Miền Tây là nơi có số lượng phụ nữ lấy chồng nước ngoài nhiều nhất nước. Sau thời gian sinh sống trên quê hương của chồng, vì nhiều lý do, người mẹ phải mang con về nước nhưng lại gặp vô vàn khó khăn trong việc làm giấy khai sinh, nhập hộ khẩu. Điều này khiến những đứa con của họ phải chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi, đặc biệt trong học tập.
|
Những lớp trường làng ở miền Tây có nhiều đứa trẻ con lai đang theo học dạng “học gửi” |
Những đứa trẻ “vô thừa nhận”
Nhà đông anh em, lại nghèo khó, mọi kế sinh nhai đều phụ thuộc vào 3 công đất nên cuộc sống gia đình của Trần Thị Thơ (31 tuổi, ngụ xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) bao nhiêu năm cứ luẩn quẩn với hai chữ đói - nghèo.
Để thoát kiếp nghèo và báo hiếu cho cha mẹ, Thơ đã quyết định lấy chồng nước ngoài. Thông qua mai mối, Thơ kết hôn với ông Choi Chung Hsien (sinh năm 1977, người Đài Loan) sau 3 ngày tìm hiểu. Sau đó, chị Thơ về Đài Loan sinh sống, nhưng chỉ được một thời gian ngắn thì hôn nhân tan vỡ.
“Gia đình chồng bắt phải ở nhà làm nội trợ, không cho giao tiếp bên ngoài. Đã thế, còn thường xuyên bị chồng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Không chịu nổi nên nó bỏ về nước cùng đứa con gái mới sinh” - bà Nguyễn Thị Mỹ Thanh, mẹ ruột chị Thơ, kể lại cuộc sống của con gái ở xứ người.
Sau khi về nước, chị Thơ và gia đình phải chịu nhiều lời dị nghị của người đời. “Người ta nói gia đình tôi có con gái lấy chồng nước ngoài mà ở nhà lá, phải đi mua từng lon gạo. Nó nghe vậy chịu không nổi, mặc cảm với láng giềng nên bỏ đứa con chưa được 1 tuổi lên thành phố làm việc” – bà Thanh tâm sự.
Ngày trở về Việt Nam, chị Thơ cũng không ngờ con gái của mình là Choi Pei Yu (tên Việt Nam bé Ỷ) lại trở thành đứa trẻ “vô thừa nhận” ngay chính trên quê hương. Bé Ỷ về Việt Nam sống cùng ông bà ngoại trong căn nhà tình thương được chính quyền địa phương cất cho.
Tuy nhiên, do bé Ỷ được sinh ra ở nước ngoài, đã có giấy khai sinh nhưng khi trở về nước thì lại không mang giấy tờ theo về, nên rơi vào trường hợp trẻ “vô thừa nhận”. Đến tuổi đi học, ông Nguyễn Văn Triệu (ông ngoại bé) phải chạy đi khắp nơi để làm giấy khai sinh cho cháu gái đến trường.
|
Từ khi theo mẹ trở về quê ngoại, bé Ỷ trở thành đứa trẻ "vô thừa nhận" |
“Ban đầu cứ tưởng cháu nó không được đi học nhưng nhờ sự giúp đỡ của ngành chức năng nên bé đã làm được giấy khai sinh. Tuy vậy, đến nay con bé vẫn không được nhập hộ khẩu.
Gia đình tôi lại thuộc hộ nghèo, nên việc đóng học phí cho cháu ngoại rất khó khăn. Nhiều lần đóng học phí trễ nên nó bị thầy cô giáo nhắc khiến con bé mặc cảm với bạn bè” - ông Triệu tâm sự.
Trường hợp của bé Ỷ không phải là cá biệt. Hai cô bé có tên Hàn Quốc là Lee Chae Won (5 tuổi) và Soo Jin (4 tuổi), cháu ngoại của bà Đặng Thanh Thúy (ngụ phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) đến nay vẫn chưa có giấy khai sinh.
Mẹ của hai bé có chồng Hàn Quốc, nhưng do khác biệt quá lớn về văn hóa và bị chồng đối xử tệ bạc nên phải ôm con về nhà mẹ ruột.
“Nhờ địa phương tạo điều kiện nên hai đứa nhỏ được nhập học tại một trường mầm non gần nhà. Mẹ hai cháu đã đi làm xa, hằng tháng vẫn gửi tiền về nuôi con” – bà Thúy cho biết.
Không bỏ rơi các bé thêm lần nào nữa!
Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Hậu Giang có 160 học sinh có yếu tố nước ngoài, trong đó có 1/3 trẻ chưa đăng ký khai sinh tại Việt Nam.
