当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Kashiwa Reysol vs Tokyo Verdy, 12h00 ngày 29/3: Tin vào chủ nhà 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Hannah Louise Poston, người Mỹ là một cô gái trẻ mắc bệnh nghiện mua sắm. Cô thường tiêu từ 3000 - 4000 đô la một tháng vào việc mua sắm, trong đó có những thứ Hannah chẳng bao giờ dùng đến. Cũng chính vì tiêu pha không nghĩ ngợi, Hannah nợ thẻ tín dụng rất nhiều.
Khi nợ nần chồng chất, Hannah phát hoảng và quyết định sẽ thực hiện thử thách không mua sắm trong suốt năm 2018. Kết quả thực sự đáng kinh ngạc, khiến Hannah tỉnh ngộ và quyết định chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người.
Theo Hannah, cách đây vài năm, cô bị trầm cảm. Việc khiến cô cảm thấy đỡ hơn là đi mua sắm ở các trung tâm thương mại hoặc mua sắm online.
Mỗi tháng, cô tiêu từ 3000 - 4000 đô la Mỹ cho công cuộc mua sắm bất tận của mình. Cũng bởi vậy, Hannah nợ tín dụng rất nhiều, không thể tiết kiệm được chút tiền nào.
Kiểm kê lại số nợ, Hannah quyết định phải thay đổi, thực hiện thử thách không mua sắm trong một năm.
Kiên trì qua từng ngày, trong suốt 2018, ngoài việc mua các nhu yếu phẩm như thức ăn, dầu gội, sữa tắm... Hannah không còn vung tiền mua các sản phẩm chăm sóc da, đồ nội thất, quần áo, phụ kiện mới. Đồng thời, cô cũng xóa bỏ thông tin thẻ tín dụng của mình trên các trang web mua sắm trực tuyến.
Hannah cho biết, mới đầu, cô cực kỳ khổ sở, thậm chí còn cảm thấy khó chịu, đau đớn khi không được mua sắm. Tuy nhiên, vượt qua được thời gian đầu, cô gái trẻ quen dần với việc ngừng tiêu tiền và cảm thấy tốt hơn. Đồng thời, Hannah cũng phát hiện, việc không mua sắm giúp cô có nhiều thời gian hơn, tiết kiệm được tiền bạc để làm những việc có ý nghĩa hơn.
Ngừng mua sắm, Hannah bắt đầu vận hành kênh Youtube của mình, chăm chút cho nó và thành lập một công ty chuyên về trang phục khiêu vũ.
Nhờ chăm chỉ làm việc lại ngừng mua sắm, Hannah đã tiết kiệm được tiền, trả được nợ, cuộc sống trở nên tích cực, vui vẻ hơn. Đây thực sự là một kết quả bất ngờ với Hannah. Vì vậy, mới đây, cô gái trẻ đã chia sẻ câu chuyện của mình, hi vọng câu chuyện có thể truyền cảm hứng, giúp đỡ những người nghiện mua sắm.
Theo nhà tâm lý học Jordana Jacobs, những người nghiện mua sắm thường cảm thấy họ có thể tìm được niềm vui thông qua việc tiêu tiền, sở hữu những món đồ mới. Thực tế, họ bị ảnh hưởng bởi dopamine, khiến con người cảm thấy hưng phấn, vui vẻ, lạc quan trong thời gian ngắn ngủi. Về lâu về dài có thể gây ra hậu quả không mong muốn. Thực hiện thử thách không mua sắm 1 năm, những người nghiện mua sắm có thể tự cứu lấy mình.
Nelson Wang là người sáng lập ra trang web hướng nghiệp CEO Lifestyle dành cho giới trẻ. Từ một nhân viên thu ngân đến một CEO năng lực, anh đã đúc kết được nhiều bài học quý báu.
" alt="Không mua sắm trong vòng 1 năm, cô gái thu được thành quả bất ngờ"/>Không mua sắm trong vòng 1 năm, cô gái thu được thành quả bất ngờ
Nàng Thị Nhi lấy chàng Trọng Cao. Chàng Trọng Cao đi buôn bán làm ăn giàu có về nhà khinh khinh rẻ vợ. Thị Nhi buồn bỏ đi gặp chàng Phạm Lang rồi lấy chàng.
