Chương trình SMEdx do Bộ TT&TT phối hợp cùng Bộ KH&ĐT, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức.
Được chính thức khởi động từ ngày 29/1, chương trình SMEdx hướng tới mục tiêu đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc sử dụng nền tảng số do Chương trình lựa chọn và những hoạt động nhằm giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động. Chương trình đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể như tối thiểu 50.000 người/ năm được tiếp cận, cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho doanh nghiệp; tối thiểu 30.000 doanh nghiệp/năm được trải nghiệm các nền tảng số...
Gần 10.700 doanh nghiệp SME sử dụng các nền tảng số
Tại thời điểm chương trình SMEdx được khởi động, Cục Tin học hóa và 15 doanh nghiệp cung cấp nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số đã ký kết biên bản ghi nhớ triển khai chương trình SMEdx. Tiếp đó, vào các ngày 16/7 và 14/10, đã có thêm 3 và 6 nền tảng số nữa được chọn tham gia chương trình.
Các nền tảng tham gia chương trình SMEdx đều là nền tảng số “Make in Vietnam” xuất sắc do Bộ TT&TT tập hợp, lựa chọn kỹ lưỡng, trước khi giới thiệu để cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ dùng thử và vận dụng vào các nghiệp vụ cụ thể của mình. Từ đó, từng bước thay đổi nhận thức, biến đổi tư duy và hành động mạnh mẽ, tham gia hiệu quả hơn vào thúc đẩy kinh tế số, xã hội số và sự hoàn thiện quốc gia số.
Một trong những hoạt động chính của chương trình SMEdx là lựa chọn các nền tảng số Make in Vietnam xuất sắc để giới thiệu cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trải nghiệm. |
Thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các doanh nghiệp đang tìm những phương thức phòng ngừa, duy trì sản xuất kinh doanh thông qua giải pháp số. Một số doanh nghiệp CNTT đã cho ra nhiều nền tảng cung cấp cho doanh nghiệp làm việc từ xa. Dịch Covid-19 đang thúc đẩy doanh nghiệp triển khai nhanh ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, đây không chỉ là giải pháp tạm thời mà được doanh nghiệp coi là giải pháp chiến lược.
Theo thống kê của Cục Tin học hóa, sau hơn 8 tháng triển khai, cổng thông tin chương trình SMEdx tại địa chỉ smedx.vn đã có hơn 68.000 lượt truy cập; có 10.696 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc sử dụng và trải nghiệm các nền tảng số “Make in Vietnam” xuất sắc được chọn tham gia chương trình. Trong đó có 4.460 doanh nghiệp hết thời gian sử dụng miễn phí, muốn thử nghiệm tiếp, 1.849 doanh nghiệp SME đã ký hợp đồng.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, đội ngũ triển khai chương trình SMEdx sẽ tiếp tục lựa chọn, bổ sung các nền tảng số chất lượng cao đáp ứng đúng nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp. Cùng với đó, Bộ TT&TT gấp rút triển khai các công nghệ mới trong việc giới thiệu và hỗ trợ các SME đăng ký sử dụng nền tảng số hiệu quả.
Đại diện Cục Tin học hóa cho biết thêm, dự kiến trong các tháng cuối năm 2021, những chương trình đào tạo, hội thảo tiếp tục được tổ chức tại các địa phương, có thể theo hình thức trực tuyến. Mục tiêu là thêm nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các tỉnh có ít cơ hội tiếp cận với công nghệ số, được trao đổi với các nhà sáng lập nền tảng, các chuyên gia chuyển đổi số để lựa chọn, đăng ký đúng nền tảng mình cần.
Vân Anh
Để Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số - SMEdx có những cải thiện và bổ sung phù hợp, Bộ TT&TT đang phối hợp với các địa phương khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp với những nền tảng số.
" alt=""/>Nhắn tin giới thiệu các nền tảng Make in Vietnam tới 87.000 doanh nghiệp nhỏ và vừaNhư VietnamNet đã đưa tin gần đây nhiều người vay cá nhân đã bị sập bẫy các đối tượng dụ cho vay tiền online lãi suất thấp, thủ tục đơn giản. Sau đó, đối tượng này yêu cầu người vay phải chuyển trước 10 – 15% trên số tiền vay để chứng minh năng lực tài chính và các loại phí rồi chiếm đoạt luôn.
Tuy nhiên, các đối tượng lừa đảo không chỉ nhắm đến khách hàng cá nhân mà còn tấn công cả các doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy vì do ảnh hưởng của Covid nên nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ lâm vào cảnh khó khăn, cần tiền để duy trì hoạt động kinh doanh. Nắm được điểm yếu này, các đối tượng đã lên danh sách và tính kế lừa đảo.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Tập đoàn Nexttech cho hay, mới đây ông nhận được phản ánh của một doanh nghiệp rằng có công ty của Shark Bình có hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi. Đối tượng này đã mạo danh công ty thuộc Tập đoàn NextTech và lợi dụng uy tín của Shark Bình để lừa gạt doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp chỉ 0,7%/ tháng, tương đương 8,4%/năm. Nhưng muốn nhận được khoản vay, khách hàng được yêu cầu chuyển khoản vào số tài khoản được cung cấp tiền “phí bảo hiểm” từ 1-3% giá trị khoản vay nhằm chứng minh khả năng thanh toán.
