- Sau nửa ngày, hơn trăm ý kiến phản hồi bài viết "Dạy tại chức làm xói mòn nhân cách giảng viên?" trao đổi về vấn đề tác giả nêu ra. Đồng cảm, chia sẻ: Có; nhưng cũng nhiều ý kiến "phản pháo": Chính thầy mới làm xói mòn kiến thức tại chức?
Họ tên: Nguyễn Quốc Bình
Tiêu đề:"Thầy Mai nên xem lại..."
Tôi cũng là một giảng viên. Đọc bài của thầy Mai, tôi thấy có một số ý cần trao đổi.
Thứ nhất,việc thầy Mai chấp nhận để môn học của mình bị cắt từ 45 tiết xuống còn 12 tiết là lỗi ở thầy chứ không phải của học viên, cũng chẳng phải hệ thống quản lý.
Thứ hai, việc chấm điểm để đạt yêu cầu (mà thậm chí là đạt cao nửa chứ) là Thầy tự cắt xén chính bản thân mình. Nếu Thầy Mai mãi lo cơm áo gạo tiền, thì cả Việt Nam mình ai là thầy giáo cũng vậy thì sao? Nếu Thầy giữ được Thầy thì không lo "mất dạy".
Tôi nghĩ việc kiếm tiền với một người có kiến thức như thầy Mai đâu khó. Tôi đặt câu hỏi ngược lại: Thầy Mai dạy tại chức làm cho kiến thức của sinh viên bị xói mòn thì sao?
Họ tên: Nguyễn Hà
Tiêu đề:"Không hoàn toàn đúng"
Bài viết của thầy Mai cũng có ý đúng - đúng là sinh viên bao ăn, đưa đón, tặng quà thầy khi thầy dạy xong ở hầu hết các lớp tại chức. Nhưng vẫn có nhiều thầy cô không nhận bất cứ thứ gì của sinh viên và dạy cũng nhiệt tình.
Em là một sinh viên bằng 2 hệ tại chức. Đã học 1 bằng chính quy nhưng ra trường không xin được việc, về tỉnh, huyện xin việc thì phải có 100 triệu đồng trở lên mà chưa chắc đã vào được vì “cơ không đủ mạnh”. Nhiều sinh viên tại chức vẫn học thật sự và không có chuyện thầy giải đề sẵn ra cho chép.
Có chăng thì thầy nào dễ để cho lớp được sao chép bài của nhau thui. Em hi vọng thầy cô hãy làm đúng trách nhiệm của mình đừng lấy lý do cuộc sống khó khăn….Nếu thầy nghiêm túc thì không một sinh viên nào dám đưa tiền thầy đâu
Họ tên: Kiên
Tiêu đề: "Cũng có những giáo viên hời hợt cho qua chuyện"
Thực trang hiện nay cho thấy cần có biện pháp chấn chỉnh.
Bản thân tôi cũng đã học thêm tại chức nhằm nâng cao kỹ năng của mình nhưng không phải lúc nào cũng như mong muốn. Bên cạnh những giáo viên tâm huyết thì cũng có những giáo viên hời hợt cho qua chuyện.
Vấn đề này ngay cả học viên thì cũng vậy, có người học để lấy kiến thức và kỹ năng nhưng có người cũng chỉ để có cái bằng mà "dọa" người khác.
Vấn đề nằm ở cơ chế, chính sách và người đứng đầu cũng chấp nhận giới hạn như thế và không chịu thay đổi. Quyền lực, tài chính mọi thứ người đứng đầu có thể quyết định được mà đôi khi họ không quyết định được!
Họ tên: Phạm Đức Trung
Tiêu đề:"Thầy cô dạy tại chức có nhiều mánh để moi tiền"
Tôi học CĐ. Khi ra trường kiếm được một công việc phù hợp thật vô cùng khó. Rất may, năm tôi ra trường tại huyện tôi thi tuyển viên chức cho ngành giáo dục ngạch hành chính.
Tôi vô cùng sung sướng khi biết điểm đỗ thi tuyển viên chức. Đã 6 năm trôi qua, tôi đăng ký học tiếp chương trình ĐH của 1 lớp tại chức.
Tôi thấy vô cùng bất cập vì những lý do:
Thứ nhất, thầy (cô) giáo dạy lớp tại chức vô cùng nhiều "mánh" đê moi tiền của học viên.
Thứ hai, không phải tất cả các học viên lớp tại chức đều học dốt, không bằng chính quy (tôi khẳng định còn có rất nhiều học viên hơn hẳn chính quy cả về cách sông lẫn học tập).
Thứ ba, tại chức khi ra trường luôn bị nhìn với ánh mắt miệt thị thật vô cùng chán nản.
Họ tên: Tùng LamTiêu đề:"Đừng đổ lỗi một chiều"
Đúng là hệ tại chức có nhiều bất cập, nhưng không phải hệ tại chức nào, trường đào tạo nào cũng có cách học, cách dạy, và chất lượng như thế.
Tùy theo lương tâm nghề nghiệp của giáo viên, ý thức học tập ứng dụng của học viên.