![]() |
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ. |
Trọng Cao làm ăn thua lỗ, làm người ăn mày đến nhà Phạm Lang khất thực. Chỉ Thị Nhi ở nhà, nàng xót nghĩa xưa cho chàng ăn uống.
Lúc đó, Phạm Lang về, nàng giấu Trọng Cao vào đống rơm. Phạm Lang ra đốt rơm bón ruộng. Trọng Cao chết. Thị Nhi thấy có lỗi liền lao vào. Phạm Lang muốn cứu vợ cũng lao theo.
Cả ba người chết cháy hóa thành ba ông đầu rau ("đầu rau" là biến âm của từ Hán Việt cổ là "đầu lô" mà thành).
Tình nghĩa của ba người cảm động trời xanh, Ngọc Hoàng cho họ làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Họ không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.
Người dân thường cúng thêm chè, bánh mật để các vị Táo ăn cho ngọt giọng. Lên gặp Ngọc Hoàng sẽ chỉ nói tốt về gia đình mình.
Dưới đây là một số tư vấn của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ về nghi lễ cúng Táo quân theo văn hóa dân gian xưa:
Lễ vật
Lễ vật cúng Táo quân truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.
![]() |
Một mâm cỗ cúng Táo quân của người dân. Ảnh: Tô Hưng Giang. |
Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông) sau khi cúng.
Mâm cỗ
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình.
- Mâm cỗ mặn:
1 đĩa gạo; 1 đĩa muối; 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
1 bát canh mọc hoặc canh măng; 1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
- Mâm cỗ ngọt:
1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen
3 chén rượu; 1 quả bưởi; 1 quả cau, lá trầu
1 lọ hoa đào nhỏ; 1 lọ hoa cúc; tập giấy tiền, vàng mã; cá chép sống
Thời gian, cách thức cúng ông Táo
Lễ cúng tiễn ông Công ông Táo thường được cúng vào sáng ngày 23 tháng Chạp.
Gia chủ dù vướng bận công việc quan trọng cũng phải hoàn thành lễ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên Thiên đình.
Bài cúng ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
"Phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta là một tín ngưỡng văn hóa dân gian, chứa đựng những truyền thống tốt đẹp. Nhưng ngày nay, truyền thống này đang bị hiểu sai hay nói đúng hơn là bị biến tướng"...
" alt="Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2019 đầy đủ nhất theo nhà nghiên cứu văn hóa"/>Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2019 đầy đủ nhất theo nhà nghiên cứu văn hóa
Trái tim tôi đập liên hồi khi lần đầu tiên anh ngỏ lời mời tôi đến chơi nhà. Căn nhà bên hồ quá xinh đẹp và lãng mạn. Ở đó, anh nấu cho tôi ăn, chúng tôi cùng uống rượu vang.
Khi anh dẫn tôi vào phòng, đặt những nụ hôn dồn dập lên môi tôi, thì tôi biết điều gì tiếp đó sẽ xảy ra nhưng không thể ngăn bản thân mình lại được. Đêm đó tôi ở lại nhà anh. Sáng hôm sau tỉnh giấc, chúng tôi lại hòa vào vòng tay nhau, vô cùng gần gũi.
![]() |
Nhưng cũng chỉ sau hôm đó tôi mới biết anh là người đàn ông đã có gia đình, còn anh thì nói anh nghĩ tôi biết điều đó, bởi anh đã 38 tuổi rồi. Anh có vợ và 2 con, nhưng hôm anh đưa tôi về nhà, vợ anh đang đi công tác nước ngoài, con gái lớn đang ở trại Hè quốc tế, còn con gái nhỏ được gửi nhà bà ngoại.
Tôi đã suy sụp đến mức nào trước cảm giác mình bị lừa dối.
