Chiều ngày 25/9 giờ địa phương (sáng sớm ngày 26/9 giờ Việt Nam),ủtướngPhạmMinhChínhphátbiểuchínhsáchtạiBộNgoạdortmund – leipzig nhân chuyến thăm chính thức Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chínhphát biểu chính sách tại Bộ Ngoại giao Brazil.
Ưa chuộng và thấu hiểu giá trị của hòa bình
Tại tọa đàm, Thủ tướng đã dành thời gian phân tích một số nội dung, trong đó có mục tiêu, một số chính sách lớn của Việt Nam; tầm nhìn và định hướng phát triển quan hệ Việt Nam - Brazil trong thời gian tới.
Khái quát lại lịch sử của đất nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Dân tộc Việt Nam để giành được độc lập, thống nhất đất nước phải trải qua muôn vàn hy sinh, mất mát”.
Nhìn lại công cuộc Đổi mới đến nay, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam là hình mẫu về khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, gác lại quá khứ hướng đến tương lai vì mục tiêu hòa bình, hợp tác, phát triển.
Thủ tướng nói thêm, hiện những nước Việt Nam đụng độ trong chiến tranh như Nhật, Pháp, Mỹ, Trung Quốc đều thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.
“Chúng tôi đã đi từ chỗ hận thù đến đối tác”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết, điều này cũng được Tổng Thống Mỹ Joe Biden khẳng định tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Nói về đường hướng phát triển đất nước thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, xuyên suốt là yếu tố con người. Coi con người làm trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển. Không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Việt Nam đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế; xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại; cải cách hành chính và đào tạo nguồn nhân lực.
Cùng với đó là xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hoá soi đường cho quốc dân đi. Văn hoá còn thì dân tộc còn.
Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng “bốn không”: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế…
“Chúng tôi là đất nước chịu quá nhiều hy sinh, mất mát do chiến tranh nên chúng tôi ưa chuộng hòa bình và thấu hiểu giá trị của hòa bình”, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh.
Từ những chủ trương, chính sách đó, thời gian qua Việt Nam đã đạt được một số kết quả nổi bật.
Sau chiến tranh Việt Nam tăng trưởng gần như bằng không. Từ chỗ “tay không bắt giặc” đến nay, tăng trưởng GDP hằng năm của Việt Nam đạt bình quân 6,5-7% trong gần 4 thập kỷ vừa qua.
Kết quả này đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới và top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại, thu hút FDI…
Ở hai nửa bán cầu nhưng hai nước có quan hệ gắn bó mật thiết
Nói về mối quan hệ Việt Nam – Brazil, người đứng đầu Chính phủ nhắc lại trong hành trình cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghé qua Brazil năm 1912 để thấy “mối lương duyên của chúng ta bắt đầu từ đó”.
Thủ tướng nhấn mạnh, nằm ở hai nửa bán cầu, nhưng hai nước có quan hệ gắn bó mật thiết, chia sẻ nhiều điểm tương đồng.
Trong đó có sự tương đồng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của Nhân dân Việt Nam, Người anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới khẳng định chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Hoàng tử Pedro, “Người giải phóng” đáng kính của các bạn với tuyên bố bất hủ “Độc lập hay là chết”, đã khai sinh nền độc lập lâu dài tại Brazil.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định: “Tư tưởng ấy, khí phách ấy ngày nay vẫn soi sáng mỗi bước đường đi lên của hai nước chúng ta, là sợi chỉ đỏ gắn kết những giá trị thiêng liêng nhất của hai dân tộc”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định, nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ Latinh là những người bạn, người anh em gắn bó mật thiết với nhau trong mục tiêu chung là đấu tranh chống lại sự nô dịch, áp bức, bất công, thực hiện hòa bình, độc lập và phát triển giàu mạnh, tiến bộ, để mang lại tự do, hạnh phúc thực sự cho toàn thể nhân dân.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả 33 nước trong khu vực Mỹ Latinh.
Nhìn về triển vọng trong vài thập kỷ tới, Thủ tướng tin tưởng chắc chắn rằng mối quan hệ Việt Nam - Brazil sẽ ngày càng đơm hoa kết trái.
Việt Nam và Brazil đang đứng trước những cơ hội lớn lao để tận dụng các tiềm năng sẵn có trong quan hệ song phương, hướng tới tầm vóc quan hệ cao hơn trong tương lai, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ở hai khu vực và trên thế giới.
“Với tinh thần đó, tôi mong muốn và tin tưởng rằng, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai đất nước, hai dân tộc chúng ta sẽ ngày càng bền chặt, bổ sung, hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, vì sự phát triển thịnh vượng và lợi ích của nhân dân hai nước”, Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc bài phát biểu.