X1 và X1 MAX
Dòng điện thoại này tập trung vào phân khúc trung cấp nhưng lại được trang bị cấu hình và các công nghệ hàng đầu của ngành di động hiện nay. Trước đây,hôm nay việt nam đá mấy giờ thương hiệu Neffos được xác định là một mảng nhỏ của tổng công ty thiết bị mạng danh tiếng TP-Link. Tuy nhiên, khi ra mắt dòng X mới này, Neffos đã được tách riêng ra 1 bộ phận độc lập, nhưng vẫn được quản lý bởi TP-Link. Biến đổi từ logo TP-Link | Neffos trở thành Neffos. Đối với dòng sản phẩm mới X series này, Neffos được định hướng là một phần của mạng lưới thiết bị kết nối thông tin của khách hàng. Do đó, logo mới của thương hiệu này được đính kèm với slogan "Close to you".
![]() |
Thiết kế hoàn thiện của dòng máy X này đó là vỏ kim loại nhôm cao cấp với 2 cạnh bên được vát mỏng CNC tối đa đến 2.95mm của X1 và 2.75mm của X1 MAX. Mặt lưng được uốn cong bo sát khung mang đến cảm giác chắc chắn, tinh tế và sang trọng. Máy có 2 màu Cloudy grey (xám) và Sunrise gold (vàng kim). X1 và X1 MAX đều được trang bị camera trước 5mpx và camera sau 13mpx cùng chip xử lý Sony mới nhất IMX258 giúp tăng tốc khả năng lấy nét pha trong vòng 0.2s.Dòng máy X được trang bị chip CPU Helio P10 tám nhân đảm bảo các thao tác và xử lý mượt mà và mạnh mẽ. Bên cạnh đó, việc tích hợp nhận dạng dấu vân tay cũng giúp tối ưu tính bảo mật thông tin của khách hàng cũng như thao tác nhanh gọn hơn. Sự khác biệt lớn nhất của X1 và X1 MAX là màn hình. X1 được trang bị màn hình 5 inch 1280x720 còn X1 MAX có màn hình 5.5 inch 1920x1080. Màn hình chiếm 76% diện tích bề mặt trên của máy và tinh chỉnh vị trí phù hợp với thói quen sử dụng điện thoại của người dùng.
X1 được bán ra với 2 lựa chọn: 2GB RAM/ 16GB ROM hoặc 3GB RAM/ 32GB ROM. X1 MAX mạnh mẽ hơn với lựa chọn: 3GB RAM/ 32GB ROM hoặc 4GB RAM/ 64GB ROM.
Cả 2 đều hỗ trợ mở rộng bộ nhớ với thẻ Micro SD tối đa 128GB. Ngoài các tính năng căn bản Neffos cũng đảm bảo sản phẩm của họ có 2 khe Nanosim và sẵn sàng cho các dịch vụ 4G tốc độ cao cũng như chức năng sạc pin nhanh. Sản phẩm sẽ được ra mắt và bán tại Việt Nam vào tháng 11, 2016. Mức giá sẽ được công bố vào ngày ra mắt, nhưng dự kiến sẽ đáp ứng được nhu cầu của người có thu nhập vừa.
![]() |
![]() |
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Urawa Red Diamonds, 17h00 ngày 28/3: Theo dòng lịch sử
Sơn La - TKS.VN: 1-3
Sơn La dù nỗ lực thì cũng không thể cầm cự được trước TKS Việt Nam (xanh) Dù gây bất ngờ khi cầm cự được trong hiệp 1, nhưng một Sơn La chưa biết đến mùi thắng ở 7 lượt đấu trước đó, đã không thể đứng vững trước Than Khoáng Sản Việt Nam sau giờ giải lao.
Phút 51, Nguyễn Thị Vạn thoát khỏi sự đeo bám của hậu vệ đối phương rồi tung cú đặt lòng,đưa bóng vượt qua tầm khống chế của thủ môn Trần Thị Trang khai thông thế bế tắc. Gần 10 phút sau đó, cũng là chân sút này nhân đôi cách biệt từ tình huống đá phạt của TKS Việt Nam.
Phút 70, Nguyễn Thị Vạn hoàn thành cú hat-trick cho bản thân, trước khi Sơn La có 1 bàn vào cuối trận do công của Hồng Hạnh.
TPHCM I – TPHCM II: 4-0
TPHCM I thắng dễ, lấy lại ngôi đầu từ Hà Nội I TPHCM II cũng là đội chưa có trận thắng nào ở giai đoạn lượt đi. Thế nên, dù các nhà ĐK giữ cúp cất đi một số trụ cột như Huỳnh Như, Bích Thùy,… thì vẫn có chiến thắng giòn 4-0, lấy lại vị trí dẫn đầu sau 1 ngày Hà Nội I tạm chiếm.
Các bàn thắng của đội bóng HLV Đoàn Thị Kim Cho lần lượt do công của Tuyết Ngân (9’, 47’), Hoài Lương (15’), Thùy Trang (40’)
LỊCH THI ĐẤU VÒNG 9
Ngày 23/11
16h00: Thái Nguyên T&T – Hà Nội I Watabe
18h30: PP.HN – Hà Nội II Watabe
Ngày 23/11
16h00: TP.HCM I – Sơn La
18h30: TP.HCM II – TKS.VN
TT
Đội
Tr
T
H
B
BT
BB
Đ
1
TP.HCM I
8
7
1
0
30
2
22
2
Hà Nội I
8
6
2
0
24
3
20
3
Than KSVN
8
5
1
2
14
7
16
4
PP.HN
8
4
2
2
13
11
14
5
Thái Nguyên
8
2
3
3
5
13
9
6
Hà Nội II
8
2
0
6
4
15
6
7
TP.HCM II
8
0
2
6
2
30
2
8
Sơn La
8
0
1
7
7
27
1
Thùy Dung
" alt="Vòng 8 giải nữ VĐQG, TPHCM I ra oai, lập lại trật tự" />- Tôi làm việc tại công ty TNHH được 36 năm 11 tháng. Nay công ty cổ phần, tôi xin chấm dứt hợp HĐLĐ, lương trung bình của tôi là > 4triệu/ tháng.