Những cư xử của anh vẫn rất điềm đạm như không có chuyện gì xảy ra. Anh không có nhiều lý do để gặp tôi, nhưng khi gặp nhau tôi vẫn không cưỡng lại được sự quyến rũ của anh, vì chuyện ấy với anh quá nóng bỏng.
Anh nói vợ anh đã nguội lạnh cảm giác gối chăn từ khi sinh đứa thứ hai, anh nói thường xuyên nhớ và muốn gặp tôi nhưng cứ khi có việc gì liên quan đến vợ thì anh luôn đặt chị ấy lên ưu tiên hàng đầu. Anh nói rất trân trọng tôi nhưng rồi cũng nói "em biết đấy chuyện chúng mình sẽ chẳng đi đến đâu cả".
Trong lòng tôi không bao giờ muốn mình là người thứ ba đi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Bởi thế, tôi đã cố gắng mở lòng, tìm cho mình một người khác.
Rồi tôi yêu một đồng nghiệp, một người vừa mới bước qua mối tình tan vỡ. Cậu ấy nói với tôi rằng chuyện với cô gái đó đã qua, tất cả chỉ còn là quá khứ.
Chúng tôi hò hẹn và lại ngủ với nhau, nhưng cậu ấy không bao giờ đưa tôi đến nơi đâu có thể bị đồng nghiệp bắt gặp. Tôi lờ mờ cảm nhận được là cậu ấy sẽ quay về bên người cũ khi có cơ hội và điều đó đã xảy ra. Đến giờ dù gặp nhau ở cơ quan, cậu ấy cũng phớt lờ tôi, xem như không thấy.
Trong lòng tôi tan vỡ, bởi thế tôi lại tìm đến người đàn ông đã có gia đình, muốn anh ấy nhiều hơn dù biết chẳng đi đến đâu cả. Cuộc sống của tôi đang là một mớ hỗn độn, nhưng tôi không biết phải thoát ra từ chỗ nào.
(Theo Dân trí)
Tối khuya chồng không về nhà. Tôi lặng lẽ đến công ty tìm thì phát hiện anh chở một cô gái đến quán hát, ôm nhau tình tứ.
" alt="Qua đêm với 2 người đàn ông, cuộc sống của tôi vô cùng bế tắc"/>Qua đêm với 2 người đàn ông, cuộc sống của tôi vô cùng bế tắc
Nhận định, soi kèo Zaqatala vs Qaradag Lokbatan, 18h00 ngày 27/3: Khó tin cửa dưới
Ngoại tình với nhân viên, sếp nữ bất ngờ vì câu nói của con gái 16 tuổi
Mối tình bí mật của bố vợ tuổi 70 trong căn hộ tập thể cũ
Tôi kết hôn gần 5 năm, vợ tôi tên Lan. Hai vợ chồng yêu thương, hòa hợp nhau về tính cách và lối sống. Trong mắt tôi vợ là người dịu dàng, hết mực hiếu thuận với hai bên nội ngoại. Chưa bao gờ tôi thấy vợ to tiếng, cáu giận chồng dù chỉ một lần.
Cô ấy được thừa hưởng tính cách và sự đảm đang của mẹ ruột - người Hà Nội gốc. Mọi việc trong gia đình, từ nấu nướng, dạy con và ứng xử đều tinh tế, mực thước.
Lan chăm chồng kỹ tính đến mức bộ quần áo luôn thơm tho, phẳng phiu, nhờ vậy tôi trông còn phong độ, trẻ trung hơn thời chưa lập gia đình.
Thời con gái, vợ tôi như viên ngọc sáng, khiến bao chàng trai phải mê mẩn, thầm thương trộm nhớ. Nghe bạn thân cô ấy kể, có cả thiếu gia con nhà quyền thế theo đuổi vợ tôi 3 năm. Chẳng hiểu anh ta nhỡ mồm nói câu gì mà Lan kiên quyết không bao giờ gặp lại.
Cuối cùng, cô ấy lại lựa chọn, gửi gắm đời mình cho tôi - anh chàng dân tỉnh lẻ, gia cảnh không có gì khá giả, bố mất sớm, chỉ còn mẹ.
