Mỗi màn hình có thể hiển thị hình ảnh ở nhiều mức phân giải khác nhau, trong đó mức phân giải cao nhất (native resolution) sẽ mang đến hình ảnh đẹp và sắc nét nhất. Đó là lý do tại sao bạn cần biết mức phân giải cao nhất của màn hình nếu muốn tận dụng tối đa khả năng của nó, nhất là khi chơi game hoặc chạy các ứng dụng đồ họa.
Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách xác định mức phân giải cao nhất của màn hình hiển thị trên máy Mac.
Bước 1: Bấm lên biểu tượng hình quả táo khuyết nằm ở phía trên góc trái của màn hình, và chọn About This Mac.
Bước 2: Chọn thẻ Displays từ cửa sổ hiện ra.
Bước 3: Tại đây, bạn sẽ thấy thông tin của màn hình tích hợp trên máy Mac, cũng như các màn hình ngoài bạn đã kết nối vào thiết bị (nếu có).
Bước 4: Độ phân giải của màn hình hiển thị chính là chỉ số nằm phía sau kích thước màn hình. Chẳng hạn, trong hình dưới đây, dòng chữ 27-inch (2560 x 1440) có nghĩa là máy Mac này sở hữu màn hình kích thước 27 inch với độ phân giải 2560 pixel x 1440 pixel và đây là mức phân giải tối đa màn hình này hỗ trợ.
Lưu ý: About This Mac luôn thể hiện độ phân giải cao nhất của màn hình hiển thị bất kể các thiết lập trong System Preferences.
Trường hợp, bạn có kết nối màn hình ngoài vào máy Mac, bạn cũng sẽ thấy chúng trên cửa sổ này. Ví dụ, trong ảnh dưới đây, bạn có thể tìm thấy độ phân giải của màn hình ngoài ở phía dưới tên của nó.
Đến đây, bạn đã biết cách xác định độ phân giải cao nhất của màn hình hiển thị trên máy Mac, bạn có thể sử dụng nó để thiết lập game, ứng dụng, hoặc tìm ảnh nền phù hợp với màn hình, v.v.
Cũng tại màn hình này, bạn có thể dễ dàng truy cập vào phần tinh chỉnh các thiết lập màn hình. Chỉ cần bấm nút Display Preferences và máy Mac sẽ đưa bạn thẳng đến cửa sổ System Preferences, nơi bạn có thể tinh chỉnh các thiết lập của màn hình hiển thị sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Ca Tiếu (theo How-to geek)
Nếu bạn sử dụng Safari trên máy Mac và thường truy cập vào chế độ duyệt web riêng tư (private browsing), tại sao bạn không thiết lập để Safari luôn khởi động vào chế độ này.
" alt=""/>Cách xem độ phân giải màn hình trên máy MacFord Everest tiếp tục được giảm giá sâu.
Mẫu Ford Everest phiên bản Titanium 4x4 AT được đại lý giảm 90 triệu đồng tiền mặt, tặng thêm gói phụ kiện 10 triệu đồng. Hai phiên bản khác là Titanium 4x2 AT và Sport có mức giảm khoảng 40-60 triệu đồng tùy chính sách của từng đại lý. Khách hàng cũng có thể đàm phán không lấy quà tặng như phụ kiện, bảo hiểm thân vỏ… để trừ thẳng vào giá bán.
Trong khi đó, đại lý Thaco bán ra Mazda CX-8 phiên bản tiêu chuẩn với giá 929 triệu đồng, giảm 70 triệu đồng so với trước đây. Khách hàng mua xe đợt này còn được tặng bộ phụ kiện 50 triệu đồng, bao gồm cốp điện, ốp cản sau, bệ bước chân, ghế chỉnh điện…
Forester, dòng xe bán chạy nhất của Subaru tại Việt Nam, được thương hiệu này mạnh tay ưu đãi. Các phiên bản được điều chỉnh 79 - 159 triệu đồng, đưa giá xe về mức 969 - 1.209 triệu đồng. Nhằm tăng sức cạnh tranh trước các đối thủ như Honda CR-V, Mazda CX-5… Subaru thậm chí còn tặng thêm màn hình giải trí, camera 360 với tùy bản.
Xe "hot" cũng chạy đua giảm giá
Không riêng các dòng ô tô đắt tiền, những mẫu xe bình thường vốn có lượng khách quan tâm lớn cũng không nằm ngoài xu hướng giảm giá. Toyota Vios được các đại lý giảm 30 triệu đồng, tặng thêm phụ kiện. Đồng thời hãng còn tung gói vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho khách hàng mua xe đến hết tháng 7.
