Nhận định, soi kèo USM Alger vs USM Khenchela, 04h30 ngày 13/4
相关文章
- 、
-
Kèo vàng bóng đá Aston Villa vs West Ham, 23h30 ngày 26/1: Khó tin The Hammers -
- Tuy hình thức là thể hiện đàn bà, nhưng những bức tranh ẩn chứa triết lý mà ông đãngẫm nghĩ cả cuộc đời. Phạm Cung bảo, mình học được từ trường đời nhiều hơn. Đặc biệt, ông đã "đặc tuyển" chân dung thi sĩ Bùi Giáng giữa các bức tranh chuyên biệt về người phụ nữ. THÔNG TIN LIÊN QUAN
Ai dạy thế hệ trẻ phân biệt quyến rũ và gợi dục?
"> Họa sĩ 80 và những người đàn bà -
Người dùng ngày một hứng thú hơn với truyền hình Internet Hợp nhất 2 thương hiệu dịch vụ truyền hình: Bước tiến táo bạo của FPT TelecomThị trường truyền hình trong nước và thế giới đang có nhiều biến đổi cùng với những xu hướng phát triển của các công nghệ mới. Dễ nhận thấy nhất là dịch vụ truyền hình Internet sẽ dần thay thế dịch vụ truyền hình trả tiền truyền thống.
Theo số liệu thống kê của GlobalData, số lượng thuê bao truyền hình cáp ở Bắc Mỹ đã giảm từ 58 triệu thuê bao vào năm 2016 xuống còn 52 triệu thuê bao vào năm 2020. Sự nổi lên của dịch vụ truyền hình Internet chính là nguyên nhân lý giải cho việc sụt giảm đó.
Không chỉ vậy, dự báo của Research and Market còn cho thấy, lượng thuê bao SVOD (Subscription Video on Demand) - video theo yêu cầu trên toàn cầu sẽ sớm tăng lên 1,1 tỷ vào năm 2025. Trong đó, khoảng 526 triệu thuê bao (chiếm 45%) sẽ đăng ký thông qua nhà cung cấp dịch vụ băng rộng cố định.
Quy mô doanh thu thị trường SVOD toàn cầu đang liên tục gia tăng trong những năm gần đây và được dự đoán sẽ cán mốc 126 tỷ USD vào năm 2026 (Số liệu: Statista) Cùng với việc thương mại hóa 5G, xu hướng phát triển mới của ngành truyền hình trong những năm tiếp theo sẽ là truyền hình Internet, khi các sự kiện và các trận đấu thể thao được truyền hình trực tiếp qua Internet ngày càng nhiều hơn. Không chỉ vậy, các dịch vụ truyền hình sẽ phát triển theo hướng cá nhân hóa nhằm mang đến cho người xem trải nghiệm tốt nhất.
Việt Nam có dư địa phát triển truyền hình Internet lớn
Xu hướng trên được phản ánh rõ tại Việt Nam, khi lượng thuê bao truyền hình trả tiền truyền thống (gắn với cáp, đầu thu kỹ thuật số) đang dần trở nên bão hòa, thậm chí giảm nhẹ. Ở chiều ngược lại, với sự phổ biến của internet di động, lượng thuê bao truyền hình Internet đang ngày một tăng lên.
Tính đến hết năm 2020, khoảng 70% thị phần truyền hình trả tiền tại Việt Nam vẫn thuộc về các thuê bao truyền hình cáp. Thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam hiện đang là sự cạnh tranh của nhiều loại hình doanh nghiệp, bao gồm nhóm các công ty cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh và các công ty cung cấp dịch vụ truyền hình internet.
So với các nền tảng streaming xuyên biên giới, doanh nghiệp nội địa khó có thể bì được về những nội dung có yếu tố ngoại như phim điện ảnh, phim truyền hình. Tuy vậy, các doanh nghiệp truyền hình OTT nước ngoài như Netflix chỉ chiếm tỷ trọng doanh thu nhỏ, trong khi đối tượng khách hàng có phần bị bó hẹp ở nhóm người dùng trẻ.
Miếng bánh lớn (trị giá gần 8.500 tỷ đồng) bao gồm nhóm đối tượng khách hàng phổ thông là các hộ gia đình hiện vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp truyền hình trả tiền truyền thống.
Với sự nổi lên của truyền hình Internet, việc chuyển dịch thuê bao từ truyền hình cáp, truyền hình số, sang truyền hình Internet được dự đoán sẽ diễn ra nhanh chóng. Trong xu hướng đó, doanh nghiệp nào đi trước, quyết liệt, có chiến lược đúng đắn và đầu tư bài bản sẽ là “người chiến thắng”.