Mẹ tôi hiền lành, mộc mạc, tinh thần hơi lẫn một chút do vấn đề tuổi tác nhưng bà vẫn khỏe mạnh. Kết hôn xong, hai vợ chồng về sống ở căn nhà do bố vợ tặng. Mẹ tôi vẫn ở dưới quê, thỉnh thoảng lên thăm các con, mang ít thực phẩm quê ra biếu thông gia.
Mỗi lần như vậy, Lan đều đích thân ra bến xe đưa đón bà. Mẹ chồng có kêu mệt mỏi, cô ấy chu đáo đưa vào bệnh viện thăm khám, kiểm tra. Bác sĩ kết luận sức khỏe bà ổn định, bình thường Lan mới yên tâm.
Cách đây một năm, mẹ tôi bị ngã gãy chân, phải bó bột, nằm trên giường khá lâu. Sợ ở quê không có ai chăm sóc, Lan chủ động bàn với tôi đưa mẹ ra Hà Nội chạy chữa. Ơn trời, nhờ thuốc men, vật lý trị liệu đầy đủ, chỉ nửa năm mẹ tôi đã đi lại bình thường.
Khi bà đòi về quê, nghĩ vợ cũng hiếu thảo, không so đo, tính toán nên tôi nói với Lan, khuyên mẹ ở hẳn với hai vợ chồng. Lan không nói gì, chỉ ậm ừ rồi gật đầu.
Sống chung với mẹ chồng, Lan lúc nào cũng ríu rít, nói năng dễ nghe, tình cảm. Bữa cơm bao giờ cô ấy cũng gắp cho bà những món ăn ngon nhất. Hai vợ chồng đi ăn nhà hàng, kiểu gì Lan cũng mua cho mẹ chồng một suất.
Tuy nhiên tôi nhận ra, mẹ mình trầm tư, ít nói hơn hẳn. Mặt lúc nào cũng đượm buồn. Tôi có gặng hỏi, tâm sự với mẹ, tìm hiểu nguyên nhân nhưng bà chỉ lắc đầu, bảo không có chuyện gì. Cho rằng bà ít bạn, buồn chán, tôi đăng ký cho bà tham gia câu lạc bộ dưỡng sinh ở phường.
Từ hôm đó, mẹ tôi vui vẻ, phấn chấn trở lại. Hàng ngày vợ tôi đi làm, bà ở nhà nghỉ ngơi, đến chiều tranh thủ đi đón cháu nội.
Đợt đó, tôi được công ty cử vào làm việc ở Huế 3 tháng. Lo vợ ở nhà vất vả, tôi tìm thuê một bác giúp việc có kinh nghiệm, đỡ đần cô ấy.
Bác giúp việc nhanh nhẹn, tháo vát, Lan ưng ý vô cùng, khen ngợi suốt. Mấy tháng vợ chồng xa nhau nhưng tối nào cô ấy cũng gọi điện hàn huyên, tâm sự với chồng các công việc ở nhà. Nhờ đó, nỗi nhớ gia đình trong tôi cũng vơi bớt, tôi yên tâm công tác.
Gần ngày về, tôi thu xếp thời gian mua sắm quà cáp cho mẹ và vợ con. Thời tiết miền Bắc đang trở lạnh nên tôi chuẩn bị chiếc khăn quàng cổ cho mẹ, bộ áo dài cho vợ và ít đồ chơi cho lũ trẻ.
Do công việc hoàn thành sớm, chỉ còn một chút giấy tờ, tôi nhờ đồng nghiệp hoàn thiện giúp còn mình nhanh chóng bắt chuyến tàu sớm nhất về với gia đình.
Vì muốn vợ bất ngờ nên tôi không thông báo. Tàu đến ga, tôi khệ nệ mang vác đồ đạc, lên taxi về thẳng nhà. Dù đoạn đường ngắn nhưng lòng tôi rất hồi hộp. Lâu rồi, tôi chưa được ăn bữa cơm đầm ấm bên người thân.
