KT khởi đầu mạnh mẽ ở Ván 1 khi sớm có được điểm Chiến Công Đầu nhờ pha gank hiệu quả của Gragas trong tay Scoretại đường dưới. Tuy nhiên, những diễn biến sau đó là quãng thời gian để SKT cân bằng lại thế trận khi liên tiếp có được những pha trao đổi có lời về điểm hạ gục sau các pha giao tranh tổng.
Phút 22, SKT ăn được bùa lợi Baron, trong khi KT đáp trả bằng việc phá hủy liên tiếp hai trụ thứ hai ở đường giữa và đường dưới. Sau đó hai phút, SKT tiếp tục kéo dãn cách biệt về Vàng lên con số 2.000 khi trao đổi 2-4 sau pha giao tranh kéo dài nổ ra ở đường dưới.
Với việc hoàn toàn kiểm soát được bản đồ và bắt lẻ thành công, SKT có được bùa lợi Baron thứ hai của ván đấu ở phút 30. Khi mà cách biệt đã là 13.000 Vàng chênh lệch, SKT với bùa lợi Baron dồn thẳng vào đường trên, Quét Dơ và đánh sập nhà chính của KT sau 35 phút thi đấu để vươn lên dẫn trước 1-0. MVP của Ván 1 là Huni khi sử dụng Gangplank sở hữu KDA 8/1/8, 84% tỉ lệ tham gia hạ gục – đây cũng là lần thứ năm tân binh đường trên của SKT có được vinh dự này tại vòng bảng LCK Mùa Xuân 2017.
Sang Ván 2, KT tiếp tục là đọi giành lợi thế ở khoảng đầu khi có pha trao đổi 1-2 cùng điểm Chiến Công Đầu tại phút thứ chín đường dưới. Thế trận diễn ra khá cân bằng khi hai đội “ăn miếng trả miếng”. Tuy nhiên, Camille của Smebđã lăn cầu tuyết rất ôn khi đã có KDA 3/0/1 ngay ở thời điểm phút 17.
Những diễn biến sau đó ở khoảng thời gian giữa ván đấu là thời điểm KT luôn có lợi hơn sau những pha giao tranh tổng, trong khi SKT là đội có được hai Rồng Nguyên Tố. Tình huống bước ngoặt xảy ra ở phút 28, khi KT ăn được Baron trong khi cả hai đội đều phải bỏ lại một mạng.
Phút 36, KT tiếp tục có được bùa lợi Baron thứ hai cùng hai đường, trong khi SKT đáp trả lại bằng pha đẩy lẻ thành công của Renekton trong tay Hunisan phẳng đường dưới. KT đã tối ưu hóa bùa lợi Baron trên người, dồn ép SKT về sâu phần sân nhà và cùng lính siêu cấp được cường hóa, đánh sập nhà chính trước sức phòng thủ trong vô vọng của địch thủ, cân bằng tỉ số 1-1 sau 38 phút thi đấu.
Loạt Bo3 lại một lần nữa được đưa đến Ván 3 quyết định, và lần này, SKT lại tiếp tục đưa ra những sự thay đổi nhân sự để có được kết quả như mong muốn. HLV kkOma thay thế cùng lúc Profitvà Blankthế chỗ Huni cùng Peanuttương ứng.
Khi mà những sự thay thế này chưa đem lại quá nhiều hiệu ứng, SKT đã bị cuốn vào lối chơi kiểm soát mục tiêu chính của KT. Bằng chứng là tính tới phút 21, KT đã có được hai Rồng Đất và phá được sáu trụ bảo vệ bên phía SKT. SKT chưa thể tìm ra cách thức ngăn chặn, và buộc phải kêu gọi số đông đi bắt lẻ những thành viên của KT, kiếm điểm hạ gục để gỡ gạc lại thế trận.
Pha giao tranh mang tính bước ngoặt nổ ra ở đường giữa phút 30, Talon của Smeb luồn ra phía sau đội hình của SKT đang trên đường thoái lui và ngay lập tức bốc hơi cùng với Score. Với chênh lệch về người thấy rõ, SKT có được bùa lợi Baron và chính thức vượt lên trên KT về lượng Vàng.
Khoảng thời gian sau đó là lúc mà SKT tận dụng tối đa khả năng của Zilean để khắc chế đội hình thiên về STVL của KT. Phút 36, SKT phá hủy xong đường giữa của KT và chính thức buộc đối thủ rơi vào thế phòng ngự bị động. Mặc dù KT chống trả quyết liệt và có được bùa lợi Baron sau đó, nhưng SKT cũng đáp lại bằng Rồng Ngàn Tuổi ở phút 40.
