà Giang cũng không đủ rộng để xây dựng như Sapa’.
Anh Tùng kể, Hà Giang bây giờ và cách đây 8 năm – khi anh đi lần đầu tiên – đã có sự thay đổi đáng kể. ‘Lần đầu tiên tới Hà Giang, tôi bị ấn tượng bởi sự hoang vắng, cô tịch, cảm giác rất ngút ngàn và thấy mình bé nhỏ, thư thái trong không gian ấy’.
‘Khi Hà Giang chưa đông đúc như bây giờ, trẻ con rất cởi mở, dễ thương. Còn bây giờ, khi du khách vừa dừng chân, trẻ con ở đâu ào tới xin kẹo. Tôi không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng’.
Hiếu Orion khỏa thân trên Mã Pì Lèng: Tôi biết mình sai, chấp nhận chịu phạt
‘Những ai nghĩ rằng đó là cách làm truyền thông của tôi thì họ không hiểu về tôi' - Hiếu Orion chia sẻ.
" alt="Du lịch hài hòa với thiên nhiên là những gì người yêu Hà Giang say mê" width="90" height="59"/>Du lịch hài hòa với thiên nhiên là những gì người yêu Hà Giang say mê
- Nhận định, soi kèo Nacional vs AVS, 22h30 ngày 19/01: Làm khó chủ nhà
- Tâm sự của người mẹ có con gái học lớp 6 nhận được thư tỏ tình
- Thêm một ‘giải Oscar ngành du lịch’ dành cho Sun World Fansipan Legend
- Mẹ hoảng hốt sau khi nhìn thấy 'em bé ma' trong cũi
- Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Mazatlan, 08h00 ngày 18/01: Chủ nhà thắng nhọc
- Cơ quan, trường học tích cực ‘nói không’ với khói thuốc lá
- Chục gia đình sống trong ngôi mộ cổ, chuyện rợn tóc gáy giữa lòng thủ đô
- Đồng Lan và 'Ảo ảnh' tại Mỹ
- Soi kèo phạt góc Ipswich Town vs Man City, 23h30 ngày 19/1