Cô Nguyễn Thu Giang, Phó trưởng phòng giáo dục huyện Vị Thuỷ, nguyên Hiệu trưởng trường Vị Thắng (Hậu Giang) cho biết, toàn huyện có hơn 75 trường hợp trẻ em có yếu nước ngoài đang theo học tại các trường.
|
Lee Chae Won (5 tuổi) và Soo Jin (4 tuổi) ở cù lao “Đài Loan” Tân Lộc (TP Cần Thơ) vẫn chưa có giấy khai sinh |
“Những trường hợp này là mẹ mang con về rồi gửi cho ông bà ngoại nuôi, sau đó tiếp tục bỏ đi xứ khác làm ăn hoặc lấy chồng lần hai. Chính vì thế, nhiều em đến tuổi đi học không được đến trường vì không có giấy khai sinh.
Lúc tôi còn làm hiệu trưởng Trường tiểu học Vị Thắng 1, nhiều em có yếu tố nước ngoài không được đi học, hằng ngày đến cửa lớp đứng xem các bạn học nhìn tội lắm.
Thương các em nên tôi làm “liều” nhận các em vào lớp dạng “học gửi”. Các em học tốt lắm, năm nào cũng đạt khá, giỏi” - cô Giang cho biết.
Cô Giang nói thêm rằng trong quá trình học tập các em này chỉ được theo dõi, ghi nhận rồi để đó chứ không lập hồ sơ, vì điều này sai với quy định. Học tốt, các em vẫn được lên lớp, nhưng do không có học bạ nên trên thực tế không có cơ sở để xác định các em đã lên lớp.
Đang theo học lớp 8 của THCS Vị Thắng (Vị Thủy, Hậu Giang) nhưng hai chị em Lữ Nhã Phương và Lữ Khương Vy vẫn chưa có học bạ và giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tiểu học.
Sở dĩ có chuyện lạ này vì mẹ của hai em có chồng là người Đài Loan và đã chia tay nhau. Sau đó, hai chị em Phương về quê mẹ ở với ngoại.
Đến tuổi đi học, hai chị em Phương được ban giám hiệu trường tiểu học gần nhà nhận vào học theo “dạng gửi”. Dù hai em học rất giỏi nhưng trong danh sách lớp không có tên, sổ điểm cũng ghi “lụi” và hàng năm đều lên lớp bình thường. Đến nay, nhà trường mới quay lại làm học bạ, giấy chứng nhận hoàn thành cấp tiểu học cho hai em.
Thầy Bùi Đức Quang, Trưởng phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Hậu Giang, cho biết mấy năm gần số trẻ lượng trẻ có yếu tố nước ngoài về nước sinh sống và đi học tăng đột biến trở thành hiện tượng xã hội và nảy sinh nhiều vấn đề về tư pháp, nhân thân.
|
Những lớp trường làng ở miền Tây có nhiều đứa trẻ con lai đang theo học dạng “học gửi” |
Nhu cầu học tập của các trẻ có yếu tố nước ngoài là bức thiết nhưng việc giải quyết nhập học cho các em còn gặp một số khó khăn, vướng mắc về đều kiện, thủ tục nhập học. Tới năm 2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo phải tạo điều kiện tốt nhất cho các em được đến trường.
Theo bà Phạm Thanh Tuyền, Giám đốc Sở Tư pháp Hậu Giang, toàn tỉnh này có hàng trăm trường hợp trẻ có yếu tố nước ngoài đang sinh sống tại quê ngoại. “Khó khăn nhất là trường hợp các trẻ được gửi về Việt Nam sinh sống nhưng đã có quốc tịch nước ngoài. Thêm nữa là cả cha lẫn mẹ của các em đều không mang có quốc tịch Việt Nam nên những em này phải đủ 18 tuổi mới được nhập quốc tịch. Chúng tôi luôn tạo điều kiện giúp đỡ những trẻ em có yếu tố nước ngoài được đầy đủ giấy tờ pháp lí để các em đến trường, được hưởng quyền lợi nhưng các em khác” – bà Tuyền cho biết.
Hiện nay, Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang đang tư vấn cho những gia đình có mang giấy khai sinh về Việt Nam thì dịch ra tiếng Việt, có chứng thực của cơ quan chuyên môn để trẻ được đi học. Riêng trường hợp không mang về thì phải đến cơ quan Tổng lãnh sự tại TP.HCM để nhờ trích lục lại và xác nhận.