Thực tế cho thấy, có lợi thế trong cuộc đua này là những nhà cung cấp nắm trong tay hạ tầng viễn thông nền tảng, cụ thể là hệ thống đường truyền cáp quang Internet.
Theo Sách trắng ngành Thông tin & Truyền thông năm 2020, Việt Nam hiện có 14,8 triệu thuê bao băng rộng cố định. Con số này chỉ nhỉnh hơn một chút so với số thuê bao truyền hình trả tiền (13,8 triệu).
Điều này cũng có nghĩa, những người sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền về cơ bản đều có một đường truyền cáp quang Internet. Điều kiện cần cho việc chuyển đổi từ truyền hình cáp và truyền hình số mặt đất sang truyền hình Internet cơ bản đã sẵn sàng. Câu chuyện giờ đây chỉ là, nhà mạng nào có khả năng thuyết phục người dùng chuyển đổi tốt hơn sẽ là người chiến thắng.
Tham vọng “thay đổi cuộc chơi” của FPT Play
Một trong những thương hiệu tham vọng nhất trên thị trường truyền hình trả tiền lúc này là FPT Telecom. Đây là đơn vị nắm trong tay 3 sản phẩm, dịch vụ gồm: Dịch vụ Truyền hình FPT (IPTV), FPT Play Box (Android Box) và ứng dụng truyền hình FPT Play (OTT) trên TV thông minh và các thiết bị di động.
Mới đây, FPT Telecom còn khiến nhiều người bất ngờ khi tiến hành hợp nhất hai thương hiệu Truyền hình FPT và FPT Play. Giờ đây dịch vụ truyền hình FPT sẽ có FPT Play là tên thương hiệu chung và duy nhất.
Theo đại diện FPT Telecom, không chỉ đơn thuần hợp nhất 2 tên gọi, hành động này còn “hợp nhất” 2 nền tảng công nghệ khác nhau là IPTV và OTT. Đây được đánh giá là một chiến thuật táo bạo với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường truyền hình trả tiền trong nước.
Thực tế cho thấy, trước động thái này, FPT Telecom nắm trong tay nhiều ưu thế của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình Internet. Đó là quyền cung cấp các gói dịch vụ truyền hình cơ bản, thế mạnh về hạ tầng và khả năng bán combo truyền hình theo gói cước Internet.
Đơn vị này cũng “chịu chi” khi liên tục độc quyền phát sóng các giải đấu lớn như UEFA Champions League, UEFA Europa League hay toàn bộ các trận đấu thuộc Vòng loại thứ 3 World Cup - Khu vực châu Á 2022 với sự góp mặt của đội tuyển Việt Nam... FPT Play cũng “chăm” mua bản quyền nhiều bộ phim truyền hình được khán giả yêu thích.
Điểm yếu của doanh nghiệp này là khả năng cung cấp dịch vụ xuyên suốt đa nền tảng. Tuy nhiên, điều này đã được giải quyết thông qua câu chuyện hợp nhất 2 thương hiệu. Người dùng FPT Play giờ đây chỉ cần đăng ký một thuê bao duy nhất là có thể trải nghiệm dịch vụ truyền hình internet trên nhiều thiết bị khác nhau, từ box IPTV, box Android, Smart TV, smartphone hay thậm chí cả trên giao diện web.
Đây là hướng đi táo bạo của FPT Telecom nhằm tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có, củng cố sức mạnh cho FPT Play để hướng đến mục tiêu đi đầu trong xu hướng truyền hình Internet và xa hơn là chiếm lĩnh thị phần truyền hình trả tiền trong nước.
Doãn Phong
"> -
Hà Nội phạt các cửa hàng chưa thực hiện nghiêm quy định quét QR kiểm soát người vào, raChiều ngày 20/10, UBND phường Hàng Trống kiểm tra việc quét mã QR của khách đến các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Thông tin từ Sở TT&TT Hà Nội vừa cho hay, trong 2 ngày 19, 20/10, đơn vị này đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức 3 Đoàn kiểm tra việc thực hiện tạo và quét mã QR tại 183 điểm gồm: cơ quan, công sở, các địa điểm công cộng, siêu thị, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn 6 quận, huyện của thành phố gồm: Mê Linh, Thanh Oai, Long Biên, Thường Tín, Đống Đa, Ba Đình.
Kết quả kiểm tra cho thấy đến nay vẫn còn một số ít cơ sở kinh doanh chưa thực hiện nghiêm việc quét mã QR của người đến cơ sở mình. “Các cơ sở này đã bị nhắc nhở hoặc xử phạt theo quy định”, đại diện Sở TT&TT Hà Nội cho hay.