KT tận dụng khả năng đẩy lính tốt của Ziggs trong tay Deftđể nỗ lực phòng ngự và họ đã tiếp tục kéo dãn được thời gian ván đấu. Nhưng khi bộ đếm giờ điểm phút 47 và SKT sở hữu bùa lợi Baron thứ hai, KT đã phải nhận lấy thất bại chung cuộc trước sức càn khủng khiếp của đối thủ. Tuyển thủ chói sáng nhất Ván 3 là Fakervới Zilean có KDA 3/2/11, tham gia vào 70% điểm hạ gục của SKT - giúp cho Faker đang tạm thời vươn lên dẫn đầu BXH thành tích cá nhân tại vòng bảng LCK Mùa Xuân 2017 với bảy lần giành MVP.
Với thắng lợi mang quá nhiều ý nghĩa này, SKT đã chính thức nâng giãn cách về điểm số với KT, đối thủ đang bám đuổi, lên hai trận thắng trong khi vòng bảng của LCK Mùa Xuân 2017 còn bốn vòng đấu nữa là kết thúc.
Ở Tuần 7, SKT sẽ chạm trán với lần lượt Jin Air Green Wingsvào lúc 15g00 ngày 07/3 và Kongdoo Monstervào lúc 18g00 ngày 11/3. Trong khi đó, KT sẽ có hai trận đấu gặp bb.q Oliversvào lúc 15g00 ngày 09/3 và ROX Tigersvào lúc 15g00 ngày 12/3.
Ba Chấm
" alt=""/>[LMHT] SKT lại thêm một lần nữa 'gieo sầu' cho KTQualcomm đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ phán quyết trên. Các kế hoạch kháng cao lên tòa án cao nhất châu Âu sẽ nhanh chóng được thực hiện.
Ủy ban châu Âu cho biết thỏa thuận giữa Qualcomm và Apple xuất phát từ năm 2011. Tới năm 2013, nó được gia hạn thêm 3 năm. Đồng thời, sự gia hạn này cũng kèm theo sự rõ ràng hơn trong các điều khoản các bên. Các khoản thanh toán sẽ dừng lại nếu Apple sử dụng chip của các đối thủ khác (như Intel). Những khoản thanh toán trước đó cũng buộc phải trả lại.
“Qualcomm đã đối đầu một cách bất hợp pháp với các đối thủ trên thị trường…trong hơn năm năm”, Margrethe Vestager, ủy viên châu Âu phụ trách chính sách cạnh tranh cho biết.
Phó chủ tịch và cố vấn chung của Qualcomm, Don Rosenberg cho biết thỏa thuận của công ty mình “không vi phạm các quy tắc cạnh tranh của EU hoặc ảnh hưởng xấu tới tính cạnh tranh của thị trường cũng như người tiêu dùng châu Âu.”
" alt=""/>Qualcomm bị phạt 1.2 tỉ USD vì những lùm xùm với AppleLoic Gautier và Pierre-Antoine (Ảnh: Leflair)
Leflair là một startup được hai chàng trai người Pháp chưa đầy 30 tuổi là Loic Gautier và Pierre-Antoine lập ra tại Việt Nam vào tháng 12/2015 sau khi họ rời khỏi Lazada. Leflair tập trung vào bán hàng hiệu như thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng.... qua hình thức trực tuyến, trong đó mỗi mặt hàng sẽ được bán giảm giá trong một khoảng thời gian nhất định (flash-sale).
Chia sẻ với trang Vietcetera, đồng sáng lập Loic Gautier cho biết anh đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh này ngay từ khi còn làm ở Lazada và điều thú vị là cơ hội của anh lại nằm ở hai yếu tố mà người Việt đang tìm kiếm ở các mô hình thương mại điện tử: Sự phấn khích khi mua bán và sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm.
Nói cách khác, Leflair đang nhắm vào những thứ mà Lazada đang không có, trong đó là việc xây dựng niềm tin của khách hàng đối với nền tảng trực tuyến. Để làm được điều đó, Laflair áp dụng mô hình tương tự Tiki, đó là xây dựng lòng tin với khách hàng bằng cách chọn mô hình kinh doanh lưu hàng trong kho thay vì theo mô hình "chợ trực tuyến" mà Lazada và một số kênh thương mại điện tử đang làm. Mô hình này giúp kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa hiệu quả hơn, lúc đó Leflair sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng sản phẩm (và thương hiệu) mà họ bày bán thay vì phó thác vào các đơn vị cung ứng thứ ba.
Hình thức này không quá mới và bản thân một số trang thương mại điện tử khác cũng đang áp dụng, như Tiki chẳng hạn. Điểm hạn chế của mô hình là mức độ phong phú của hàng hóa không nhiều và chi phí lưu kho cũng như khả năng đàm phán với các thương hiệu để "giữ hàng chờ khách". Tiki đã và đang làm rất tốt nhưng số tiền mà họ bỏ ra cho các chi phí phát sinh của mô hình này cũng không nhỏ. Về mặt này, Leflair đã có giải pháp khá bất ngờ! Họ vẫn áp dụng hình thức bán hàng lưu kho nhưng để giảm thiểu chi phí lưu kho thì họ cần đẩy nhanh tốc độ bán hàng, để làm điều này họ áp dụng mô hình "flash-sale" (bán online giảm giá trong một khoảng thời gian nhất định).