...">
Chuyện 'học gửi' của những đứa con lai ở trường làng
Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển bổ sung cho nhóm ngành Khoa học giáo dục và khác (mã nhóm ngành: GD3). Nhóm ngành đào tạo: nhóm ngành Khoa học giáo dục và khác (mã nhóm ngành: GD3) gồm các ngành: Quản trị trường học, Quản trị Công nghệ giáo dục, Quản trị chất lượng giáo dục, Tham vấn học đường, Khoa học giáo dục. | Thí sinh trúng tuyển đợt 1 nhập học (Ảnh: Việt Tiên) |
Theo đó mỗi ngành 30 chỉ tiêu. Điều kiện nộp hồ sơ, thí sinh có tổng điểm của 3 môn thi của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 theo tổ hợp xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có) đạt từ 16.00 điểm trở lên. Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 09/8 đến ngày 28/8 Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM dự kiến tuyển bổ sung hình thức xét học bạ. Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển từ nay tới 15/8. Điểm nhận hồ sơ xét tuyên bằng điểm chuẩn đợt 1 đã công bố trước đó. Ngoài ra trường cũng dự kiến xét tuyển nguyện vọng bổ sung từ kết quả thi THPT quốc gia ở các ngành như: Công nghệ chế biến thủy sản, Khoa học thủy sản, Luật kinh tế, An toàn thông tin, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật điện điện tử, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ Vật liệu, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung bằng điểm chuẩn đợt 1 đã công bố. Thời gian nộp hồ sơ từ ngày 28/8 tới 3/9. Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, tuyển bố sung 850 chỉ tiêu ở các ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật điện điện tử, Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Kỹ thuật xây dựng… Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển từ 12/8 tới 23/8. Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM tuyển 795 chỉ tiêu bổ sung cho 13 ngành gồm: Địa chất học, Khí tượng và khí hậu học, Thủy văn học, Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, Hệ thống thông tin, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ, Kỹ thuật tài nguyên nước, Kỹ thuật cấp thoát nước, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Quản lý tổng hợp tài nguyên nước, Quản lý tài nguyên khoáng sản, Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo. Điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung 14. Thời gian nhận hồ sơ từ 19-26/8. Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM tuyển hình tức xét tuyển học bạ lớp 12 đến ngày 20/8 đối với 20 ngành đào tạo trình độ đại học. Điều kiện là học sinh tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương); Tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ mức điểm trúng tuyển đợt 1. Trường ĐH Đà Nẵng gồm: Trường ĐH Sư phạm tuyển 350 chỉ tiêu, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật tuyển 75, Phân hiệu tại Kon Tum chuyển 260, Viện nghiên cứu và đào tạo Việt - Anh tuyển 50, Khoa công nghệ thông tin và truyền thông tuyển 40. Điểm nhận hồ sơ học bạ là tổng 3 môn theo tổ hợp >=15,00… Lê Huyền Nhiều trường đại học đã bội thu thí sinh nhập học- Sau công bố điểm chuẩn, một số trường yêu cầu thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia, một số trường cho thí sinh nhập học ngay. Tới nay, nhiều trường đại học đã bội thu thí sinh xác nhận nhập học, nhập học. ">
Nhiều đại học tuyển bổ sung hàng nghìn chỉ tiêu
Ngày 18/11, theo People, Christy Giles được phát hiện tử vong bên ngoài một bệnh viện Los Angeles. Sau 5 ngày khám nghiệm tử thi, cảnh sát vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân tử vong của người mẫu 24 tuổi."Nguyên nhân qua đời của Giles chưa thể xác định. Chúng tôi đang chờ thông tin bổ sung và các xét nghiệm liên quan", đại diện pháp y nói. Theo gia đình nạn nhân, đêm 12/11, nữ người mẫu và bạn thân Hilda Marcela Cabrales-Arzola cùng tham dự bữa tiệc ở Los Angeles. Họ sau đó lên kế hoạch tham gia bữa tiệc khác ở Hollywood Hills. | Christy Giles có gần 20.000 người theo dõi trên mạng xã hội. Ảnh: @christygilesx. |
Trong khi Christy Giles được phát hiện qua đời trên vỉa hè, bạn thân của cô - nhà thiết kế Hilda Marcela Cabrales-Arzola - được đưa đến bệnh viên trong tình trạng nguy kịch. Jan Cilliers - chồng của Christy Giles, người đi vắng lúc vợ qua đời - nói với ABC7: "Dựa vào tin nhắn lưu trữ trên điện thoại, vợ tôi nhắn tin cho Cabrales-Arzola nên rời khỏi địa điểm vào lúc 5h30. Tôi không nghĩ rằng họ không trả lời hay kiểm tra tin nhắn của nhau sau đó". Trước đó, sở cảnh sát thành phố Los Angeles nói với ABC7 rằng rất có thể Christy Giles chết vì sốc thuốc. Hiện tại, cơ quan cảnh sát từ chối bình luận và tiếp tục điều tra nguyên nhân cái chết của nữ người mẫu. Jan Cilliers lại nghi ngờ vợ mình bị người khác hãm hại. Chồng cô nói anh có đoạn video ghi lại cảnh Giles bị ba người đàn ông đeo khẩu trang quăng ra vỉa hè gần bệnh viện Nam California khỏi chiếc xe không biển số. (Theo Zing) Ca sĩ 26 tuổi từng đoạt giải Grammy qua đời vì tai nạn máy bay thảm khốcMarilia Mendonca, nữ ca sĩ nhạc pop nổi tiếng ở Brazil đã ra đi ở tuổi 26 sau tai nạn máy bay thảm khốc. ">
Người mẫu Mỹ 24 tuổi được phát hiện qua đời trên vỉa hè
|
Những người tham gia sẽ phải nộp lại một bản báo cáo về những gì họ tìm được và một chuỗi dữ liệu có thể chạy qua thuật toán nhằm chứng minh vấn đề.