“Đây là hành vi lừa đảo trắng trợn, phi đạo đức, không chỉ thiệt hại tài sản của cá nhân/ doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng của tập đoàn NextTech. Tập đoàn NextTech sẽ trực tiếp phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền truy vết các cá nhân/ tổ chức lừa đảo đó nhằm chấm dứt triệt để tình trạng này. Qua đây, chúng tôi cũng khuyến nghị các chủ doanh nghiệp, cá nhân thực sự cảnh giác trước những hành vi lừa đảo tinh vi của các đối tượng xấu, tránh thiệt hại tài sản cho doanh nghiệp và cá nhân mình”, đại diện NextTech khuyến cáo.
Chia sẻ với VietNamNet về vấn đề trên, ông Lê Minh Hải, CEO Tienngay.vn cho hay, nhiều kẻ lừa đảo mạo danh những người nổi tiếng tham gia chương trình Shark Tank để mời gọi hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn ưu đãi. Các đối tượng lấy đúng tên công ty của những người tham gia Shark Tank gồm công ty, địa chỉ, mã số thuế, đăng ký kinh doanh… đồng thời làm giả giấy tờ của Ngân hàng MB yêu cầu phải đóng phí đảm bảo tiền vay từ 10 - 30%.
“Các đối tượng dùng thủ đoạn đưa ra điều kiện vay dễ dàng và lãi suất thấp cho doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp hỏi địa chỉ thì cho đúng công ty của các Shark Tank. Với những doanh nghiệp cảnh giác thì có thể phát hiện dấu hiệu lừa đảo qua con dấu giả, điều kiện vay… Song có những doanh nghiệp nhỏ do gặp nhiều khó khăn, túng quẫn mất cảnh giác nên dễ dàng “cắn câu” bọn chúng”, ông Lê Minh Hải nói.
Trong thời gian gần đây, thủ đoạn lừa đảo biến tướng liên tục nên càng nhiều người dùng mất cảnh giác bị sập bẫy.
Theo đại diện Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), từ khi đợt dịch Covid-19 thứ tư bùng phát tại Việt Nam, lừa đảo trực tuyến tăng rất mạnh; có tháng NCSC đã xử lý hàng nghìn website liên quan đến lừa đảo, giả mạo các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng, sàn thương mại điện tử...
Trao đổi tại Vietnam Security Summit 2021, ông Lê Đức Anh, Giám đốc phát triển kinh doanh của Group IB Việt Nam cho biết, thế giới và Việt Nam đang phải hứng chịu một “đại dịch lừa đảo” trên mạng. Ông Lê Anh Đức đã điểm ra hàng loạt thủ đoạn lừa đảo mạng như quảng cáo giả mạo, ứng dụng giả mạo, website giả mạo, giả mạo tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp và người nổi tiếng, vi phạm bản quyền nội dung số...
Chuyên gia GroupIB Việt Nam nhận định: Việc những công ty, cá nhân thành công và nổi tiếng bị những kẻ lừa đảo để mắt đến chỉ là vấn đề thời gian.
Thái Khang
Đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên của các ngân hàng, công ty công nghệ tài chính mời vay tiền online, sau đó đề nghị khách hàng chuyển 10% – 15% giá trị khoản vay để chứng minh năng lực tài chính và chiếm đoạt luôn.
" alt=""/>Lừa đảo vay tiền online tấn công khách hàng doanh nghiệpNhững người như Bill Gates và Steve Jobs bắt đầu làm việc từ những năm 1970 cùng với những cái tên ít nổi tiếng hơn như Mitch Kapor của Lotus và Fred Gibbons của Software Publishing. Hầu hết họ tập trung vào máy tính mini và dành hàng nghìn giờ để làm điều đó. Khi chiếc máy tính cá nhân đầu tiên được ra đời vào năm 1975, những lập trình viên này đã sẵn sàng sẽ làm phong phú thêm cho nó.
Khi Malcolm Gladwell nói về thế hệ doanh nhân công nghệ trong cuốn sách của ông vào năm 2008 có tên Ouliers, ông nói họ sinh ra vào thời điểm hết sức đặc biệt. Nếu già hơn một chút, họ sẽ rời trường đại học và đi làm ở những công ty lớn như IBM và sự nghiệp của họ không có gì vượt trội cả. Mặt khác, nếu sinh sớm hơn, những cơ hội sẽ vuột mất.
Điều quan trọng về thế hệ mới nhất là họ sinh ra vào đúng thời điểm máy tính cá nhân trở thành sản phẩm đại trà, khoảng đầu những năm 1980. Điều đó có nghĩa là rất nhiều người lớn lên với một chiếc PC.
"Điều đó thật kinh khủng. Họ đã biết PC làm việc thế nào và trong nhiều trường hợp, họ đã sở hữu một chiếc PC trong nhà. Trong khi đó, thế hệ trước, sản phẩm công nghệ kỹ thuật số chỉ như một món đồ chơi đắt tiền".
