Nhưng Ronaldosẽ 38 tuổi vào tháng 2 năm sau, được cho sẽ rời MU vào cuối mùa, khi đôi bên hết hợp đồng. Và việc ai sẽ là chủ nhân mới cho chiếc áo số 7 ở Nhà hát của giấc mơ cũng sớm được bàn tới.
Theo tờ Manchester Evening News, có 2 cầu thủ đang… chạy đua để giành chiếc áo số 7 ở MU trong mùa giải 2023/24 là Antony và Jadon Sancho.
Cầu thủ chạy cánh người Anh hiện khoác áo số 25, trong khi tiền đạo Brazil là 21. Tuy nhiên, lúc còn chơi cho đội bóng cũ là Dortmund và Ajax, cả Sancho và Antony đều mặc áo số 7.
Jadon Sancho gây thất vọng ở mùa giải đầu tiên cùng MU, nhưng đang dần chơi nổi bật dưới thời Erik ten Hag. Còn Antony cũng tạo dấu ấn ngay khi ra mắt Quỷ đỏ với bàn mở tỷ số trong trận thắng Arsenal 3-1.
Tuy nhiên, mang trên lưng chiếc áo số 7 ở MU không phải là chuyện đơn giản, khi thực tế rất nhiều ngôi sao khốn khổ với con số này bởi nó quá ‘lớn’.
Chưa kể, theo nguồn trên thì MU muốn người kế nhiệm áo số 7 của Ronaldo có khuôn mẫu tương tự, tức không chỉ siêu tài trên sân mà còn mang lại giá trị lớn về thương mại.
Ronaldo đang ở thời điểm khó khăn nhất trong sự nghiệp khi chủ yếu dự bị ở MU, còn lên tuyển Bồ Đào Nha dù đá chính thì cũng gây thất vọng lớn, chịu không ít chỉ trích.
Lịch thi đấu | |
02/10/2022 20:00:00 | Manchester City - Manchester United |
Phụ huynh dùng dằng
Trông ngóng từng ngày để được "giải phóng" khỏi 3 đứa con đang học lớp 5, lớp 3 và mẫu giáo lớn (lớp lá), nhưng tới sát ngày bé út đến trường, chị Hồng Lê (Quận 3) quyết định để bé ở nhà.
"Hai bé lớn đương nhiên là phải đi học rồi, nhưng tôi sẽ để bé út ở nhà thêm một thời gian nữa xem sao".
Sau ba tháng gần như kiệt sức vì loanh quanh cả ngày với chuyện ăn, học, ngủ nghỉ của ba đứa con, giải thích lý do chưa cho bé út đi học lại dù đã tới ngày trường mầm non nhận trẻ, chị Lê nói vì hai bé lớn đã biết cách tự bảo vệ ở mức độ nhất định, nhưng bé nhỏ chưa thật sự hiểu chuyện.
"Bình thường chưa có dịch Covid-19, các con đi học mầm non đã hay bị lây cúm, sốt từ bạn nọ sang bạn kia. Con tôi sức đề kháng không được tốt lắm nên hay ốm vặt, nên bây giờ khi còn chưa hết dịch, để con đến trường tôi vẫn thấy khá lo.
Các bé lớn còn biết giữ vệ sinh chân tay, chứ bọn trẻ mầm non này chỉ biết túm vào nhau mà chơi thôi. Tất nhiên tôi cũng tin rằng các cô giáo sẽ hết sức, tận tâm nhưng vì các cháu quá bé nên cũng khó. Do vậy, tôi chưa cho cháu đi học vội dù cũng mong có người "trông hộ" con để còn trở lại làm việc bình thường".
Bé Hải Phong (Quận 4) ngày mai sẽ trở lại trường với bạn bè, thầy cô |
Cũng như chị Lê, suốt từ sau tết đến nay, chị Thu Nga (Quận 10) loanh quanh ở nhà cả ngày vừa làm "bảo mẫu" lo cơm nước cho hai con, cộng với làm "cô giáo phụ đạo" kèm con lớn học online.
"Riêng việc nấu ăn, tôi đã phải "chiến đấu" hơn 100 ngày liền tù tì, mỗi ngày 3 bữa không ngừng nghỉ" - chị Nga nhẩm tính. Tuy nhiên, khi đã có "cơ hội" cho cả hai bé đến trường, thì vợ chồng chị Nga đã thống nhất tiếp tục cho bé nhỏ ở nhà đến hết năm học này.