Xe đỗ trước cổng nhà, tôi hăm hở bước vào thì bất ngờ nghe tiếng Lan rên rỉ, ỉ ôi, giọng đầy bực tức. Cô ấy dùng những lời lẽ khó nghe, xấc xược để quát mắng ai đó trong nhà.
Nghĩ vợ mắng bác giúp việc, tôi chau mày, tỏ vẻ không hài lòng. Tôi quan điểm, dù là giúp việc nhưng người ta cũng kiếm sống bằng sức lao động, không thể ỷ thế về tiền bạc mà cư xử quá đáng được.
Thế nhưng sau cánh cửa, mẹ tôi đang ngồi im lặng, nước mắt lưng tròng, thi thoảng đưa tay lên ngực để kìm nén những uất nghẹn trong tim. Vợ tôi vẫn thao thao bất tuyệt, hằm hằm nhìn mẹ chồng.
Thấy tôi, Lan giật mình, im bặt. Mẹ tôi vội lau nước mắt, tươi cười nhìn con trai. Chỉ trong vài giây ngắn ngủi, thái độ vợ tôi khác hẳn, khuôn mặt khó đăm đăm bỗng giãn ra, vui vẻ tươi cười. Cô ấy trò chuyện với mẹ chồng như thể chưa có chuyện gì xảy ra.
Thấy hai người đó có vẻ khác lạ, tôi bắt đầu để ý hơn. Mẹ tôi không còn hỏi han con dâu nhiều như trước. Cả bữa tối, bà lặng lẽ ăn rồi đứng dậy về phòng nghỉ ngơi. Tôi nghi ngờ mẹ và vợ có mâu thuẫn nhưng trước mặt tôi hai người họ vẫn cố tỏ ra bình thường.
Hôm sau, vợ vừa dắt xe đi làm, mẹ ra công viên tập dưỡng sinh, tôi mời bác giúp việc ra thăm dò. Ban đầu người giúp việc khá dè dặt, nói không biết. Tuy nhiên khi tôi thuyết phục, người phụ nữ này mới tiết lộ: "Mỗi khi anh vắng nhà, cô Lan đối xử với bà quá đáng lắm.
Cả ngày đi vắng nhưng hễ về nhà là cô ấy riết róng, nói bà là gánh nặng. Mọi thứ vợ chồng anh có được đều do bố mẹ vợ cho, anh chỉ là phận "chó chui gầm chạn".
Mẹ anh thương con, chịu đựng bấy lâu nay để giữ hòa khí. Bà cũng muốn về quê ở nhưng không biết lấy lý do gì. Cô Lan khéo lắm, cậu vắng nhà mới làm thế, còn bình thường trước mặt chồng lúc nào cũng ngọt nhạt, mẹ mẹ, con con, rất tình cảm...".
Những lời bác giúp việc kể như lưỡi dao đâm vào trái tim tôi, đau đớn, quặn thắt. Tôi nào ngờ được người vợ mình yêu thương, trân trọng lại có hành xử hỗn láo, hai mặt như vậy.
Tôi không giữ được bình tĩnh, đã gọi Lan về hỏi cho ra nhẽ nhưng cô ấy một mực phủ nhận. Hai vợ chồng lời qua tiếng lại, ầm ĩ.
Đúng lúc đó, mẹ tôi về. Bà khuyên hai con và nhận hết lỗi về mình: "Mẹ xin các con, lỗi là do mẹ. Mẹ sẽ về quê ở. Mẹ sống đạm bạc quen rồi. Các con cứ tập trung, lo cho nhau, mẹ tự thu xếp được, cốt sao hai vợ chồng đầm ấm".
Những lời mẹ nói chỉ khiến tôi đau lòng thêm. Tôi lấy đồ, đưa bà rời khỏi căn nhà đó mặc cho vợ gào thét, liên tục xin lỗi. Trước khi đi, tôi trả lại chìa khóa cho vợ, chỉ mang theo ít vật dụng cá nhân.