Twitter sau đó sẽ cho điểm dựa vào thông tin người tham gia tìm được, mức độ ảnh hưởng của nó và nhiều tiêu chí khác.
Đội thắng cuộc sẽ được thưởng 3.500 USD, đồng thời sẽ có 1.000 USD phần thưởng riêng cho phát hiện đột phá và mang tính tổng quát nhất.
Giá trị phần thưởng đã tạo nên một làn sóng trên Twitter, với một vài người dùng muốn phần thưởng nên có thêm một con số 0. Để dễ hiểu hơn, với các chương trình tìm lỗi thông thường Twitter sẽ trả 2.940 USD cho người tìm ra lỗi khiến người dùng có thể thực hiện hành động trên các tài khoản khác (như retweet hoặc đăng ảnh). Tìm ra một lỗi OAuth khiến người dùng có thể cướp tài khoản khác sẽ được trả 7.000 USD.
Twitter cũng đã tự nghiên cứu thuật toán cắt ảnh của mình trước đây - vào tháng 5, và có đăng tải một báo cáo về việc thuật toán có thể thiên vị, sau các cáo buộc phần xem trước ảnh được cắt có tính phân biệt chủng tộc.
Twitter từ đó đã gần như loại bỏ thuật toán xem trước ảnh, ngoại trừ cho phiên bản desktop. Với một tập đoàn như Twitter, việc có một thuật toán cắt ảnh tốt là điều cần thiết.
Mở ra một cuộc thi giúp cho Twitter nhận được phản hồi từ nhiều góc nhìn khác nhau. Ví dụ, đội ngũ của Twitter đã mở một cuộc thảo luận về cuộc thi, trong đó một người trong đội đã nhắc tới việc được hỏi về sự thiên vị với hệ thống phân biệt tầng lớp caste của Ấn Độ trong thuật toán, điều mà các lập trình viên ở California có thể đã bỏ qua.
Twitter cũng không chỉ xem xét sự thiên vị trong thuật toán ở khía cạnh khách quan. Phiếu đánh giá cho thấy vấn đề gây hại có thể đến từ cả yếu tố khách quan và chủ quan. Twitter chỉ ra một lỗi khách quan có thể do người dùng cắt một bức ảnh bình thường với "chủ ý tốt", trong khi lỗi chủ quan có thể được gây ra bởi một người dùng có ý định khai thác thuật toán nhằm đăng tải những bức ảnh mờ ám.
Twitter nói cuộc thi này sẽ được tách biệt khỏi các chương trình tìm lỗi thông thường trong bài blog thông báo của mình - nếu bạn đăng tải một báo cáo về lỗi thiên vị trong thuật toán bên ngoài cuộc thi, tập đoàn này nói sẽ đóng báo cáo của bạn và đánh dấu không đủ tiêu chí tham gia.
Nếu muốn tham gia cuộc thi, bạn có thể truy cập vào trang HackerOne của cuộc thi để tham khảo luật, tiêu chí đánh giá và nhiều thông tin khác.
Tuấn Vũ(theo TheVerge)
Ấn Độ tước quyền miễn trừ truy cứu trách nhiệm của Twitter
Twitter sẽ bị tước quyền miễn trừ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với mọi nội dung mà người dùng đăng tải ở Ấn Độ do không tuân thủ những quy định mới của nước này đối với các nền tảng trung gian.
">