Các công cụ chạy pin. NASA không phải nơi tạo ra chiếc khoan dùng pin đầu tiên, nhưng họ đã giúp công cụ này phổ biến hơn. Do cần thiết bị để khoan và lấy mẫu đá trên Mặt Trăng, NASA đã liên hệ công ty Black & Decker để mua chiếc khoan không cắm điện do họ tạo ra năm 1961. Ngoài việc không cắm điện, những chiếc khoan còn phải chịu được nhiệt độ rất khắc nghiệt. Sau khi cung cấp khoan cho Apollo 11, Black & Decker còn tạo ra bộ vặn ốc và nhiều công cụ dùng pin khác, và còn tham gia vào lĩnh vực thiết bị y tế. Ảnh: DeWalt.
Máy hút bụi chạy pin. Ngoài các công cụ khai thác mẫu, NASA còn nghiên cứu thành phần hút bụi dùng cho máy đục trên Mặt Trăng. Công nghệ do họ tạo ra sau này được ứng dụng vào Dustbuster, chiếc máy hút bụi dùng pin đầu tiên ra đời năm 1979. Ảnh: Expert Reviews.
Đồ bảo hộ cứu hỏa. Năm 1967, vụ cháy trong khoang tàu Apollo 1 khiến 3 phi hành gia thiệt mạng. Để đề phòng sự cố tương tự, NASA đã nghiên cứu những vật liệu đặc biệt để bảo vệ cả tàu không gian và phi hành gia. Monsanto, công ty hóa chất lớn của Mỹ đã tạo ra vật liệu không cháy có tên Durette. Họ cũng giới thiệu hệ thống thở trong mặt nạ có thể tháo lắp dễ dàng. Đây là hai thành phần quan trọng nhất của trang bị cho lính cứu hỏa hiện nay. Ảnh: Gore Protective.
Đế giày Nike Air. Giày của phi hành gia trên Mặt Trăng có một lớp đệm để giảm chấn, đồng thời vẫn phải đảm bảo độ vững vàng để đảm bảo an toàn khi đi trên bề mặt toàn đá và bụi. Kỹ sư Al Gross làm việc trong nhóm nghiên cứu về giày nhận ra thiết kế này có thể ứng dụng vào ngành giày dép. Thay vì lớp nhựa thông thường, Gross nghĩ ra cách dùng các loại xốp để đưa vào đế giày, kết hợp với lớp đế trên chắc chắn, chịu được lực. Kỹ sư hàng không Frank Rudy đã tiếp cận Nike vào năm 1979 để đưa ra sáng chế tương tự, sau này trở thành đế giày Nike Air danh tiếng. Ảnh: SneakerMag.
Pin năng lượng mặt trời. Những tấm pin năng lượng mặt trời bắt đầu được dùng trong các vệ tinh từ năm 1958, nhưng phải đến khi được dùng trên tàu Apollo mới thật sự được biết đến. Pin dùng trên tàu Apollo do Spectrolab sản xuất, nhưng chúng quá to và khó lắp. Những tấm pin thời kỳ đầu cũng không cung cấp máy năng lượng, và chỉ dùng được khoảng 1 tháng. Ảnh: iStock.
Máy lọc thận. Do nhiệm vụ trên không gian kéo dài, NASA cần một cỗ máy có thể lọc và tái chế nước cho phi hành gia. Trong quá trình phát triển, những nhà nghiên cứu đã tìm ra cách lọc các chất độc ra khỏi máu. Phương pháp này ngày nay được sử dụng trên các máy lọc thận. Ảnh: Shutterstock.
Chụp cộng hưởng từ.Vào giữa thập niên 1960, để cải thiện hình ảnh chụp về từ Mặt Trăng, NASA đã phát triển phương thức xử lý hình ảnh số. Phương thức xử lý này giờ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, là thành phần quan trọng của các máy chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng như chụp cắt lớp. Ảnh: Monash.
Chăn kim loại giữ nhiệt. Bạn có thể nhìn thấy những tấm chăn đặc biệt này ở các cuộc chạy marathon, khi những vận động viên hoàn thành chặng đua được quấn chăn. Trong nhiệm vụ Apollo, NASA cần những tấm bảo vệ các thiết bị khỏi bức xạ trên vũ trụ nhưng phải nhẹ để không ảnh hưởng tới trọng lượng của tàu. Cuối cùng, họ tạo ra một tấm chăn với nhôm quấn xung quanh lớp bọc Mylar, có thể bảo vệ cả phi hành gia lẫn các thiết bị. Nguyên lý thiết kế đó được dùng trong những tấm chăn kim loại, đôi khi được gọi là "chăn vũ trụ" ngày nay. Ảnh: AP.