Tôi quyết định sẽ ly hôn. Mẹ đã cho tôi cả cuộc đời, tôi không thể bất hiếu được. Theo các độc giả tôi làm như vậy có quá đáng không với vợ không? Xin hãy cho tôi lời khuyên.
Mời độc giả tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Tâm sự" bằng cách nhập nội dung bình luận phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận", hoặc gửi chia sẻ về địa chỉ email: Bandoisong@vietnamnet.vn (ghi chú tên bài viết). Các bài viết thú vị, có giá trị sẽ được chọn đăng trên chuyên mục và nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!" alt="Sau chuyến công tác, chồng tái mặt nghe giúp việc tiết lộ bí mật của vợ"/>Sau chuyến công tác, chồng tái mặt nghe giúp việc tiết lộ bí mật của vợ
Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” tiếp nối và phát triển từ chương trình “Nối vòng tay lớn” những năm trước đây nhằm mục đích phát động toàn quốc Tháng hành động cao điểm “Vì người nghèo”, đồng thời hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ đề ra.
Theo Ban tổ chức, thời gian qua, các hoạt động chung tay vì người nghèo đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội, các tập đoàn, tổng công ty, qua đó tạo ra sức lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội, tăng cường tinh thần đoàn kết nhằm chung tay để chăm lo để nâng cao đời sống nhân dân.
![]() |
Ảnh minh họa |
Qua gần 18 năm phát động, chương trình vận động ủng hộ người nghèo đã được các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ hơn 50.000 tỷ đồng. Trong đó, ủng hộ qua Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương và quỹ 3 cấp ở địa phương đạt gần 14.000 tỷ đồng, ủng hộ trực tiếp chương trình an sinh xã hội ở các địa phương là hơn 36.000 tỷ đồng.
Từ những nguồn lực trên, cùng với ngân sách nhà nước đã kịp thời hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được gần 1,5 triệu căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn (riêng năm 2017 xây dựng mới và sửa chữa trên 32.000 căn nhà); hỗ trợ hàng chục triệu lượt hộ nghèo về vốn, tư liệu sản xuất; hỗ trợ hàng ngàn công trình dân sinh (trường học, trạm xá, cầu dân sinh, đường giao thông nông thôn...); hàng triệu người nghèo được giúp đỡ nhân dịp Tết Nguyên đán, giúp đỡ cho con đi học, chữa bệnh khi ốm đau nằm viện dài ngày, cứu đói khi cần thiết...
Bắt đầu từ năm 2018 đến năm 2020, chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" sẽ được truyền hình trực tiếp vào đúng ngày 17/10 là ngày vì người nghèo. Năm nay, chương trình sẽ được thực hiện tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội, bắt đầu từ 20h và phát trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình có ý nghĩa lớn đối với người nghèo, hộ nghèo, người cận nghèo, hộ cận nghèo; người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đột xuất do gặp thiên tai, bão lũ, tai nạn. Nguồn lực được huy động từ chương trình sẽ giúp đỡ xây dựng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ tiền mua vật tư, công cụ sản xuất, giống cây, con...; hỗ trợ cho học sinh đi học; hỗ trợ chữa bệnh nặng, hiểm nghèo khi ốm đau, nằm viện; hỗ trợ cứu đói đột xuất, hỗ trợ người nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày lễ lớn. Bên cạnh đó hỗ trợ giúp hỗ trợ đầu tư, cải thiện nhiều cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, trường học...tại xã nghèo, huyện nghèo, thôn bản khó khăn...
Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức sẽ tổng hợp, công bố thông tin kết quả ủng hộ; cam kết ủng hộ người nghèo của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Chương trình truyền hình trực tiếp; đồng thời có hình thức ghi nhận, công bố tên và số tiền, hiện vật của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ, đăng ký ủng hộ qua Quỹ “Vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội.
Cùng với việc tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp, Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức đợt nhắn tin ủng hộ người nghèo qua Cổng Thông tin nhân đạo quốc gia 1400. Bộ Lao động thương binh và xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh các hộ nghèo, huyện nghèo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thoát nghèo; tổ chức trao giải thưởng báo chí viết về giảm nghèo bền vững năm 2018.