Giao diện trang chủ của Leflair (ảnh chụp màn hình)
Đi ngược với mô hình các chợ điện tử truyền thống, Laflair tập trung xây dựng thương hiệu để thuyết phục các thương hiệu lớn chấp nhận phân phối qua Laflair, sau đó nhập một số ít mặt hàng nhưng với số lượng lớn về và bán flash-sale! Bằng cách này, họ bán rất ồ ạt một số lượng lớn hàng hiệu giảm giá trong một thời gian ngắn và thu lợi nhờ "số lượng".
Trong khi mô hình thương mại điện tử truyền thống lại cố gắng bán ra nhiều mặt hàng theo kiểu mỗi thứ một ít, không có sẵn số lượng lớn nhưng lại bị phình to về các loại mặt hàng và ít có các chương trình hấp dẫn cho khách. Tất nhiên, xét về đơn lẻ hiện Lazada thỉnh thoảng vẫn có các chương trình flash-sale khá hấp dẫn với các mặt hàng điện tử, nhưng chỉ như muối bỏ biển.
Nhìn chung, thứ cốt lõi nhất ở đây là niềm tin khách hàng, Leflair cho phép người mua trực tiếp sản phẩm từ thương hiệu họ thích, được vận chuyển và lưu trữ trong kho thông qua chính nhà sản xuất hoặc đơn vị phân phối Leflair chứ không qua các cửa hàng nhỏ lẻ trung gian. Thêm vào đó, việc giảm giá trong thời gian ngắn đã khiến người mua có nhiều lý do để chọn mua từ dịch vụ này.
Với những yếu tố trên, cộng với tâm lý thích săn hàng hiệu của giới trẻ Việt Nam nhưng có thu nhập chưa cao và hàng giả tràn lan trên các kênh phân phối thứ ba đã khiến Leflair trở thành lựa chọn tối ưu cho nhóm khách hàng này. Nên không quá ngạc nhiên khi tuần trước Leflair đã chính thức công bố nhận thêm gói đầu tư 3 triệu USD từ quỹ Capital Management Group ở vòng gọi vốn mới nhất, trước đó vào cuối năm 2016 họ cũng đã nhận được một khoản đầu tư không nhỏ.
Cách làm của Leflair giống như mũi tên cùng lúc bắn trúng nhiều đích:
- Thanh lý nhanh lượng hàng lớn trong một khoảng thời gian ngắn, giúp họ tối ưu chi phí về lưu kho và hồi vốn.
- Đảm bảo được nguồn gốc và chất lượng hàng hóa (do nhập trực tiếp từ các thương hiệu lớn mà không qua các đơn vị trung gian), qua đó giữ chữ tín với khách hàng.
- Tạo ra phấn khích cho người mua nhờ các chương trình flash-sale liên tục.
- Thu hút sự hợp tác của các thương hiệu do bán hàng hiệu quả.
Qua thành công bước đầu của startup Leflair, có thể thấy những nhà sáng lập startup này đã khôn ngoan khi lách vào khe cửa hẹp mà các kênh thương mại điện tử khác đang để lại: Niềm tin của khách hàng vào chất lượng/nguồn gốc mặt hàng và mức giá sản phẩm hấp dẫn cũng như chi phí lưu kho/vận hành logistic tối thiểu.
Mô hình của Leflair cũng không quá mới, nhưng để áp dụng một cách trọn vẹn và khôn ngoan như Leflair thì quá ít, cộng thêm với những "di sản" của thương mại điện tử Việt Nam đang để lại như hàng giả hàng nhái, bán hàng đội giá... thì có thể nói cửa thành công vẫn sẽ tiếp tục rộng mở với startup này.
Theo thống kê, chỉ sau 8 tuần ra mắt Leflair đã có 100.000 người dùng đăng ký và hiện con số này đã cán mốc 700.000, trong đó chủ yếu là phụ nữ (85%). Hiện trang thương mại điện tử này đã thu hút được sự tham gia của gần 1.100 thương hiệu trong và ngoài nước. Lớn là vậy nhưng đội ngũ điều hành của họ được tối ưu và chủ yếu làm việc ngoài tiệm cafe. Hiện Leflair đã đi qua 3 vòng gọi vốn thành công đến từ các nhà đầu tư hàng đầu cũng như các quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ, Ý, Hồng Kông và Hàn Quốc.
" alt=""/>Đâu là bí kíp của Leflair