Mái vòm rút lại được của sân vận động. Chất liệu làm nên các mái vòm có thể thu lại được ban đầu được thiết kế để dùng cho bộ đồ vũ trụ của các phi hành gia Apollo. Nó cần phải bền, nhẹ, phản xạ nhiệt và không bị thấm nước. Birdair là công ty đầu tiên tạo ra một vật liệu như vậy. Ảnh: Hok.
Lốp siêu đàn hồi.Đây sẽ là vật liệu quan trọng với ngành công nghiệp xe trong tương lai, thay thế cho lốp hơi. Xe tự hành trên mặt trăng của tàu Apollo sử dụng lốp do Glenn Research Center và Goodyear phát triển, có khả năng trở lại hình dạng cũ dù biến dạng tới 10%. Nhờ đó, lốp có thể chịu được những lực tác động rất mạnh và không cần bơm hơi. Ảnh: NASA.
Từ trong căn phòng, du khách có thể chiêm ngưỡng bầu trời, đó cũng là lí do khiến nơi đây được gọi là "khách sạn 5 triệu sao"
Chị Thúy Anh đặt phòng trước khoảng 1 tháng trên website. Chị và người bạn lựa chọn đi tự túc, tự lái xe 400 km từ Vestrahorn đến khách sạn. Khi tới nơi, chị gọi điện thoại để nhân viên chỉ đường. "Đường tới khách sạn không dễ tìm nhưng với tôi, việc tìm kiếm theo chỉ dẫn này khá thú vị, tạo sự tò mò", chị cho biết.
Trong phòng không có nhà vệ sinh riêng. Trong khách sạn có một nhà dịch vụ (Service House) ở khu vực chân đồi với ba phòng tắm và nhà vệ sinh. Khăn tắm được xếp gọn gàng trên kệ, có lò vi sóng và cốc chén để khách uống cà phê tại chỗ.
"Tại đây không phục vụ ăn uống nên chúng tôi mua theo đồ ăn từ khu vực trung tâm, chủ yếu là đồ ăn nhẹ. Tôi cảm giác như mình đang đi cắm trại vậy nhưng là dạng cắm trại sang trọng, tiện nghi hơn", chị cho hay.
Chi phí thuê căn phòng pha lê này là khoảng 275 USD (gần 7 triệu đồng)/đêm. Du khách cũng có thể lựa chọn mua tour du lịch bao gồm tham quan một số địa điểm nổi tiếng và nghỉ đêm tại khách sạn 5 triệu sao với giá 569 USD (khoảng 14 triệu đồng).
Thời điểm này, Iceland đang là điểm đến được nhiều du khách Việt yêu thích khi bước vào mùa săn cực quang đẹp nhất năm.
(Ảnh: Toni Phạm)
Máy bay hạ cánh khẩn cấp vì bồn chứa chất thải quá đầy, du khách không thể đi vệ sinh
Một máy bay chở khách buộc phải hạ cánh đột xuất sau khi các phòng vệ sinh ngừng hoạt động vì bồn chứa chất thải đã quá đầy." alt="Du khách Việt trải nghiệm khách sạn 5 triệu sao ở Iceland"/>
Buổi toạ đàm “Khoa học Công nghệ bảo vệ môi trường” với sự tham gia của 5 chuyên gia là các nhà khoa học lý thuyết cũng như các chuyên gia và nhà quản lý đầu ngành về đo lường các chỉ số môi trường, vật liệu mới, các khu sinh quyển.
Đó là GS.TS. Nguyễn Đại Hưng - Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, nguyên Viện Trưởng Viện Vật lý; PGS.TSKH. Trần Đình Phong - đồng Trưởng khoa Khoa học cơ bản và Ứng dụng, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội; PGS.TS. Ngô Đức Thành - đồng Trưởng khoa Vũ trụ và Ứng dụng, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội; TS. Nguyễn Thị Huyền Trang - cán bộ nghiên cứu tại ĐH Southern California, tác giả chính bài báo trên Nature Communications về sự tuần hoàn của các bon trong đại dương; GS.TS. Nguyễn Hoàng Trí - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Chương trình ‘Con người và Sinh quyển’ thuộc UNESCO.
Các chuyên gia đã thảo luận hướng tới việc phổ biến các kiến thức từ khoa học đến thực tiễn tại nước ta về khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường.
Phương Chi
" alt="4 bài giảng đại chúng trong Ngày Khoa học Công nghệ"/>