M Tuấn - Bích Thủy
Người mẹ đơn thân nuôi 7 con trong căn nhà đặc biệt giữa lòng Hà Nội
“Suốt 1 tháng con chỉ ngủ, dậy là khóc ngằn ngặt. 3 tháng tuổi con chưa một lần nhìn mẹ. Lòng mẹ mơ hồ một nỗi lo lắng, sợ con gặp chuyện chẳng lành.
Mẹ quyết định đưa con đi bệnh viện chụp chiếu, thông báo của bác sĩ khiến mẹ rụng rời chân tay: “Cháu bị khuyết não”.
Khi ấy nước mắt mẹ trào ra, nghẹn ngào. Con mẹ bé bỏng, đáng yêu đến nhường nào? Sao chuyện đó lại xảy ra với con? Mẹ chỉ mong phép màu sẽ đến, bác sĩ chẩn đoán sai… Nhưng nghiệt ngã quá con ơi! Mẹ đau đớn không nguôi khi biết đó là sự thật”.
Trên đây là những dòng nhật ký đẫm nước mắt mà chị Ngô Thị Sinh (SN 1975, quê Sóc Sơn, Hà Nội) viết cho đứa con đầu tiên mình nhận nuôi.
“Ôm con vào viện, tôi mong phép màu sẽ đến”
17 năm gắn bó với Làng trẻ SOS Hà Nội, chị Sinh đã dành cả thanh xuân để chăm sóc, nuôi dưỡng những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.
Suốt cuộc trò chuyện, mắt chị ánh lên niềm vui khi nhắc đến 7 đứa con mình đang nuôi dưỡng.
![]() |
Các con đi học về, giúp mẹ Sinh chuẩn bị cơm trưa. |
Mỗi đứa trẻ trong ngôi nhà đó đều có một số phận riêng, chúng có thể mạnh mẽ đối diện với cuộc đời nhưng rất nhạy cảm khi nhắc đến hoàn cảnh của bản thân.
Bởi vậy, điều chị lo lắng không chỉ đơn giản là bữa ăn, giấc ngủ mà còn là sự phát triển nhân cách, cảm xúc của các con.
Đôi lần chị chạy ra ngoài, giấu dòng nước mắt sau khi trách phạt các con. Chị mắng nhưng lòng lại dấy lên niềm xót xa vô bờ vì thương mấy đứa trẻ nhỏ dại. Hạnh phúc của chị giờ đây là chứng kiến các con ngoan ngoãn, trưởng thành.
![]() |
Người phụ nữ nhân hậu bên ngôi nhà mang tên Hoa Phượng của làng trẻ SOS Hà Nội. |
Tuy nhiên, khoảng lặng mà chị luôn giữ chặt trong lòng là đứa con đầu tiên chị nhận nuôi. Ngược dòng quá khứ, chị Sinh vẫn nhớ như in ngày hôm đó, mọi người xôn xao về đứa trẻ bị bỏ rơi ngay trước cổng làng.
Khoảnh khắc thấy bé sơ sinh khoảng 4 ngày tuổi, lòng chị bỗng xốn xang khó tả. Bản năng mẫu tử trào dâng, hối thúc chị ôm đứa bé vào lòng.
Chị thuyết phục ban lãnh đạo cho mình làm thủ tục pháp lý nhận cháu làm con nuôi. Trong giấy khai sinh, cháu mang họ chị.
Chị viết: “Mắt mẹ đỏ hoe, trái tim như vỡ òa khi ôm con. Đó có lẽ là giây phút vui sướng nhất đời mẹ”.
Người phụ nữ đó bao bọc đứa trẻ đó bằng trái tim nhân hậu của mình. Chị đâu ngờ, bi kịch xảy đến. Cháu bé được 3 tháng tuổi chị nhận thấy cháu có nhiều dấu hiệu bất thường. Cả ngày chị Sinh bế con trên tay, vì rời vòng tay mẹ là con khóc đến tím tái người.