Hoàn Kiếm là một trong những quận đã và đang tích cực triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện quét mã QR ghi nhận thông tin người vào, ra các địa điểm công cộng, các cơ sở kinh doanh.
Kể từ ngày 25/9 đến nay, lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm đã kiểm tra, xử phạt nhiều cửa hàng kinh doanh chưa thực hiện nghiêm việc quét mã QR code như cửa hàng số 7 Nguyễn Khắc Cần, cửa hàng cà phê số 24 Bà Triệu...
Cụ thể, trong ngày 25/9, lực lượng chức năng phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm kiểm tra việc chấp hành các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm tại một số đơn vị, cơ sở kinh doanh.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã xử phạt cửa hàng kinh doanh tại số 7 Nguyễn Khắc Cần 7,5 triệu đồng do cơ sở này không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, cụ thể là chưa có mã QR để khách hàng quét khi đến.
Trong các ngày từ 15/10 đến 20/10, đoàn kiểm tra của quận Hoàn Kiếm tiếp tục kiểm tra đột xuất một số cửa hàng kinh doanh tại các phường Tràng Tiền, Hàng Bạc, Hàng Trống...
Sau kiểm tra, UBND quận Hoàn Kiếm xử phạt một số cửa hàng chưa thực hiện nghiêm, không hướng dẫn khách quét mã QR code như: quán cà phê số 11 Tông Đản, 18 Tông Đản, cà phê số 2 Nguyễn Xí, cơ sở kinh doanh tạp hoá không có mã QR kiểm soát người vào, ra tại phố Nguyễn Khắc Cần..., với mức phạt mỗi hộ kinh doanh 7,5 triệu đồng.
Gần đây nhất, vào chiều qua, ngày 20/10, UBND phường Hàng Trống tiếp tục kiểm tra việc thực hiện quét mã QR đối với khách đến các cơ sở kinh doanh, lập biên bản, thực hiện quy trình xử phạt một số cơ sở kinh doanh chưa thực hiện nghiêm quy định.
Ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội nhấn mạnh: “Sự tuân thủ của các tầng lớp nhân dân và sự vào cuộc quyết liệt, có hiệu quả của hệ thống chính quyền sẽ giúp Hà Nội đảm bảo “bình thường mới”. Trong đó, công nghệ đang góp phần là một “lá chắn” không thể thiếu”.
Vì thế, Sở TT&TT Hà Nội đã đề nghị UBND các quận, huyện thời gian tới tiếp tục tăng cường kiểm tra, rà soát trên địa bàn. Đồng thời, chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc tạo, quét mã QR ghi nhận thông tin người vào, ra các địa điểm công cộng, cơ sở kinh doanh, cơ sở sản xuất... để công nghệ có thể hỗ trợ hiệu quả hơn nữa các lực lượng y tế trong truy vết, khoanh vùng dịch, duy trì trạng thái bình thường mới.
Trước đó, từ trung tuần tháng 9, Sở TT&TT Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc đề nghị các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, Thành đoàn Hà Nội triển khai nền tảng khai báo y tế điện tử, quản lý thông tin người ra, vào địa điểm bằng mã QR. Đây là 1 trong 3 nền tảng công nghệ được Bộ TT&TT và Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương triển khai thống nhất trong phòng chống dịch Covid-19.
Công văn của Sở TT&TT Hà Nội hồi trung tuần tháng 9 nêu rõ: “Đối với trường hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở dịch vụ… trên địa bàn quản lý không thực hiện tạo mã QR địa điểm, đã liên hệ nhắc nhở quá 3 lần vẫn không thực hiện thì phối hợp với chính quyền địa phương yêu cầu tạm dừng hoạt động cho đến khi tạo xong QR địa điểm và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định”.
Theo thống kê, tính đến hết ngày 17/10, tổng số địa điểm quét mã QR tại Hà Nội là 613.266. Số địa điểm QR Code có lượt quét mã QR trong ngày 17/10 là 68.827 địa điểm và tổng số lượt quét mã QR trên phạm vi toàn thành phố trong ngày là 273.522 lượt. Tổng số người đi/đến check-in tại các địa điểm quét QR trong ngày 17/10 là 209.344 người.
Số liệu của Sở TT&TT Hà Nội cũng cho hay, trong ngày 17/9, có 9 đơn vị không phát sinh lượt quét trong ngày gồm Chương Mỹ (3 xã Đồng Phú, Hữu Văn, Nam An), Sóc Sơn (1 xã Đức Hòa), Thanh Oai (1 xã Thanh Thùy), Mỹ Đức (2 xã An Phú, An Tiến), Thạch Thất (1 xã Yên Trung) và Phú Xuyên (1 xã Tri Thủy).">