Tuy nhiên, PC chưa được tiếp cận tới mọi người trên khắp thế giới. Năm 2014, nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ nhiều tổ chức cho thấy rằng các công ty máy tính đã ngừng cung cấp máy móc của họ cho các cô gái vào khoảng năm 1984.
Điều này đã gây ra ảnh hưởng đáng kể tới sự hiện diện của nữ giới trong lĩnh vực khoa học máy tính ngày nay. Phụ nữ chiếm 57% trong số toàn bộ người tốt nghiệp đại học nhưng chỉ 18% trong số đó có bằng về khoa học thông tin, máy tính.
Thiên thời địa lợi
Dẫu vậy, không phải tất cả đàn ông đều có thể sử dụng những chiếc máy tính đầu tiên. Năm 1981, giá máy PC trung bình là 1.565 USD – tương đương 4.100 USD trong những năm 2016. Và nếu muốn mua chiếc Macintosh đầu tiên khi vừa ra mắt vào năm 1984, bạn phải bỏ vào đó 2.495 USD, tức là gần 5.700 USD hiện nay.
Sam Altman – Chủ tịch 32 tuổi của Y Combinator – vườn ươm startup lớn nhất thung lũng Silicon nói rằng khi lớn lên tại St. Louis, anh đã có chiếc Mac LC II ở nhà. Tuy nhiên, anh thường xuyên sử dụng chiếc máy Mac IIGS ở trường tiểu học. Anh đã dành nhiều giờ viết các chương trình lập trình đơn giản. Tuy nhiên rõ ràng, một đứa trẻ sống trong một khu vực nghèo hơn, học tại trường nghèo hơn không thể nào có được đặc quyền đó.
“Bạn có thể viết một chương trình để tìm ra tất cả các số nguyên tố, ấn bắt đầu , quay lại vào sáng mai và bạn có thể thấy được những số nguyên tố lớn đến hàng triệu. Điều đó quả thật thú vị.” - Sam Altman chia sẻ.
Khi bong bóng Internet được hình thành, những đứa trẻ giống như Sam Altman đang tận hưởng những năm cuối của tuổi thiếu niên và sẵn sàng để bước ra thế giới rộng lớn. Sự chuyển biến của Internet được các phương tiện truyền thông và chính Internet phơi bày, giúp những bộ óc non nớt có một cái nhìn trực diện và tạo ra sự khác biệt lớn giữa hai thế hệ. Việc thành lập công ty và tự tìm hướng đi cho bản thân, giống với những gì Bill Gates và Steve Jobs đã làm, được coi là phương thức phát triển sự nghiệp đúng đắn.
Hỗn hợp của nhiều năm chuẩn bị từ khi còn nhỏ tuổi và môi trường phù hợp để phát triển đã trở thành bệ phóng cho những mầm non tương lai của ngành công nghệ và tạo ra nhiều cơ hội để giới trẻ có thể khẳng định bản thân.
"THE NEXT BIG THING"
Dĩ nhiên, không phải tất cả các nhà sáng lập công nghệ nổi bật nhất hiện nay đều ở độ tuổi 30. Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX Elon Musk đã 50 tuổi. Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos 57 tuổi. Tương tự như vậy, một số nhà sáng lập trẻ hơn sinh sau làn sóng đầu những năm 1980 đó đang vươn lên dẫn đầu.
Evan Spiegel và Bobby Murphy, những người đồng sáng lập Snap, lần lượt là 31 và 33 tuổi. Cũng không phải mọi nhà sáng lập sinh ra từ năm 1981 - 1984 đều thành lập công ty của họ cùng một lúc.
Ví dụ, Mark Zuckerberg đã thành lập Facebook tại ký túc xá đại học của mình vào năm 2004, trong khi John Zimmer không thành lập Lyft cho đến năm 2012. Điều quan trọng hơn là những kinh nghiệm họ đã có khi lớn lên và các mối quan hệ mà họ hình thành với công nghệ vào thời điểm đó. “Nếu bạn tặng một đứa trẻ một chiếc iPad ngày hôm nay, chúng sẽ có một khoảng thời gian tuyệt vời. Nhưng nếu bạn muốn tạo một ứng dụng cho iPad thì còn rất nhiều việc phải làm. Một đứa trẻ 7 tuổi sẽ không nghĩ ra điều đó cho chính mình", Altman nói.
Theo Saffo, làn sóng tương tự mà Gates và Jobs đã trải qua, tạo tiền đề cho "thế hệ Zuckerberg" và nhiều người khác đang sẵn sàng xảy ra lần thứ ba, tạo ra thế hệ thứ 3. Ông cho biết các công nghệ như CRISPR, một công cụ chỉnh sửa gen, đã chín muồi để đổi mới trong thập kỷ tới.
(Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị, SMH)
Ông Mark Zuckerberg – CEO công ty Facebook – cho biết có một "nỗ lực phối hợp" nhằm bóp méo nỗ lực của Facebook trong việc bảo vệ người dùng.
" alt=""/>Vì sao đa số doanh nhân công nghệ thành công đều sinh ra từ năm 1981 – 1984?