TIN BÀI KHÁC
Xe đưa đi đăng kiểm lại phải được vận chuyển bằng phương tiện hợp pháp" alt="Công ty đổi từ TNHH sang cổ phần, lương hưu tính thế nào?" />Hội thảo Triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh được tổ chức vào hôm nay (22/12)
Tại hội thảo, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết ở 3 địa phương này, tỷ lệ trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt gần 18,3% (thấp hơn 4,8% so với tỷ lệ chung cả nước); nhân lực trình độ đại học đạt khoảng 8,3% (thấp hơn 1% so với tỷ lệ chung cả nước).
Theo thống kê của Bộ, số thí sinh là người dân tộc của ba tỉnh này trúng tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2020 là 1.305 sinh viên, chiếm tỷ lệ 4,37% tổng số thí sinh của 3 tỉnh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2019, thấp hơn mức trung bình chung của cả nước là 5,53%. Trong đó, Hà Tĩnh chỉ có 4 thí sinh người dân tộc trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, chiếm tỷ lệ 0,07%.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại hội thảo Qua thực tiễn ở một số địa phương và thực hiện các chính sách phát triển nhân lực cho các tỉnh miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, ông Nhạ khuyến nghị lãnh đạo 3 tỉnh tham khảo một số giải pháp.
Thứ nhất,thực hiện hiệu quả chính sách “cử tuyển”.
Đây là giải pháp “truyền thống”, tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của chính sách này, tránh gây lãng phí nguồn lực, ngân sách nhà nước và người học sau khi tốt nghiệp không bố trí được việc làm hoặc không làm được việc vì chất lượng kém, ông Nhạ đề nghị các tỉnh cần lựa chọn, giám sát chặt chẽ các đối tượng tham gia chính sách cử tuyển, phải thực sự cần thiết; chỉ nên thực hiện với con em vùng đồng bào dân tộc rất ít người và một số dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa có hoặc có rất ít người tham gia trong hệ thống chính trị của địa phương, đồng thời phải gắn liền với việc bố trí công việc sau khi tốt nghiệp cho người học để tránh lãng phí.
Thứ hai,thông qua “đặt hàng” đào tạo và đào tạo lại nhân lực đang làm việc tại các huyện, xã, thôn bản của 3 tỉnh.
Ông Nhạ cho rằng, đây là giải pháp thiết thực, khả thi để sử dụng hiệu quả các loại nhân lực hiện có. Tuy nhiên, ông Nhạ cho rằng các tỉnh trong vùng không nên đặt vấn đề thành lập thêm trường đại học tại địa phương vì hiệu quả không cao, khó thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao. Ngược lại, nên phối hợp với các Bộ GD-ĐT, cơ quan chủ quản để rà soát, sắp xếp lại các trường đại học, cao đẳng hiện có đảm bảo phù hợp, tránh chồng chéo ngành nghề, cạnh tranh lẫn nhau ngay trên cùng một địa bàn/khu vực. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp hỗ trợ để củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học hiện có trên địa bàn.
Thứ ba,để “ươm tạo tài năng” của các dân tộc thiểu số và tạo nguồn chất lượng cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn, các địa phương cần tiếp tục quan tâm hơn tới việc đầu tư phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn.
Thứ tư,các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đều có các vùng thuận lợi, kinh tế - xã hội phát triển hơn vùng dân tộc, miền núi trong tỉnh. Vì vậy, cần thúc đẩy các chương trình hợp tác giữa các trường, giữa các xã, huyện ở vùng thuận lợi và vùng khó khăn để hỗ trợ, giúp nhau cùng phát triển. Trong điều kiện ngân sách cho phép, các tỉnh cũng xem xét có chính sách học bổng hay hỗ trợ riêng đối với còn em vùng đồng bào dân tộc, miền núi trong quá trình học tập.
Phương Chi
Phát triển nguồn nhân lực: Quan trọng là nâng cao chất lượng giáo dục
Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, để chuẩn bị cho nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc quan trọng là nâng cao chất lượng giáo dục tại mỗi quốc gia.
" alt="Cần giám sát chặt chẽ việc 'cử tuyển'" />Báo VietNamNet trao số tiền 34.606.800 đồng đến gia đình cô Nhuận
Trước đó, ngày 8/1/2021, trong khi dậy pha sữa đêm cho cháu, cô Nhuận bị ngã vào chậu than củi. Sự việc xảy ra vào ban đêm, các con lại đi làm xa nhà nên không một ai phát hiện ra.
Ngọn lửa hung ác cứ thế cháy bén vào tóc, vào mặt người phụ nữ bất hạnh ấy. Đứa nhỏ 1 tuổi ở cạnh bà, khóc nức từng tiếng do cơn đói. Tới gần sáng, một số người hàng xóm phát hiện ra thì cô Nhuận đã rơi vào tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu.
Mọi người vội đưa cô tới Bệnh viện đa khoa huyện Tràng Định. Quá trình sơ cứu diễn ra nhanh chóng, bác sĩ liền chuyển cô Nhuận tới bệnh viện tuyến tỉnh rồi Bệnh viện Bỏng Quốc gia tiếp tục cứu chữa.