Đừng đổ lỗi một chiều mà học viên là người là sản phẩm mà các trường tạo ra đó. Giảng viên dạy đúng yêu cầu cái mà học viên muốn học thì họ thích học và học tốt thôi.
Chứ dạy kiểu "cùi bắp" của giảng viên thì ai mà học. Tại sao có những trường hợp sinh viên cần kiên thức họ cũng đến lớp khác để tự học? Ở ĐH Cần Thơ, dù tại chức hay chính quy GV họ đều có cách truyền đạt như nhau. Và sinh viên rất thích, nếu cứ ca mãi bài ca "tại chức" thì nên xét lại?
Họ tên: Nguyễn Trung Tây
Tiêu đề:"Biết đến bao giờ xã hội hết chê..."
Tôi rất mong ai cũng có lòng tự trọng như thầy, nếu như vậy thì tại chức không còn đường sống. Vì không có điều kiện để học chính quy, nên tôi tự bỏ tiền và công sức để tham gia học tại chức nhằm nâng cao kiến thức cho mình.
Như những gì thầy nói là đúng sự thật, các quan đến lớp đâu có học gì đâu, còn tôi thì bị lớp buộc phải đóng tiền nhằm lo chỗ ăn, chổ ở và phong bì cho thầy, tôi thấy vô lý và có ý kiến thì bị lớp cô lập.
Cuối cùng tôi phải xin thôi học. Không biết đến bao giờ tôi mới có được một cái bằng ĐH tại chức mà được xã hội không chê bai...
Họ tên: Long
Tiêu đề:Dạy tại chức làm xói mòn nhân cách giảng viên?
Tôi thấy Việt mình chỉ chạy theo phong trào. Bây giờ tất cả đổ lỗi cho người học.
Theo tôi, lỗi lớn là do cách quản lý của nhà nước, cách làm việc của Bộ GD-ĐT và đặc biệt là cáh sử dụng nhân lực của nhà nước.
Bộ GD-ĐT cho mở ồ ạt các trường đại học, chuẩn đầu vào ngày càng thấp. làm giáo dục theo kiểu kinh tế thị trường.
Chỉ cần có tiền, có quan hệ là cho mở trường mở lớp.
Dù không tuyển tại chức thì lại phát sinh đào tạo theo hình thức liên thông, liên kết, đào tạo theo địa chỉ.
Tôi công tác tại một trường đại học chính quy nhưng tôi thấy có sinh viên thi được 9 điểm cũng đỗ đại học theo địa chỉ. Vậy thử hỏi chất lượng chính quy có khác gì tại chức dân lập.
Theo Bloomberg, lượng sử dụng Snapchat tăng hơn 20% sau khi các dịch vụ Facebook gặp lỗi không truy cập được trong 6 tiếng ngày 4/10. Đây chính là ứng dụng được hưởng lợi lớn nhất từ sự cố của Facebook.
Facebook đổ lỗi cho sự cố cấu hình mạng khiến một loạt ứng dụng, từ Messenger tới Instagram, bị sập khiến nhiều người trong số 2,7 tỷ người dùng hàng ngày phải đổ sang các ứng dụng đối thủ.
Dữ liệu của Sensor Tower cho thấy thời gian sử dụng ứng dụng Snapchat trên Android vào ngày 4/10 đã tăng 23% so với một tuần trước đó. Hoạt động trên các ứng dụng Telegram, Signal, Twitter, TikTok cùng ngày cũng tăng.
Sự cố ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhỏ, tiếp tục đổ thêm dầu vào các chỉ trích từ giới phê bình và quản lý. Họ tranh luận Facebook đã phát triển thành thế lực độc quyền nặng nề, nên bị chia nhỏ.
Nhà sáng lập Telegram Pavel Durov cho biết, ứng dụng nhắn tin của ông có thêm 70 triệu người dùng mới và lập kỷ lục về số lượng đăng ký lẫn hoạt động trong ngày đầu tuần. Telegram leo lên đầu bảng xếp hạng App Store, trở thành ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất tại 40 thị trường, còn ứng dụng nhắn tin bảo mật Signal đứng số 1 tại Ba Lan và nằm trong top 10 tại 35 thị trường.
Các ứng dụng như Telegram, vốn có kiểu dáng và chức năng gần giống WhatsApp, thường ghi nhận hàng triệu người dùng mới mỗi lần Facebook gặp sự cố nghiêm trọng. Dù vậy, nhiều người vẫn quay lại Facebook sau khi vấn đề xử lý xong.
Trong thư gửi nhân viên hôm 5/10, CEO Facebook Mark Zuckerberg viết: “Chúng ta đã dành 24 giờ qua để đặt câu hỏi làm thế nào củng cố hệ thống trước loại lỗi này. Điều đáng lo hơn với sự cố gián đoạn như vậy không phải là bao nhiêu người chuyển sang dịch vụ đối thủ, hay chúng ta mất bao nhiêu tiền, mà là nó có ý nghĩa thế nào với những người đang phụ thuộc vào dịch vụ của chúng ta”.
Du Lam (Theo Bloomberg)
Facebook trong tâm bão
Sau bê bối Cambridge Analytica, Facebook lại đối mặt với một khủng hoảng khác, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của mạng xã hội này.
">