Giải trí

Dư kiến các mức chi tài chính cho nghiên cứu sinh theo Đề án 89

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-01-19 11:02:37 我要评论(0)

Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên,ưkiếncácmứcchitàichínhchonghiêncứusinhtheoĐềátuấn anh cántuấn anhtuấn anh、、

Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên,ưkiếncácmứcchitàichínhchonghiêncứusinhtheoĐềátuấn anh cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 89/QĐ-TTg 18/1/2019 (gọi tắt là Đề án 89) bắt đầu được triển khai từ năm 2021.

>>> Đã có hơn 2.500 giảng viên đăng ký học tiến sĩ theo Đề án 89

Theo dự thảo của Bộ Tài chính, Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ cấp cho người học trong thời hạn theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; tối đa không quá 4 năm (48 tháng) đối với người học tiến sĩ và không quá 2 năm (24 tháng) đối với người học thạc sĩ. Trong thời gian tạm dừng học tập, nghiên cứu, người học không được nhận kinh phí hỗ trợ của Đề án.

Các khoản hỗ trợ bao gồm: Học phí, sinh hoạt phí, vé máy bay, bảo hiểm y tế bắt buộc (với ứng viên làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài); học phí, hỗ trợ tham dự hội nghị, hội thảo, hỗ trợ công bố quốc tế... (với giảng viên làm nghiên cứu sinh toàn thời gian trong nước)...

>>> Đề án 89

Theo dự kiến của Bộ Tài chính, học phí và các khoản có liên quan đến học phí được thanh toán theo hợp đồng giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài hoặc theo mức do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài thông báo trong giấy báo tiếp nhận học viên tối đa không quá 25.000 USD/người (hoặc tương đương với đồng tiền của nước sở tại cho một năm học).

Trong trường hợp mức học phí cao hơn mức 25.000 USD/năm thì mức chênh lệch học phí cao hơn do người học tự chi trả.

Chi phí làm hộ chiếu, visa được thanh toán theo mức quy định của Nhà nước và hóa đơn lệ phí visa thực tế.

Sinh hoạt phí cấp cho giảng viên học tiến sĩ theo Đề án 89 từ 390 USD - 1.300 USD/người/tháng tùy theo quốc gia mà nghiên cứu sinh theo học.

Cụ thể, mức sinh hoạt phí cao nhất là 1.300 USD/tháng với nghiên cứu sinh ở Mỹ, Canada, Anh và Nhật Bản. Tiếp đó là mức chi sinh hoạt phí cho nghiên cứu sinh theo Đề án 89 ở Úc và NewZealand với 1.120 USD/người/tháng. Thấp nhất là mức chi cho nghiên cứu sinh ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Xing-ga-po, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin với mức 390 USD/người/tháng.

Việc thanh toán sinh hoạt phí theo tháng hoặc quý.

{ keywords}
Dự kiến mức sinh hoạt phí của người học được cử đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài theo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030

Về bảo hiểm y tế bắt buộc, nghiên cứu sinh được chi tối đa không quá 1.000 USD/người/năm. Trường hợp có nguyện vọng mua bảo hiểm y tế ở mức cao hơn thì phải tự bù phần chênh lệch.

Ngoài ra, người học được cấp một lượt vé từ Việt Nam đến nơi học tập và một lượt vé từ nơi học tập về Việt Nam (trừ trường hợp được phía bạn đài thọ) trong toàn bộ thời gian đào tạo, bồi dưỡng. Chi phí đi đường được cấp một lần với mức khoán là 100 USD/người.

Với các mức chi này, dự kiến 1 giảng viên làm nghiên cứu sinh trong 4 năm (48 tháng) sẽ được ngân sách nhà nước chi hỗ trợ cao nhất khoảng 17.000 USD (Mỹ, Anh, Canada và Nhật Bản).

Với giảng viên làm tiến sĩ theo Đề án 89 ở trong nước, mức chi dự kiến như sau:

Học phí nộp cho các cơ sở đào tạo ở trong nước, không vượt quá khung học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.

Ngoài ra, hỗ trợ kinh phí để người học thực hiện đề tài luận án, tham dự hội thảo, hội nghị ở trong nước từ 13 - 20 triệu đồng/năm trong thời gian không quá 4 năm. Trong đó:

- Nhóm ngành Y dược: 20 triệu đồng/người học/năm;

- Nhóm ngành Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ; nông, lâm, thủy sản, thể dục thể thao, nghệ thuật: 18 triệu đồng/người học/năm;

- Nhóm ngành Khoa học xã hội, kinh tế, luật; khách sạn, du lịch và nhóm ngành khác: 13 triệu đồng/người học/ năm.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% phí công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học và công nghệ uy tín quốc tế thuộc danh mục Web of Science với tư cách là tác giả chính hoặc tác giả liên hệ.