Trải qua nhiều lần phẫu thuật, đến thời điểm hiện tại, cô đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, gia đình lại tiếp tục đối mặt với nguy cơ kinh tế. Cả đời cô Nhuận xách vữa thuê cũng chỉ đủ nuôi các con trưởng thành, không dư được đồng nào.
Sau khi hoàn cảnh của cô Nhuận được Báo VietNamNet đăng tải, nhiều bạn đọc đã gọi điện, đến bệnh viện hỏi thăm, động viên giúp đỡ gia đình.
Ngoài số tiền 34.606.800 mà bạn đọc ủng hộ qua tài khoản VietNamNet, gia đình còn nhận được 20 triệu đồng từ các mạnh thường quân trực tiếp gửi về.
Xúc động trước tấm lòng của mọi người dành cho mẹ mình, chị Hoàng Thị Thùy Dung gửi lời cảm ơn báo VietNamNet cùng quý bạn đọc đã quan tâm, giúp đỡ gia đình chị. Nhờ có số tiền này, mẹ chị có thêm điều kiện tiếp tục điều trị.
Phạm Bắc
Chồng xương thuỷ tinh, vợ rối loạn đông máu xin giúp đỡ viện phí sinh con
Trải qua 5 lần mất con, đôi vợ chồng cùng mắc bệnh hiểm nghèo ấy vẫn khát khao có được đứa trẻ của riêng mình. Nhưng nguy hiểm vẫn đang rình rập vì người vợ mắc phải căn bệnh rối loạn đông máu.
" alt="Cô Tống Thị Nhuận bị bỏng được bạn đọc ủng hộ hơn 50 triệu đồng" />- Trường THCS của tôi thiếu tiền BHXH khoảng 200 triệu là do chậm báo tăng giảm hệ số lương, báo giảm nhân sự cho người lao động nên bị tính lãi.
TIN BÀI KHÁC
Đơn phương chấm dứt hợp đồng, sổ bảo hiểm lấy được không?" alt="Thiếu tiền bảo hiểm do bị tính lãi, ai chịu trách nhiệm?" />1. Năm học hoàn thành 'nhiệm vụ kép'
Năm 2020, học sinh, sinh viên cả nước đã trải qua 'kì nghỉ Tết' dài nhất trong lịch sử do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Xác định chủ trương “tạm dừng đến trường, không ngừng việc học”, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các Sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học tăng cường các hình thức dạy học qua internet, trên truyền hình. Đây là lần đầu tiên việc dạy học trực tuyến được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc.
Kết quả dạy học trực tuyến của Việt Nam được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá tích cực. Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố ngày 29/9/2020 nhận xét: “Việc học trực tuyến để phòng-chống Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác”.
Cậu sinh viên người Mông dựng lán học online giữa núi rừng Hà Giang Cụ thể, Việt Nam có 79,7% học sinh được học trực tuyến. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%). Ở bậc đại học, có trên 50% cơ sở giáo dục cũng dạy học từ xa, trong đó nhiều trường áp dụng trực tuyến hoàn toàn, một số cơ sở kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp.
Để hỗ trợ công tác giáo dục cho các trường trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh khung thời gian năm học; hướng dẫn tinh giản nội dung chương trình học kỳ 2.
Năm học 2019-2020 khép lại với thành công kép của ngành GD-ĐT trong thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn sức khoẻ của học sinh, giáo viên; đồng thời hoàn thành kế hoạch năm học.
2. Tổ chức tốt kỳ thi "chưa từng có"
Lần đầu tiên các thí sinh đến trường thi với khẩu trang và nước sát khuẩn. Ảnh: Thanh Hùng Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 phải lùi 1 tháng so với thông lệ đầu tháng 7 hằng năm.
Tuy nhiên, 20 ngày trước lịch thi, Việt Nam đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 thứ hai. Lần này, không xác định được nguồn lây trong cộng đồng, dịch diễn tiến nhanh, lan rộng ở Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh thành lân cận. Trước thực tế diễn biến dịch bệnh và sự chuẩn bị cũng như đề xuất của địa phương, Bộ GD-ĐT quyết định vẫn tổ chức kỳ thi nhưng chia thành 2 đợt.
Để đảm bảo công bằng cho các thí sinh, Bộ GD-ĐT cũng có công văn hướng dẫn các trường ĐH, CĐ xây dựng phương án phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh hợp lý cho thí sinh phải tham gia thi đợt 2.
“Việt Nam đã nêu gương tốt về việc tổ chức kỳ thi chất lượng cao trong điều kiện rất khó khăn vì đại dịch”, ông Andreas Schleicher, Giám đốc Giáo dục và Kỹ năng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đánh giá.
3. Trao quyền tự chủ cho giáo viên
Năm học 2019-2020 cũng là năm đầu tiên triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới. Chương trình – SGK phổ thông mới. Để khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của người dạy, chương trình chỉ quy định số tiết/năm, chứ không quy định số tiết/tuần. SGK không còn là pháp lệnh mà chỉ là phương tiện, cung cấp các chất liệu dạy học cho giáo viên, còn sử dụng chất liệu nào, tổ chức hoạt động gì, dạy chủ đề nào trước, chủ đề nào sau hoàn toàn do sự chủ động của giáo viên, miễn là đảm bảo đúng yêu cầu đặt ra của chương trình môn học.
Điều này cho phép các nhà trường chủ động trong sắp xếp thời khóa biểu dạy các môn học, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục để phù hợp với học sinh và điều kiện dạy học của cơ sở.
Ngoài ra, theo Thông tư về Điều lệ trường tiểu học có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2020, giáo viên được trao quyền mới là được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường trong việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung giáo dục; vận dụng các hình thức hoạt động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
4. Thầy trò truyền cảm hứng cho toàn xã hội
Năm 2020 cũng ghi nhận nhiều câu chuyện truyền cảm hứng, lan tỏa điều tốt đẹp tới cộng đồng, xã hội từ chính các giáo viên và học sinh.