Chị trút nỗi lòng vào từng trang nhật ký: “Mẹ đưa con vào viện khám. Nhìn bác sĩ thở dài, trái tim mẹ thắt lại, đau nhói. Nghe bác sĩ nói con không có não, tai mẹ như ù đi”.
Không muốn từ bỏ, chị tiếp tục bế con lên bệnh viện tuyến trên, chụp cộng hưởng từ, với hi vọng mong manh rằng bác sĩ chẩn đoán nhầm. Nhưng kết quả cuối cùng khiến chị gần như ngã quỵ.
Giọng đượm buồn, người phụ nữ này kể tiếp: “Ôm con về làng, tôi nghĩ sao số phận con bé cùng cực quá. Vừa ra đời đã bị bỏ rơi, giờ mắc trọng bệnh. Mình không dứt ruột đẻ ra nhưng xót xa lắm”.
Sau đó, cháu bé được chuyển đến một trung tâm bảo trợ khác để theo dõi. Từ ngày con đi, thi thoảng chị Sinh lên thăm. Chứng kiến tay chân con co quắp, nước mắt chị chảy dài trên gò má.
“Các cô trên đó bảo con cả ngày nằm không nhận ra ai nhưng hễ mẹ Sinh lên là cháu ngủ ngon giấc, bớt quấy khóc hơn”, chị nói.
Cháu bé sống đến năm 3 tuổi thì qua đời. Trước ngày con mất, chị nóng ruột bắt xe thăm con.
Điều dưỡng thông báo sức khỏe bé yếu dần, bỏ ăn uống, chẳng biết cầm cự đến bao giờ. Chị lặng lẽ trò chuyện với con rồi ra về.
Vài ngày sau, chị bàng hoàng nghe tin con đi… Nhiều năm trôi qua nhưng ký ức về con vẫn luôn khiến chị xót xa mỗi khi nhớ tới.
Hạnh phúc trọn vẹn...
Chị Sinh cho biết thêm, ngoài bé gái đó, chị từng đón một bé trai có hoàn cảnh đáng thương. Mẹ bé còn khá trẻ, khoảng 17, 18 tuổi.
Cô gái nông nổi, vướng lưới tình của người đàn ông đã có gia đình. Ông ta hứa hẹn nếu cô đẻ con trai sẽ đón và lo lắng cho hai mẹ con. Thế nhưng, ngày đứa bé chào đời cũng là lúc ông ta lạnh lùng bỏ rơi họ.
Người mẹ trong cơn quẫn trí, mang đứa trẻ đến làng, bí mật để ngoài cổng. May mắn có người phát hiện, mang vào trong đưa chị chăm sóc.
Nhưng được 10 ngày, người mẹ đó day dứt lương tâm, đến xin lại con. Dù lưu luyến đứa trẻ nhưng chị cảm thấy mãn nguyện khi con đoàn tụ với mẹ đẻ.
![]() |
Góc học tập ngăn nắp của các con chị Sinh. |
"Trong số 7 đứa con tôi chăm sóc, thì 6 cháu có nhân thân rõ ràng nhưng vì lý do nào đó mà gia đình không nuôi dưỡng được nên đưa vào làng.
Các gia đình trong làng SOS có vai trò như một gia đình thay thế, tạo cho trẻ môi trường phát triển toàn diện.
Chỉ duy nhất bé gái út năm nay vào lớp một là trường hợp bị bỏ rơi từ lúc mới đẻ. Tôi cho cháu mang họ mình. Con bé quấn mẹ, lém lỉnh ra trò", chị Sinh mỉm cười khoe.
Đó là một ngôi làng đặc biệt, nằm phía Tây Hà Nội. Trong làng tất cả các nhà đều có thiết kế dạng biệt thự, hoàn toàn giống nhau. Mỗi ngôi nhà mang tên một loài hoa: Phong Lan, Thủy Tiên, Đỗ Quyên, Hoa Phượng ...
" alt="Nhật ký đẫm nước mắt của mẹ nuôi và người con khuyết não"/>