Toyota Altis, Camry, Fortuner hay Innova đều giảm giá khoảng 20-40 triệu đồng tùy từng dòng xe. Đây cũng là mức giảm chung đối với các mẫu ô tô mang thương hiệu Kia hay Mitsubishi.
Là mẫu xe ra mắt không lâu, City cũng chạy đua khuyến mại trước Toyota Vios. Một số đại lý Honda áp dụng mức ưu đãi 15 - 25 triệu đồng cho mẫu xe chiếm doanh số cao nhất hiện nay của mình. Trong khi đó CR-V, HR-V nhận ưu đãi lên đến hơn 100 triệu đồng, bao gồm khoảng một nửa là giảm thẳng vào giá bán, phần còn lại là phụ kiện.
Với tình hình phức tạp của dịch Covid-19, một số chuyên gia nhận doanh số bán ô tô trong nước chưa thể sớm hồi phục. Trong thời gian tới, thị trường có thể tiếp tục được điều chỉnh nhằm thu hút khách.
Theo Dân trí
Bạn đang băn khoăn điều gì về xe cộ? Hãy gửi câu hỏi hoặc các bài viết trải nghiệm xế cưng tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!" alt=""/>Ô tô giảm giá cả trăm triệu, chạy đua khuyến mại trong mùa dịch Covid
Ảnh minh họa. (Nguồn: bangkokpost)
Các nhà quản lý chống độc quyền của Mỹ ngày 15/9 cảnh báo rằng họ sẽ giám sát kỹ hơn các vụ thâu tóm quy mô nhỏ hơn của những “gã khổng lồ” công nghệ (Big Tech), động thái mới trong nỗ lực hạn chế sự thống trị của các tập đoàn này.
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cho biết, Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Apple, Facebook và Microsoft đã thực hiện hàng trăm thương vụ mua bán trong những năm gần đây.
Ủy viên Rebecca Slaughter của FTC cho rằng, các nhà quản lý cần có cái nhìn tổng thể hơn, và việc xem xét từng vụ mua bán sáp nhập là không đủ.
Bà nói: "Tôi nghĩ việc mua lại hàng loạt của các công ty công nghệ lớn giống với chiến lược Pac-Man: từng vụ sáp nhập riêng lẻ, được nhìn nhận một cách độc lập, dường như không có tác động đáng kể. Song hàng trăm thương vụ mua lại nhỏ lẻ có thể tạo nên một công ty độc quyền kếch xù."
Một nghiên cứu được đưa ra vào tháng 2/2020 về hơn 600 thương vụ mua lại của những đại gia công nghệ từ năm 2010-2019 đã khiến FTC quan tâm tới vấn đề này.
Việc bổ sung vào FTC và Bộ Tư pháp Mỹ vào thành phần nòng cốt trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã báo hiệu việc tăng cường thực thi chống độc quyền của Chính phủ, trong bối cảnh một số người kêu gọi giải tán một số công ty Big Tech lớn nhất và thành công nhất.
FTC đã đệ đơn kiện Facebook, cáo buộc rằng họ đã sử dụng "thương vụ mua lại chống cạnh tranh" các đối thủ tiềm năng như Instagram và WhatsApp để bảo vệ sự thống trị của mình.
Ngoài ra, bộ phận chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đang làm việc với FTC để xem xét cẩn thận các hướng dẫn về "sáp nhập có hại", chẳng hạn như các công ty lớn “nuốt chửng” các nhà kinh doanh nhỏ trên thị trường.
Chủ tịch FTC, Lina Khan, lưu ý rằng: “Việc các công ty Big Tech đã dành nguồn lực to lớn cho các thương vụ mua lại phần lớn “nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết để kiểm tra chặt chẽ các yêu cầu mua bán sáp nhập và xác định các điều khoản của FTC có thể đã tạo ra các kẽ hở, cho phép các giao dịch diễn ra dưới tầm quan sát".
Theo Vietnam+
Thế giới đang kiềm tỏa sức ảnh hưởng của các gã khổng lồ công nghệ. Đây là cơ hội để các mạng xã hội Việt Nam tạo chỗ đứng bằng cách tìm ra hướng đi riêng.
" alt=""/>Mỹ siết chặt kiểm soát đối với các vụ thâu tóm của Big Tech