Đó là cô Hà Ánh Phượng (giáo viên tiếng Anh, Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ) được bình chọn trong danh sách “10 giáo viên toàn cầu” do Tổ chức giáo dục Varkey Foundation công bố nhằm tôn vinh các thầy cô có đóng góp đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục.
Cô giáo Hà Ánh Phượng - top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu do Varkey Foundation bình chọn Ngôi trường nơi cô giáo Phượng có tới 85% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhưng nhờ vào công nghệ thông tin và mạng Internet, cô Phượng đã đưa học sinh của mình tham gia vào các tiết học xuyên biên giới và từng bước chứng minh rằng “giáo dục là không giới hạn”.
Ngoài ra, cô giáo trẻ còn dành thời gian dạy học miễn phí cho trẻ em tại khu ổ chuột của Ấn Độ, trẻ em ở Nam Phi cho đến các lớp học trực tuyến tại California, Mỹ.
Còn Ngô Minh Hiếu (Trường THPT Triệu Sơn 5, Thanh Hóa) thì khiến nhiều người xúc động bởi câu chuyện ròng rã 10 năm liền cõng người bạn bị tật nguyền đến trường.
Việc làm của Hiếu truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ tin vào những điều tốt đẹp luôn hiện hữu ở mọi nơi thông qua những hành động nhỏ bé.
Ngô Minh Hiếu tại Lễ trao giải 'Nhân vật truyền cảm hứng 2020' của báo VietNamNet Cô giáo Hà Ánh Phượng và sinh viên Ngô Minh Hiếu là 2 trong 14 đề cử nhân vật truyền cảm hứng năm 2020 trên báo VietNamNet.
5. Cơ sở giáo dục đại học thăng hạng trên các bảng xếp hạng thế giới
Ngoài duy trì số lượng và thứ hạng trong các bảng xếp hạng đại học uy tín thế giới như Quacquarelli SymondsWorld University Rankings (QS), World University Rankings của tạp chí Times Higher Education (THE), Việt Nam lần đầu tiên có 4 cơ sở giáo dục lọt vào tốp 1.000 trường ĐH hàng đầu thế giới, theo xếp hạng 2021 Best Global Universities Rankings của tạp chí US New & Word Report (Mỹ).
Đó là Trường ĐH Tôn Đức Thắng; ĐH Quốc gia Hà Nội; ĐH Quốc gia TP.HCM; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
2 ĐH Quốc gia trong năm 2020 cũng vào tốp 101-150 trường đại học trẻ tuổi (thành lập dưới 50 năm) có chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới, theo xếp hạng của Tổ chức QS.
Trong Bảng xếp hạng những đại học có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu - THE Impact Rankings, năm 2020, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Tôn Đức Thắng đều nằm trong top 301-400.
Nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo của Việt Nam được đứng trong tốp 500 thế giới. Số lượng báo cáo khoa học của Việt Nam công bố trên các ấn phẩm quốc tế có uy tín lên tới 12.475 bài, đứng thứ 49 thế giới.
6. Chuyển đổi số mạnh mẽ
Năm 2020 chuyển đổi số trong giáo dục đã bước một bước tiến dài để hướng đến mục tiêu “Việt Nam đi tiên phong và trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong chuyển đổi số về giáo dục và đào tạo”.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại hội thảo chuyển đổi số trong Giáo dục - Đào tạo tại Hà Nội sáng 9/12 Lần đầu tiên, một cở sở dữ liệu ngành được hình thành. Ngành Giáo dục đã hoàn tất việc số hóa, gắn mã định danh cho hơn 53.000 cơ sở giáo dục đào tạo, 24 triệu học sinh, sinh viên và 1,4 triệu giáo viên. Đồng thời, xây dựng và phát triển kho học liệu số dùng chung (bao gồm cả học liệu mở) với khoảng 5.000 bài giảng e-learning, 2.000 video bài giảng trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 200 đầu sách giáo khoa, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm và trên 7.500 luận án tiến sĩ.
Để thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục, Bộ GD-ĐT và Bộ TT&TT đã ký kết Chương trình hợp tác triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Cùng đó, huy động các doanh nghiệp chung tay hỗ trợ các nhà trường, giáo viên và học sinh những điều kiện để triển khai chuyển đổi số như: đường truyền Internet, phần mềm quản lý, phần mềm dạy học trực tuyến, trang thiết bị đầu cuối, …
Hải Nguyên
Cô giáo Mường 'từ vườn chuối' vào top 10 xuất sắc thế giới
Cô giáo Hà Ánh Phượng, người từng “gây bão” với câu chuyện “từ vườn chuối tôi nhìn ra thế giới” tiếp tục lọt top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu và trở thành người Việt Nam duy nhất đạt giải thưởng này tính đến thời điểm hiện tại.
" alt="Những thành tích xuất sắc của ngành giáo dục năm 2020" />
- ·Nhận định, soi kèo Sociedad vs Valladolid, 20h00 ngày 29/3: Chưa thể khá hơn
- ·Oái oăm bà không đồng ý làm giấy khai sinh cho cháu ngoại
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 11/2014
- ·Tin chuyển nhượng 27
- ·Nhận định, soi kèo Santos de Guapiles vs Deportivo Saprissa, 9h00 ngày 28/3: Chủ nhà có điểm
- ·Bệnh nhân mất tích tại Bệnh viện tâm thần Mỹ Đức?