Người học có kết quả học tập tốt, đáp ứng các điều kiện theo quy định về chất lượng đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo được mời đi tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế hoặc đi thực tập ngắn hạn ở nước ngoài được Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đi lại và sinh hoạt phí (tối đa không quá 1 lần trong cả thời gian đào tạo) theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính.

Trong trường hợp phía cơ sở đào tạo nước ngoài có thông báo hỗ trợ các chi phí liên quan đến việc tham dự hội thảo, hội nghị quốc tế hoặc thực tập ngắn hạn thì ngân sách nhà nước sẽ không hỗ trợ các chi phí đã được cơ sở đào tạo nước ngoài tài trợ cho người học.

Với ứng viên theo phương thức liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ:

Với thời gian học tập trung ở trong nước: Ngân sách hỗ trợ học phí và kinh phí thực hiện đề tài luận án, tham dự hội thảo, hội nghị ở trong nước theo mức chi với nghiên cứu sinh học tập ở trong nước.

Với thời gian học ở nước ngoài (không quá 2 năm): Áp dụng theo mức chi với nghiên cứu sinh hoạt tập ở nước ngoài.

>>> Dự thảo thông tư của Bộ Tài chính về mức chi cho giảng viên theo Đề án 89 TẠI ĐÂY

{ keywords}
 

Trước đó, theo tính toán của Bộ GD-ĐT, để thực hiện mục tiêu của Đề án 89, trong 10 năm tới, giáo dục đại học Việt Nam cần đào tạo được khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.

Ngọc Linh

Sẽ tăng mức chi cho giảng viên học tiến sĩ theo Đề án 89

Sẽ tăng mức chi cho giảng viên học tiến sĩ theo Đề án 89

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, Đề án 89 sẽ tăng mức đầu tư cho đào tạo trình độ tiến sĩ, tránh việc các ứng viên chỉ coi đây là lựa chọn cuối cùng khi không xin được những học bổng khác.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Virus corona có nhiều loại, có những loại cực kỳ nguy hiểm như SARS-CoV-2, cũng có những corona gây cảm lạnh thông thường. Ảnh minh họa: Internet

Xảy ra trước đại dịch “Cúm Tây Ban Nha” năm 1918 – từng khiến 50 triệu người trên thế giới tử vong, cúm Nga không giống một bệnh cúm thông thường. Các triệu chứng có nó gần giống với triệu chứng bị nhiễm virus corona, trong đó SARS-CoV-2 là một chủng.

Virus corona thường gây nhiễm trùng đường hô hấp trên ở người từ mức độ nhẹ đến trung bình và là nguyên nhân gây ra một số bệnh cảm cúm thông thường. Nhưng nhiều căn bệnh đã trở thành đại dịch và đặc biệt nguy hiểm, trong đó có Covid-19, SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp vùng Trung Đông).

Tiến sĩ Harald Bruessow, biên tập viên của tạp chí Công nghệ sinh học Vi sinh vật cho biết: “Dịch tễ học và các triệu chứng lâm sàng của bệnh Cúm Nga giống với Covid-19 nhiều hơn so với các bệnh cúm khác”.  

Khi nói về 2 căn bệnh này, ông Bruessow nhận xét: “Bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp nhưng đồng thời cũng xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thần kinh. Ngoài ra còn một số triệu chứng giống triệu chứng mắc Covid-19 kéo dài cũng được quan sát thấy trong đại dịch Cúm Nga. Người bệnh mất khả năng lao động trong một thời gian dài. Tỷ lệ tự tử ngày càng gia tăng và nhiều người không có khả năng trở lại làm việc như trước kia”.

Khi không ai thực sự đoán định được quỹ đạo của đại dịch Covid-19, cũng như việc nó sẽ kết thúc hoặc phát triển như thế nào, còn các mô phỏng trên máy tính thường mang tính ngắn hạn và có xu hướng thiếu chính xác, chuyên gia Bruessow đã nhìn về quá khứ.

Sau khi xem xét đại dịch nào có thể đóng vai trò là mô hình tốt nhất để dự đoán diễn biến của Covid-19, ông nhận thấy rằng, dịch Cúm Nga là sự lựa chọn phù hợp hơn cả. “Bệnh Cúm Nga thực sự là phù hợp nhất mà tôi có thể dựa vào khi tìm kiếm một đại dịch liên quan đến đường hô hấp có quy mô tương đương với Covid-19 đã được ghi nhận đầy đủ về mặt y tế”, chuyên gia Bruessow nói.

Tiến sỹ Bruessow cho biết, căn bệnh được cho là bắt nguồn từ đàn gia súc ở Turkestan đã hoành hành tại đế chế Nga trước khi lây lan ra toàn thế giới. Mặc dù được coi là bệnh cúm ở thời điểm đó, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ về nguyên nhân gây bệnh.

Cúm Nga có cung cấp bất cứ manh mối nào về sự kết thúc của dịch Covid-19?

Một báo cáo dài 344 trang của các bác sỹ tại London năm 1891 cho biết, bệnh nhân mắc Cúm Nga bị “ho khan nặng” sốt, đau đầu ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, đau nhãn cầu, mệt mỏi, yếu ớt và tinh thần suy sụp rất nhiều, “khóc, bồn chồn, mất ngủ và đôi khi mê sảng”.

Cũng giống như Covid-19, căn bệnh này không gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ em. Nếu bị mắc, trẻ em chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ. Nhưng bệnh gây nguy cơ tử vong rất cao ở người cao tuổi và những người có bệnh lý nền như tim, lao phổi hoặc tiểu đường. Gần 10% số ca mắc bị các triệu chứng kéo dài, được các bác sỹ châu Âu thời đó mô tả là “tác động xấu lâu dài”.

Tương tự như Covid-19, các tài liệu ghi chép cho biết, bệnh nhân có khả năng lây nhiễm cho người khác trước khi xuất hiện triệu chứng và đôi khi bị tái nhiễm.

Dịch Cúm Nga được cho là xảy ra từ năm 1889 đến năm 1890, nhưng trên thực tế nó kéo dài đến năm 1894 và thậm chí lâu hơn, ước tính gần 1 thập kỷ, theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (NLM) thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ.

Tuy vậy, dữ liệu y tế công cộng của Anh cho biết, nước này vẫn ghi nhận nhiều ca tử vong diễn ra liên tục từ năm 1899 đến 1900. Chưa rõ liệu những trường hợp tử vong này là do làn sóng mới của dịch Cúm Nga hay do nguyên nhân nào khác. Nhưng những mô tả về triệu chứng bệnh trên tạp chí The Lancet và các tạp chí y khoa khác của Anh, là "rất giống nhau".

Tất cả điều này khiến “tôi nghĩ rằng chúng ta nên xem xét khả năng virus gây bệnh cúm Nga vẫn phát triển và ẩn nấp đâu đó, gây ra các ca tử vong tại Anh và nhiều nơi khác”, chuyên gia Bruessow lưu ý.

Một số người tin rằng, virus gây bệnh Cúm Nga vẫn còn tồn tại đến ngày nay với tên gọi OC43 -  một loại virus phổ biến thường gây bệnh ở đường hô hấp trên. Đa phần bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ, nhưng nhiều người có thể bị viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Triệu chứng của nó có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng Covid-19.

Tiến sĩ Arijit Chakravarty, Giám đốc điều hành Fractal Therapeutics, đồng thời là nhà nghiên cứu Covid-19 cho rằng, nếu giả thuyết này là đúng, thì bệnh Cúm Nga có thể vẫn âm thầm lây lan và đôi khi gây tử vong. Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Nature cho biết, tỷ lệ tử vong ở những người phải nhập viện do nhiễm OC43 là 9,1%, mặc dù nghiên cứu chỉ theo dõi 77 bệnh nhân tại một bệnh viện ở Hàn Quốc từ năm 2012 đến 2017.

Một tương lai như vậy có thể đang chờ đợi dịch bệnh Covid-19, chuyên gia Bruessow đánh giá. “Đây là điều mà các nhà virus học chuyên nghiên cứu về sự tiến hóa của virus dự đoán có thể xảy ra với virus SARS-CoV-2”, ông nói về khả năng Covid-19 tồn tại trong tương lai.

“Một số người cho rằng biến thể Omicron đang chiếm đa số hiện nay có thể đã đi theo hướng này vì nó ít ảnh hưởng đến phổi hơn và tấn công chủ yếu vào đường hô hấp trên”. Chuyên gia Bruessow hy vọng, Omicron sẽ là “biến thể cuối cùng” đánh dấu sự kết thúc giai đoạn cấp tính của dịch Covid-19.

Theo VOV

" alt="Căn bệnh bí ẩn có thể cung cấp manh mối về sự kết thúc Covid" width="90" height="59"/>

Căn bệnh bí ẩn có thể cung cấp manh mối về sự kết thúc Covid