"Do công việc của tôi làm online nhiều nên cũng vẫn có điều kiện trông bé. Tất nhiên, nếu bé đi học thì tôi sẽ thoải mái hơn, ít ra là được đi gặp bạn bè, đối tác mà không phải lo chuyện tìm chỗ gửi con, nhưng thôi, vì bé còn nhỏ nên chúng tôi cứ cẩn thận vì dịch bệnh chưa hết. Hơn nữa, suốt mấy tháng vừa rồi bé ở nhà đã quen, bây giờ đúng lúc Sài Gòn bắt đầu vào mùa mưa, thời tiết chưa ổn định, nên tôi cũng không muốn môi trường sinh hoạt của bé bị thay đổi" - chị Nga chia sẻ thêm lý do mình vẫn để con ở nhà.
Chị Thu Phương (Quận Tân Bình) thì có tới hai con đang còn đi học mầm non. Theo lịch của Sở GD-ĐT thì bé 4 tuổi sẽ đi học lại vào ngày 25/5, bé 2 tuổi lớp nhà trẻ đi học lại từ ngày 1/6.
"Chưa chắc tôi đã cho bé lớn đi học ngày 25/5" - chị Phương bày tỏ sự băn khoăn. Theo chị Phương, nếu cho bé lớn đi học thì sáng và chiều lại phải đưa đi đón về, trong khi đó bé nhỏ ở nhà vẫn phải có người trông.
"Từ tháng ba, vợ chồng tôi đã nhờ bà ngoại từ Bến Tre lên trông giúp hai cháu. Hai vợ chồng thì thay phiên nhau sắp xếp công việc để thường xuyên có người ở nhà cùng bà vì hai bé cũng nghịch ngợm, mình bà trông không nổi. Sắp tới, nếu bé lớn đi học trước thì vẫn phải nhờ bà trông bé nhỏ. Nhưng chúng tôi lo hơn là khi đó chưa biết tình hình dịch bệnh như thế nào, nếu đi học thì khi về nhà, hai anh em vẫn chơi với nhau nên nếu có vấn đề gì vẫn lây bệnh sang nhau...".
Nhà trường đã sẵn sàng
Mặc dù còn một số không nhỏ phụ huynh mầm non còn băn khoăn, lo lắng nhưng các trường mầm non ở TP.HCM đã hoàn tất công tác chuẩn bị và sẵn sàng đón trẻ.
"Các cô rất nôn nóng và háo hức để gặp lại các con trong thời gian sắp tới nhé" - Thông báo của Trường Mầm non Hươu vàng (Quận Tân Bình) tới các phụ huynh về việc đi học lại của trẻ gửi gắm cả sự trông mong của các thầy cô với học trò sau thời gian nghỉ dài vì dịch Covid-19. Trường đã thực hiện khử khuẩn, vệ sinh lớp học và đồ dùng sạch sẽ để đón học sinh trở lại.
Trường Mầm non Hươu vàng vệ sinh trường lớp, đồ dùng trước khi đón trẻ trở lại |
Bà Nguyễn Thị Vân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Anh Đào (quận Gò Vấp) cho biết giai đoạn đầu, trường có 168/200 bé lớp lá đăng ký đi học. Để chào đón học sinh, trường cho trang trí bóng bay và sẽ tặng cho mỗi bé một món quà nhỏ trong ngày đầu tiên trở lại.
Bà Vân cũng cho biết mỗi sáng giáo viên chủ nhiệm các lớp sẽ có mặt để đón các bé trước cổng trường. Trẻ được đo thân nhiệt trước khi vào trường, hướng dẫn rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp. Trường bố trí đón và trả trẻ ở hai cổng để tránh tập trung đông người. Ngoài việc đảm bảo chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ, nhà trường còn bổ sung thêm các loại nước trái cây để tăng sức đề kháng.
Tại Trường Mầm non Hoàng Yến (quận Gò Vấp), theo xác nhận của phụ huynh chỉ có khoảng 50% trẻ đến lớp trở lại trong đợt này. Bà Phạm Thanh Tùng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết một số phụ huynh vẫn chưa an tâm, số khác chờ xem các bé khác đi học thế nào rồi mới quyết định. Theo bà Tùng, tới đầu tháng 6 số lượng trẻ đến lớp sẽ đông hơn.
Trong 2 tuần đầu, trường sẽ đón và trả trẻ ngay trước cổng trường, phụ huynh không đưa con vào lớp như trước đây. Nhà trường cũng sắp xếp giờ đón và trả trẻ mỗi lớp cách nhau từ 15 phút để phụ huynh không cùng lúc tập trung quá đông trước cổng trường...
Theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT TP.HCM, các trường mầm non phải có kế hoạch và phương án đón trẻ đi học trở lại, đặc biệt có phương án cách ly khi phát hiện trẻ có biểu hiện sốt, ho, khó thở tại nhóm lớp. Trong thời gian đầu trẻ đi học trở lại, trường học tạm thời không tổ chức ăn sáng, tùy theo điều kiện thực tế xây dựng phương án đón trẻ phù hợp và trả trẻ lệch giờ, tạo điều kiện cho phụ huynh đón sớm khi có nhu cầu. Riêng với hoạt động tổ chức bán trú, các trường phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng thực đơn và chế biến món ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học, hợp lý, phù hợp độ tuổi; khuyến khích tăng cường cho trẻ uống các loại nước mát, nước trái cây, sử dụng đồ dùng bán trú riêng biệt và đảm bảo vệ sinh... Ngoài ra, Sở GDĐT cũng yêu cầu Phòng GD-ĐT quận, huyện tổ chức rà soát số lượng cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập còn hoạt động và có phương án tiếp nhận trẻ của các cơ sở đã có quyết định giải thể. |
Ngân Anh
Trong khi một số địa phương như Hà Nội và TP.HCM xếp lịch trở lại trường của học sinh tiểu học và mầm non vào giữa và cuối tháng 5 thì tại một số địa phương, những học sinh bé ngày 4/5 đã tới trường.
" alt=""/>Phụ huynh mầm non ở Sài Gòn, Hà Nội băn khoăn chuyện đi họcNhững gì mà bầu Đức nói rõ ràng mang đến cho người hâm mộ HAGL một sự tin tưởng rất lớn sau hàng loạt đồn đoán về sự rã đám khi kết thúc mùa giải 2022.
Nhưng, nhìn kỹ hơn vào lời bầu Đức vừa tuyên bố thì dường như lại giống một cách chào hàng từ ông chủ đội bóng phố Núi đến những CLB đang quan tâm tới các cầu thủ HAGL.
Không những đề cao năng lực của quân nhà bằng tuyên bố các cầu thủ ra đi phải có bến đỗ tốt nhất, bầu Đức định giá luôn cho Văn Toàn với mức tiền chuyển nhượng được coi tương đối cao trong thời điểm mà V-League chẳng phải chịu chơi như trước kia.
... nhưng sao chỉ thấy tiếc cho HAGL
Về cơ bản, khi thành lập học viện bóng đá HAGL kết hợp cùng JMG Arsenal ngoài mục tiêu giúp bóng đá Việt Nam phát triển thì bầu Đức cũng khẳng định sẽ thu lợi nhuận từ chính lứa cầu thủ mà mình đào tạo ra.
Đã có thời điểm bầu Đức tuyên bố giá của Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh… phải là triệu USD cũng như đủ năng lực chơi bóng ở nước ngoài, nhưng đến lúc này khi đã đạt độ chín về tuổi tác tất cả vẫn đang thi đấu tại V-League.
Những chuyến đi châu Âu, sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… của những cầu thủ này trước kia hầu hết là… phi thương mại, có nghĩa bầu Đức không bán được bất cứ ai.
Bất thành trong việc xuất khẩu cầu thủ đương nhiên vẫn nhen nhóm trong suy nghĩ của ông chủ đội bóng phố Núi, việc đăng cai vòng bảng AFC Champions League được coi như cú chào hàng kế tiếp. Tuy nhiên lúc này mọi thứ vẫn rất im ắng nên khả năng cao quân nhà bầu Đức tiếp tục ở lại với V-League.
Không thể bán, xuất khẩu cầu thủ bất chấp đã chuẩn bị cho những “món hàng” của mình khá kỹ lưỡng nên lúc này, dường như ông chủ đội bóng phố Núi phải quay về thị trường trong nước để được coi là thất bại của bầu Đức.
Dù vậy, tính toán chi li ra thì bầu Đức cũng không phải “lỗ vốn” bởi dù không đạt được mục đích 'xuất khẩu' nhưng ít nhiều lại thắng đậm về mặt hình ảnh với lứa cầu thủ mà mình đào tạo ra.
Được khán giả yêu mến, luôn đóng góp cho tuyển Việt Nam số lượng cầu thủ không nhỏ thôi cũng là an ủi với bầu Đức.
" alt=""/>Bầu Đức: Cú PR thượng thừa và HAGL mất giá