- ·TP.HCM yêu cầu xử lý nghiêm giáo viên ép học thêm
- ·Lịch thi đấu cúp C1 hôm nay 5/10
- ·Nhận định, soi kèo Lokomotiv Sofia vs Spartak Varna, 21h15 ngày 28/3: Tin vào khách
- ·Khoảnh khắc buồn xuống hạng của Quảng Nam
Haaland cùng với người bạn Phil Foden cùng ghi hat-trick, khẳng định vị thế ứng viên chức vô địch Premier Leaguecủa thầy trò Pep Guardiola. Trong khi đó, phản ứng ít ỏi từ ghế dự bị không thể giúp MU tránh khỏi thất bại nhục nhã.
Man City thắng đậm trận derby Chấm điểm Man City:
Ederson - 6 điểm. Thủ môn người Brazil thực hiện 5 pha cứu thua, nhưng đều là những cú dút điểm không hiểm từ đối thủ. Anh phản ứng chậm khi đồng hương Antony sút thành bàn từ ngoài vòng cấm.
Nathan Ake - 6 điểm. Lần đầu tiên Ake được đá chính trong một trận derby Manchester ở Premier League. Nhìn chung anh đá ổn bên cạnh tân binh Akanji. Sau đó, cầu thủ người Hà Lan được kéo ra cánh trái.
Joao Cancelo - 5 điểm. Nỗi thất vọng lớn nhất của Man City. Anh không tham gia nhiều trong 6 bàn thắng, mắc lỗi dẫn đến quả phạt đền mà Anthony Martial ghi trong thời gian bù giờ hiệp hai.
Bernardo Silva - 8 điểm. Như thường lệ, Silva là hạt nhân trong việc triển khai bóng của Man City. Anh kiến tạo để Foden mở tỷ số từ rất sớm, khiến MU vỡ trận.
De Bruyne rất nổi bật Kevin de Bruyne - 9 điểm. Cầu thủ người Bỉ tiếp tục duy trì phong độ ấn tượng, với hai đường kiến tạo cho Haaland. Riêng đường chuyền thứ hai của anh cho đồng đội người Na Uy ở đẳng cấp rất cao. Anh có chiến thắng thứ 8 trước MU (thua 4, hòa 4; ghi 3 bàn, 5 kiến tạo).
Erling Haaland - 10 điểm. Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu. Trước trận derby, rất nhiều người đặt câu hỏi MU cần làm gì để ngăn Haaland. Đáp án được đưa ra: không thể ngăn chân sút 22 tuổi ghi hat-trick thứ 3 liên tiếp tại Etihad. Anh còn có 2 pha kiến tạo cho Haaland và đạt mốc trận thứ 8 liên tiếp lập công cho Man City.
Phi Foden - 10 điểm. Màn trình diễn của Foden chỉ thua một chút so với Haaland. Anh trở thành cầu thủ trẻ nhất làm việc với Pep Guardiola chạm mốc 50 bàn ở cấp CLB. Foden có 51 bàn khi 22 tuổi và 127 ngày.
Haaland và Foden cùng ghi hat-trick Các cầu thủ khác: Kyle Walker 6 điểm; Manuel Akanji 6 điểm; Ilkay Gundongan 7 điểm; Jack Grealish 8 điểm.
Dự bị: Sergio Gomez 6 điểm.
Không chấm điểm: Mahrez, Julian Alvarez, Cole Palmer, Laporte.
Chấm điểm MU:
David de Gea - 5 điểm. Thủ môn người Tây Ban Nha không có được những phản xạ xuất thần. Anh không mắc lỗi nhưng trải qua ngày thi đấu ác mộng với 6 lần vào lưới nhặt bóng.
Diogo Dalot - 3 điểm. Sau những trận thăng hoa, Dalot gây thất vọng khi liên tục bị Grealish quấy nhiễu. Anh mất vị trí nên Man City có nhiều tình huống tấn công nguy hiểm và ghi bàn từ cánh trái.
Varane chỉ biết nhìn Haalan ghi bàn Raphael Varane - 4 điểm. Nỗ lực cản bóng khiến anh bị đau và thi đấu kém. Trước khi rời sân nhường chỗ cho Lindelof, Varane chậm chạp và hầu như chỉ biết nhìn Haaland ghi bàn nâng tỷ số lên 3-0.
Christian Eriksen - 6 điểm. Một trận đấu tốt của Eriksen giữa lúc cả đội đá kém. Cầu thủ người Đan Mạch nỗ lực chiến đấu và có đường chuyền dài đẳng cấp tạo cơ hội cho Antony ghi bàn đầu tiên của MUtrong trận derby.
Scott McTominay - 4 điểm. MU dễ dàng sụp đổ và không duy trì được thế trận vì McTominay lọt thỏm giữa sự biến hóa về lối chơi mà Man City thể hiện. Erik ten Hag sẽ phải xem xét lại vai trò của cầu thủ người Scotland với tân binh Casemiro.
Antony mang đến hy vọng tương lai Antony - 6 điểm. Không hỗ trợ được Diogo Dalot trong khâu phòng ngự, nhưng Antony có bàn thắng đẹp mắt đầu hiệp hai. Bản hợp đồng đắt giá người Brazil một lần nữa mang đến hy vọng tương lai khi ghi bàn vào lưới đối thủ nhóm "Big 6", sau khi làm tung lưới Arsenal.
Anthony Martial - 7 điểm (dự bị). Sau khi vào sân đá trung phong, Martial năng động hơn rất nhiều so với Rashford. Anh chớp thời cơ ghi bàn từ cú sút của Fred khiến Ederson để bóng bật ra. Sau đó, cầu thủ người Pháp tự kiếm phạt đền và dứt điểm chính xác.
