Những mẫu xe tự chế,ữngmẫuxequáiđảnđanglàmđiêncuồnggiớitrẻangela phương trinh xe không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng có hình dáng kỳ quái đang thu hút nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.
Những mẫu xe tuyệt đối không nên mua dù giá 'bèo'Những mẫu xe tự chế,ữngmẫuxequáiđảnđanglàmđiêncuồnggiớitrẻangela phương trinh xe không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng có hình dáng kỳ quái đang thu hút nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.
Những mẫu xe tuyệt đối không nên mua dù giá 'bèo'TS Lê Viết Khuyến (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD-ĐT, hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) cho hay, tuyển sinh đại học bằng điểm học bạ không phải chỉ ở Việt Nam mà nhiều trường đại học, nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần xem xét vì sao họ làm như thế và làm như thế thì có lợi gì.
“Thực tế, tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển học bạ sẽ làm giảm nhẹ áp lực cho người học thay vì một kỳ thi gắt gao. Điều này tốt, nhưng cần xem người ta làm việc đó trong điều kiện như thế nào?
Có hai điều kiện. Thứ nhất, ở những nước đó/trường đó đã hình thành văn hóa chất lượng. Tức là ai làm việc gì gian dối hoặc làm giảm chất lượng đào tạo sẽ bị người học, phụ huynh và cả xã hội lên án. Nhưng văn hóa chất lượng ở Việt Nam thì chưa! Vẫn còn đó tình trạng gian lận, thậm chí sửa điểm, mua điểm.
Thứ hai, ở những nước đó, hệ thống giáo dục phổ thông đã được kiểm định rất chặt chẽ, khoa học. Do đó, chuẩn đào tạo, đánh giá của các trường ở các nước đó sẽ đồng đều nhau. Còn ở Việt Nam chưa có sự đồng đều, cụ thể có trường đánh giá chặt, trường làm lỏng. Thậm chí có trường xảy ra tình trạng "phù phép" để có học bạ đẹp.
Như vậy, chúng ta chưa đảm bảo được 2 điều kiện đó nhưng lại vội vàng áp dụng xét tuyển sinh bằng điểm học bạ thì rõ ràng không ổn”.
Ông Khuyến cho rằng, phương thức xét tuyển bằng học bạ thường có “lợi” cho các trường trong việc dễ dàng tuyển được nhiều người học, đi kèm nguồn thu đến từ học phí lớn.
“Với phương thức này, các trường có thể vét thí sinh dễ hơn phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Bởi với những trường danh giá, nếu muốn vét thí sinh, phải hạ điểm chuẩn và việc này không hề dễ dàng. Với việc thêm phương thức xét tuyển bằng học bạ, các trường vẫn giữ được mức điểm chuẩn phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT cao để đảm bảo thương hiệu mà vẫn tuyển được nhiều thí sinh”.
Theo ông Khuyến, khi chưa đảm bảo được 2 điều kiện phân tích ở trên sẽ dẫn tới mất công bằng. “Bởi việc xét tuyển nếu bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có khi chỉ hơn nhau 0,25 điểm đã phân chia đỗ hay trượt. Nhưng với điểm học bạ, nếu có việc “xin điểm”, có thể thay đổi nhiều điểm.
Trường nào quản lý chặt, học sinh sẽ thiệt thòi, bảng điểm không đẹp. Ngược lại, trường nào bất chấp, bảng điểm học sinh rất đẹp nhưng chất lượng thực tế lại thấp”, ông Khuyến nói.
Theo ông Khuyến, khi đảm bảo được 2 điều kiện đó, việc dùng phương thức xét tuyển sinh đại học bằng học bạ cũng rất tốt.
“Tuy nhiên, có lẽ đó là chuyện của tương lai, còn nền giáo dục của chúng ta vẫn còn nhiều tiêu cực như chạy điểm, mua điểm... Chỉ khi ngành giáo dục đảm bảo được việc học bạ đánh giá khách quan, trung thực mới được. Việc kiểm định, Bộ GD-ĐT có thể làm được, nhưng để hình thành văn hóa chất lượng trong xã hội có lẽ còn là cả câu chuyện dài”, ông Khuyến nói.
“Tôi không phản đối việc sử dụng học bạ để xét tuyển đại học. