Bé Nguyễn Minh Hiếu (SN 2015) là con trai anh Nguyễn Văn Hoá, trú tại ấp Thạnh Trung, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Mắc bệnh ung thư máu, tính mạng Hiếu gặp nguy hiểm vì mỗi lần cha bé lĩnh lương xong chẳng biết chi tiêu thế nào cho đủ. Mấy triệu đồng ít ỏi kiếm được cần phải san sẻ đủ thứ tiền trong gia đình, riêng chi phí sinh hoạt cũng đã khó chưa nói đến chữa bệnh cho con.Để bố mẹ bé có thời gian đi làm kiếm tiền, bà bé đã cố gắng dành thời gian chăm sóc cháu. Thế nhưng với mỗi lọ thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm có giá bằng cả tháng lương của anh Hoá thì số tiền kiếm được chẳng thấm tháp vào đâu.
|
Bạn đọc ủng hộ bé Hiếu hơn 17 triệu đồng. |
Căn bệnh bạch cầu lympho cấp của bé không thể điều trị trong ngày một ngày hai mà cần cả một quãng thời gian dài. Tiền vay mượn, nợ nần của gia đình ngày một nhiều lên, chưa biết khi nào mới trả được.
Trong lúc bế tắc, anh Hoá chỉ còn cách lên tiếng cầu cứu mọi người. Ngay sau khi bài báo Cha cạn kiệt tiền, con ung thư đối diện hiểm nguy được đăng tải, nhiều bạn đọc đã ủng hộ bé. Qua báo, Hiếu nhận được 17.155.000 đồng.
Xúc động trước tấm lòng của mọi người, anh Hoá nhờ báo gửi lời cảm ơn và cho biết, đây là động lực để vợ chồng anh cố gắng hơn nữa để chữa bệnh cho con. Hy vọng rằng bệnh tình của bé Hiếu sẽ sớm thueyen giảm.
Đức Toàn
Cha cạn kiệt tiền, con ung thư đối diện hiểm nguy
Điều khiến người cha nghèo ấy trăn trở nhất lúc này là làm sao để có tiền cứu được con mình. Từng đồng từng cắc làm ra đều tằn tiện, chắt bóp nhưng sợ rằng chẳng thế nào lo đủ.
" alt=""/>Bé Hiếu được bạn đọc ủng hộ hơn 17 triệu đồng
Những tiết học tràn hứng khởiHọc trực tuyến khi có dịch Covid-19 là giải pháp được nhiều trường lựa chọn nhằm đảm bảo tiến độ học tập. Tại THPT FPT, ngoài các môn chính khóa, nhà trường còn duy trì triển các khai chương trình học bổ trợ: Các môn kỹ năng mềm (thuộc chương trình phát triển cá nhân PDP), học tiếng anh với giáo viên nước ngoài (chương trình Pathways) và học võ Vovinam (giáo dục thể chất). Với phương pháp tiếp cận kiến thức đa dạng như: làm clip; nhập vai thuyết trình, thiết kế chân dung tác giả văn học… các thầy cô đã khiến học sinh tập trung và hứng thú với bài giảng ngay trên màn hình máy tính.
Giờ học văn của thầy giáo Đoàn Mạnh Linh luôn là tiết học tạo hứng khởi cho học sinh, không chỉ phân tích bình giảng bằng slide, thầy Linh nghĩ ra muôn cách trả bài thú vị để học môn văn không còn nhàm chán và buồn ngủ. Với những tác phẩm văn học cần tìm hiểu và ghi nhớ thông tin về tác giả tác phẩm, các bạn học sinh 11A6 đã tự mình thiết kế chân dung nhân vật bằng phần mềm Canva, photoshop để tự tổng kết kiến thức. Những nội dung văn học khó hơn, học sinh được hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy để phân tích và hiểu sâu tác phẩm.
|
Hình ảnh thiết kế chân dung tác giả Huy Cận của học sinh THPT FPT |
|
Học sinh phân tích tác phẩm “Vội vàng” bằng sơ đồ tư duy |
Với ứng dụng Quizzi, lớp học Địa lý cô Vân Anh được điểm danh nhanh chóng, học sinh chỉ cần quét mã một mã QR code là đã được ghi danh, ứng dụng sẽ tự động chia lớp thành các đội/nhóm để có thể chơi game tạo hứng khởi ngay đầu giờ học cũng như phục vụ cho bài giảng về sau.
|
Hình ảnh ứng dụng Quizz giúp giáo viên điểm danh học sinh và chia nhóm tự động. |
Cô Phan Thị Loan, giáo viên Vật Lý cho học sinh tự tìm hiểu về các hiện tượng vật lý thực tế xung quanh cuộc sống ở nhà mùa dịch, sau đó các bạn tự quay video và vận dụng kiến thức vật lý để giải thích lại hiện tượng đó: Làm sao cho trứng vào trong lọ mà không thay đổi hình dạng, giải thích hoạt động máy khâu, giải mã chiếc cốc ngàn năm biết nuốt rượu của Pytago; hiện tượng sóng cầu vồng….Phương thức học đi đôi với thực hành này giúp biến những kiến thức khô khan trên sách vở trở thành kỹ năng thực tế, học sâu và hiểu thực chất và áp dụng được trong cuộc sống - những giá trị của các môn học tự nhiên.
|
Học sinh quay lại clip giải thích hiện tượng vật lý |
Tăng tính kết nối
Các môn kỹ năng mềm (chương trình phát triển cá nhân PDP); học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài (chương trình tiếng Anh Pathways), môn Võ Vovinam ( chương trình giáo dục thể chất) đều nằm trong kế hoạch tổ chức dạy và học của thầy trò trường THPT FPT mùa học online.
Sau khi học bộ lý thuyết về cách điều chỉnh giọng nói, âm lượng; tác phong đứng trước đám đông, trước ống kính, bài tập vận dụng môn học Kỹ năng thuyết trình là: “Học sinh phải hoá thân thành một BTV truyền hình và tự tin thuyết trình trước camera”. Môn học tưởng chừng như khó có thể học online này cũng không làm khó cho thầy trò FPT. Bạn Ninh Bảo Kỳ, học sinh 10A10 chia sẻ: “Sau những tiết học chính khoá căng thẳng thì những môn học trong chương trình Phát triển cá nhân làm em hứng thú hơn rất nhiều, để học online những môn học này, các thầy cô đã thiết kế bài giảng rất kỹ và đan xen trò chơi, bài tập thực hành khiến em thấy hứng thú.”
Chương trình Tiếng Anh Pathways cũng được triển khai mạnh mẽ. Những giờ học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài trở nên thú vị hơn khi học sinh được thực hành thảo luận về các vấn đề xã hội: Những ảnh hưởng dịch Covid đến nền kinh tế; những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng; nên hay không việc tích trữ thực phẩm… tất cả được học sinh tự do phản biện và thảo luận cùng giáo viên nước ngoài. Học online đã thúc đẩy học sinh thể hiện kỹ năng nói tiếng Anh nhiều hơn. Thế giới ảo đem đến những kết nối xoá bỏ ngại ngùng mà ở thế giới thật, các bạn ít nhiều sẽ e dè.
Giữa giờ học, hoạt động của môn võ Vovinam được đưa vào giảng dạy để học sinh nâng cao thể chất cũng như hạn chế mệt mỏi khi phải học liên tiếp các tiết học trong 4 tiếng buổi sáng. Hàng tuần, thầy giáo tổ bộ môn giáo dục thể chất quay lại các clip bài giảng, clip được phát trong mỗi giờ học vovinam, các bạn học sinh tập theo clip và được thầy cô quản lý lớp giám sát và đánh giá cuối giờ.
|
Học sinh tập võ Vovinam online với võ phục nghiêm túc |
Để không khí thi đua diễn ra sôi nổi, Phòng công tác học sinh tổ chức theo dõi, chấm điểm các hoạt động học tập, ý thức kỷ luật cũng như tinh thần sáng tạo, tích cực trong giờ học mỗi lớp. Mỗi tuần một lần, các lớp có điểm số cao nhất sẽ được vinh danh ở mỗi khối với phần thưởng động viên xứng đáng.
Dường như học online không thể làm khó thầy trò THPT FPT bởi những môn học được coi là “khó nhằn” cũng đã được đưa vào giảng dạy. Học sinh không chỉ tiếp nhận kiến thức một chiều mà còn tương tác, cảm thấy hứng thú cùng bài giảng. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo của thầy cô bộ môn cùng sự quản lý chặt chẽ từng giờ học, lớp học đã giúp nhà trường nhận được sự hưởng ứng và hợp tác tích cực từ phía phụ huynh học sinh thời gian qua.
Hiền Mai
" alt=""/>Lý do học trò FPT ‘mê’ học trực tuyến