Các cầu thủ khác: Lisandro Martinez 5 điểm; Tyrell Malacia 3 điểm; Jadon Sancho 5 điểm; Bruno Fernandes 5 điểm; Marcus Rashford 5 điểm.
Dự bị: Victor Lindelof 4 điểm; Luke Shaw 5 điểm; Casemiro 5 điểm; Fred 5 điểm.
Haaland và Foden bùng nổ hat-trick, Man City vùi dập MU
Erling Haaland và Phil Foden thi nhau lập hat-trick trong chiến thắng hoành tráng 6-3 của Man City trước kình địch MU, ở vòng 9 Ngoại hạng Anh." alt="Chấm điểm Man City vs MU: Đỉnh cao Erling Haaland" />Sáng 5/12, trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang Trần Thị Ngọc Diễm cho biết, liên quan thông tin nữ sinh lớp 10 của Trường THPT Vĩnh Xương (TX Tân Châu) được cho tự tử vì uất ức, Sở đã nắm được và đang cho xác minh làm rõ.
"Nếu nhà trường và giáo viên có sai phạm, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo quy định", bà Diễm nói.
Nữ sinh Y. trong quá trình điều tại Bệnh viện Nhật Tân (TP Châu Đốc, An Giang) Trao đổi với PV, Thầy Nguyễn Việt Hùm, Hiệu Trưởng Trường THPT Vĩnh Xương, xác nhận có vụ em N.T.N.Y (học sinh lớp 10 của trường) bị ngất trong nhà vệ sinh.
“Còn chuyện em Y. có tự tử hay không thì phải chờ cơ quan chức năng kết luận, nhà trường chỉ phát hiện nữ sinh này ngất xỉu trong nhà vệ sinh nên nhanh chóng gọi điện thông báo cho gia đình để đưa em đi bệnh viện cấp cứu”, thầy Hùm nói.
Uống thuốc tự tử vì uất ức?
Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Quyết (55 tuổi, mẹ Y. ngụ ấp 2, xã Vĩnh Xương, TX Tân Châu) cho biết, sáng 30/11, gia đình nhận được tin từ nhà trường báo Y. bị ngất trong trường.
Vào đến trường, bà Quyết thấy con gái đang nằm trong phòng y tế.
“Sau đó, tôi mới biết bé để lại 2 lá thư tuyệt mệnh, có nội dung lấy cái chết để chứng minh mình không phạm lỗi như trường đã xử lý. May mắn, con tôi không chết”, bà Quyết nói.
Gia đình Y. đã đến đưa em đi Bệnh viện Nhật Tân (TP Châu Đốc) cấp cứu.
Theo giấy chứng nhận điều trị nội trú của Bệnh viện Nhật Tân (TP.Châu Đốc), chuẩn đoán bệnh của Y. là hạ đường huyết, cố tình tự đầu độc bằng Salbutamol, trào ngược dạ dày thực quản, đau đầu, táo bón.
Y. sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM). Hiện, sức khoẻ và tâm lý của nữ sinh này đã dần ổn định.
Bà Nguyễn Thị Quyết (mẹ của Y.) và ba của Y. đau buồn trình bày sự
việc). Ảnh: P.TTheo bà Quyết, con gái mình bị uất ức do bị nhà trường xử lý vi phạm quy chế, mà nguyên nhân là do Y. không tham gia học phụ đạo do trường tổ chức có thu phí.
Theo bà, nhà trường thông báo sẽ tổ chức dạy phụ đạo 5 môn có thu tiền. Do Y. bị bệnh hen phế quản, bệnh tim, tay phải bị gãy, thường xuyên bị đau nhức nên gia đình xin trường cho em chỉ học môn tiếng Anh. Gia đình cam kết cuối năm Y. sẽ không xếp loại yếu.
Ngoài ra, trong lớp, Y. thường xuyên bị nhắc nhở việc mặc áo dài mỏng khiến nhiều bạn học trong lớp chú ý, làm em ngượng ngùng. Trong khi đó, nhà trường không có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về việc mặc áo dài để các nữ sinh thực hiện.
Có lần cô giáo chủ nhiệm “nhắc nhở” thì Y. dùng điện thoại ghi âm lại. Sau đó, Y. bị kết luận vi phạm sử dụng điện thoại ghi âm trong giờ học.
“Do bị cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở nhiều lần nên Y. có sử dụng điện thoại ghi âm lại. Trong đó, có những lời cô giáo nhắc nhở cháu lớn tiếng và đập bàn. Dù, gia đình đã đến gặp gỡ nhà trường để trao đổi và Y. đã xin lỗi cô giáo nhưng trường vẫn xử lý sai phạm làm cháu ức chế”, bà Quyết nói.
Theo thông báo về việc học sinh vi phạm điều lệ Trường THPT năm học 2020-2021 do thầy Nguyễn Việt Hùm ký có nêu một số nội dung như: phản ánh không đúng sự thật, gây hiểu lầm trong quan hệ nhà trường và gia đình. Gây ảnh hưởng không tốt đến danh dự và uy tín nhà giáo. Sử dụng điện thoại di động để ghi âm giáo viên trong giờ học. Qua cuộc họp, nhà trường xét thấy gia đình em Y. đã nhận ra những sai sót của con mình và hứa dạy dỗ, điều chỉnh con.
Tuy nhiên, với lý do Y. vẫn chưa nhận rõ lỗi của mình, Y. phải viết kiểm điểm và thực hiện cấm túc hằng ngày trong vòng 2 tuần kể từ ngày 1 - 12/12. Y. phải có mặt tại trường từ 6h30 – đến 6h50 để các cô luân phiên dạy quy tắc ứng xử đạo đức và lao động tại trường.
