Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), trước tình hình mới, cần phải có một kênh tiếp nhận các thông tin phản ánh của khách hàng một cách thống nhất và thuận tiện nhất.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc phản ánh, bên cạnh đầu số 5656, Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp viễn thông đã thống nhất từ ngày 1/11/2022 sẽ triển khai, mở rộng việc tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo thông qua hình thức cuộc gọi tới đầu số 156.
Đây là đầu số được sử dụng thống nhất trên toàn quốc và triển khai với tất cả các nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông cố định, di động. Theo đó, bắt đầu từ ngày mai 1/11/2022, người dùng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam có thể phản ánh qua đầu số 156.
Trong thời gian này, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục duy trì đầu số 5656 để tiếp nhận tin nhắn như hiện nay. Sau một thời gian khi lưu lượng phản ánh gửi đến Tổng đài 5656 giảm, Bộ TT&TT sẽ sửa lại các quy định để còn lại duy nhất đầu số 156 tiếp nhận các thông tin phản ánh của người dùng.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, Bộ TT&TT nhận thấy, người dân thiếu một kênh tiếp nhận phản ánh trong trường hợp nhận được cuộc gọi lừa đảo. Bộ nhận thấy đây là trách nhiệm quản lý của ngành Thông tin và Truyền thông.
“Cần phải có một đầu số, đầu mối để tiếp nhận phản ánh của người dân về các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, các cuộc gọi rác và tin nhắn rác. Khi có các cuộc gọi phản ánh, các nhà mạng sẽ tiếp nhận, phân loại và xử lý các nội dung này. Người dân khi gọi điện đến đây sẽ được tiếp nhân, giúp đỡ”, Thứ trưởng Phạm Đức Long nói.
Bộ TT&TT sẽ cùng với các doanh nghiệp viễn thông và các cơ quan hữu quan có liên quan để thanh tra, kiểm tra nhằm giải quyết vấn nạn này.
Một người đăng ký cả ngàn SIM: Lỗ hổng khổng lồ phát sinh SIM rácTheo thống kê của Bộ TT&TT, hiện có tới 5.710 cá nhân sở hữu hơn 100 SIM và có 261 cá nhân sở hữu hơn 1.000 SIM trên cả nước. Đây là nguồn gốc của vấn nạn SIM rác." alt=""/>Nhận cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo, phản ánh qua đầu số 156Hình ảnh thầy Hiệu trưởng Đặng Văn Cương “làm cha” của cậu học trò tí hon Đinh Văn K'Rể, không may mắc hội chứng Seckel (người lùn đầu chim) khiến người xem không kìm được nước mắt.
Năm 2013, khi đến thôn Gò Da vận động học sinh về nội trú, thầy Cương phát hiện ra em được mẹ bỏ trong một cái bị. Thầy Cương đã dặn gia đình cứ nuôi đi, khi nào đủ tuổi đi học thì đưa xuống trường, nếu ở với thầy được một ngày thì thầy sẽ nuôi.
Play" alt=""/>“Nếu ở với thầy được một ngày thì thầy sẽ nuôi luôn”