Nội dung thư "tuyệt mệnh" của Y. viết Từng là học sinh giỏi nhiều năm
Thầy Nguyễn Việt Hùm thừa nhận, trong xử lý vi phạm của em Y., nhà trường có dùng từ ngữ gây hiểu nhầm.
“Em Y. có vi phạm như chạy xe phân khối lớn, không trung thực khi truyền tải nội dung từ nhà trường về gia đình...”, thầy Hùm nói.
Vẫn theo thầy, Y. có mặc áo dài mỏng và giáo viên bộ môn có đến nói nhỏ nữ sinh này đừng mặc trang phục đó đi học, vì gây phản cảm.
Giấy chuẩn đoán bệnh của Y. “Giáo viên chỉ nói nhỏ nhẹ, chứ không phải đứng trước lớp la rầy em Y. Nhưng sau đó, Y. về nhà nói với gia đình bị thầy cô la rầy nên gia đình bức xúc”, thầy Hùm nói và cho biết, Y. còn dùng điện thoại ghi âm lời cô chủ nhiệm lại.
Khi xử lý vi phạm của Y., nhà trường đã mời gia đình đến. Khi đó, gia đình và nữ sinh Y. cũng đã nhận lỗi. Nhà trường yêu cầu Y. viết bản cam kết, kiểm điểm để khắc phục lỗi vi phạm.
“Nhưng sau mấy tuần mà em Y. không viết kiểm điểm nên giáo viên chủ nhiệm có nói “nếu không viết thì mai mốt mình không dạy em nào được nữa”. Chính vì vậy, nhà trường ra thông báo về gia đình “nhờ” Y. viết kiểm điểm.
Nhà trường nôn nóng để em Y. mau chóng sửa chữa vi phạm theo hướng tích cực. Song, khi soạn thảo văn bản đã dùng từ gây hiểu nhầm”, thầy Hùm nói.
“Đây là điều rất đáng tiếc, nhà trường sẽ khắc phục, điều chỉnh lại trong thời gian tới”, thầy hiệu trưởng nói.
Về thông tin Y. bị bêu tên dưới cờ, thầy Nguyễn Việt Hùm khẳng định: “Tôi đã điều tra kỹ thì xác định không có vấn đề này”.
“Hiện chúng tôi liên hệ thường xuyên với gia đình để hỏi thăm sức khoẻ của Y. và mong em sớm bình phục để đi học trở lại. Còn phía nhà trường đã họp lại và kiểm điểm, xác định ai vi phạm gì để có hướng khắc phục”, thầy Hùm nói.
Được biết, Y. là học sinh giỏi nhiều năm liền. Năm lớp 9, em đạt điểm trung bình các môn là 8,9.
“Y. khi học ở THCS là học sinh giỏi, có hạnh kiểm tốt. Đầu năm nay, em Y. được xếp vào lớp giỏi, nhưng sau đó gia đình không chịu cho nữ sinh này học lớp đó nên nhà trường chuyển xuống lớp yếu. Từ đó, giáo viên chủ nhiệm nói là lớp yếu, học sinh nên học phụ đạo do nhà trường tổ chức. Nhà trường có mời phụ huynh vào và giải thích em nào đăng ký môn nào thì học môn đó, chứ hoàn toàn không ép buộc”, thầy Hùm nói.
Theo nhà trường, kết quả học tập của em Y. hiện tại là tốt, điểm số đều 8 – 9.
Thiện Chí
Nữ sinh nghi tự tử ở An Giang: 'Em không dám đến trường nữa'
'Sau mọi chuyện diễn ra, em không dám đến trường nữa. Em tìm đến cái chết vì muốn thay đổi suy nghĩ của thầy cô, không muốn ba mẹ phiền lòng'.
" alt="Nghi vấn nữ sinh lớp 10 tự tử vì uất ức xử lý vi phạm của trường" />Tờ FM Korea của Hàn Quốc giật tít: "Điều gì đáng chờ đợi ở kỳ chuyển nhượng mùa Đông này?".Tờ báo này viết: "Đoàn Văn Hậu là một học trò thân tín của HLV Park Hang-seo. Dù quá trình đàm phán ban đầu giữa Jeonbuk và Hà Nội FC chưa thành công, nhưng đội bóng Hàn Quốc đang có kế hoạch chiêu mộ lại Văn Hậu vào mùa Đông này. Văn Hậu có chiều cao 1m85 và thể trạng tốt, có thể công thủ toàn diện nên là một lựa chọn sáng giá".
Văn Hậu lại trở thành món hàng hot cho các CLB nước ngoài săn đón Trang fmnation.net cũng đăng một bài viết với nhan đề "CLB Jeonbuk muốn tăng cường hậu vệ trái"và sử dụng ảnh Đoàn Văn Hậu làm ảnh minh họa.
Jeonbuk Hyundai Motors là đội bóng rất mạnh tại Hàn Quốc với 8 lần vô địch K-League, trong đó hattrick đăng quang ở 3 mùa gần nhất là 2017, 2018 và 2019.
Báo Hàn Quốc đưa tin đội bóng mạnh nhất Hàn Quốc đang quan tâm tới Văn Hậu Trước thông tin được đội bóng K-League săn đón, Hà Nội FC và Đoàn Văn Hậu đều không đưa ra bất cứ bình luận nào.
Tuy nhiên với sự quan tâm của đội bóng số 1 Hàn Quốc, đây là cơ hội mà Hà Nội FC lẫn Đoàn Văn Hậu cân nhắc kỹ lưỡng, để phát triển sự nghiệp. So với giải Hà Lan mà Văn Hậu từng thi đấu không thành công mùa giải trước, K-League vừa sức hơn với hậu vệ người Thái Bình.
Video Văn Hậu mở tỷ số trận chung kết SEA Games 30:
Đại Nam
" alt="Đội bóng Hàn Quốc muốn có chữ ký của Đoàn Văn Hậu" />Sĩ tử cầu khấn trước bia Hạ mã
Tôi nghĩ, chuyện này cũng có nguyên cớ cả.
Nói chung, bà con ta rất tình cảm, yêu thương cây cỏ, muôn loài. Thậm chí những vật vô tri vô giác như quả núi, con sông, hòn đá, cái cây..., bà con cũng phải thổi hồn cho nó, gọi nó là Ông, Bà, Ngài...rồi ngày ngày đến thắp nén tâm hương và tâm sự, vỗ về cho nó.
Bà con thì cho rằng đó là tín ngưỡng, đầy nơi khác cũng như thế, thậm chí họ còn thờ cả mấy ngôi sao cách đây cả trăm, cả vạn năm ánh sáng.
Khoa học thì bảo, bà con mê tín dị đoan, làm gì có thần thánh mà thờ. Thực ra, các nhà tâm linh nói rằng vật vô tri vốn vô tri, nhưng nếu ta thổi hồn liên tục, nó sẽ dần hình thành linh giác, một thực thể và sống dựa vào niềm tin, lòng thành đó, cũng vui là giúp, giận là phạt.
Về thực tế mà nói, đấy là vì bà con yếu đuối, mất niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống nên phó thác vận mệnh cho kẻ khác. Thậm chí, không tìm ra ai để phó thác thì tự tạo ra những kẻ đó để rồi tự dựa vào cho có cảm giác yên tâm. Thật chất phác biết bao.
Lịch sử bao đời cho thấy chất phác là bản tính vốn có của bà con rồi. Thế nên mới nhiều miếu đến thế. Thế nên ta mới chứng kiến nhiều gốc cây, hốc đá được cắm nhiều hương đến thế. Thế nên ta mới thấy ở nơi ấy, có cây chuối trót ra nhiều hoa và người ta cùng khóc òa sung sướng, thi nhau vái lậy.
Đấy, đến cái thứ đấy mà bà con còn tin, huống hồ là cái bia đá, nom rõ uy nghi, cũng cột cũng mái cong, lại có cả chữ Nho khắc trên đó, kiểu gì cũng phải thiêng hơn loại đất đá, gốc cây.
Hỏi biết bia gì không á? Bia gì đâu quan trọng, mấy trăm năm nay, nó cũng thu lĩnh linh khí trời đất mà thành thần rồi ấy chứ. Thế nên, với bà con thì cứ là thà cúng nhầm còn hơn cúng sót...
Tượng bị xoa bụng, rùa đá, chó đá, sư tử đá bị xoa đầu, mỏm đá nhô ra cũng bị vỗ vuốt, xoa vuốt nhiều đến mức tất cả cứ bóng nhoáng cả lên.
Bà con chất phác thế thì thôi, khỏi nói, chả trách. Thế chính quyền nơi quản cái bia Hạ mã ấy làm gì? Chả lẽ chính quyền nơi ấy cũng lại chất phác như bà con?
Hay là dựng một cái bia khác bên cạnh để giải thích gốc tích cái bia Hạ mã ấy nhỉ? Biết đâu, bà con đọc thấy, may ra tỉnh ngộ thì sao.
Nhưng có khi, mấy trăm năm sau, chính cái bia giải thích ấy lại được nhận bát hương, ngũ quả rồi ngày ngày lại nghe bà con đến tâm sự cũng chả chừng...
Yếu đuối, nhu nhược, mất niềm tin và mất tự tin, lâu rồi thành quen, dẫn đến hơi tí là thần hồn nhát thần tính.
Sau khi dư luận ồn ào về chuyện cúng bái bia Hạ mã, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã lên tiếng giải thích: Hai bên khu Tiền án của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có hai tấm bia đề chữ “Hạ mã”, có nghĩa là xuống ngựa. Bia do Thượng thư Bộ Công, Tư nghiệp Quốc Tử Giám Nguyễn Hoản cho dựng năm 1771.
Bia cùng với tứ trụ (4 cột trụ) trước cổng Văn Miếu, được xem là mốc giới hạn xác định ranh giới chiều ngang của Văn Miếu. Bia Hạ mã không phải là không gian thờ tự, thờ cúng, thắp hương.
Dương Chính Chức
Bài viết trao đổi xin gửi về email: gocnhinthang@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Sĩ tử vái vọng ở cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước giờ 'cân não'
Ngày 12/6, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021- 2022 tại Hà Nội bắt đầu diễn ra. Trước khi kì thi, nhiều phụ huynh, học sinh vái vọng trước cổng Văn Miếu- Quốc Tử Giám để cầu may.
" alt="Bia Hạ mã và tâm lý “thà cúng nhầm còn hơn bỏ sót”" />
- ·Nhận định, soi kèo Enugu Rangers vs Plateau United, 22h00 ngày 27/3: Khó có bất ngờ
- ·“Ủng hộ thêm một chút vào Quỹ vắc xin, cho những người khốn khó hơn ta”
- ·Cận cảnh buổi tập tốn nhiều mồ hôi của U22 Việt Nam
- ·Tin bóng đá 2
- ·Nhận định, soi kèo Qingdao West Coast vs Shanghai Port, 18h00 ngày 28/3: Khó thắng cách biệt
- ·Động đất 3,3 độ ở Phú Thọ
- ·Tuyển Việt Nam,HLV Park Hang Seo có dám chơi lớn
- ·Nam sinh lớp 11 trường chuyên mất tích, nghi tự tử trên cầu Cao Lãnh
- ·Nhận định, soi kèo Alajuelense vs San Carlos, 9h00 ngày 28/3: Thắng là đủ
- ·Tin thể thao 15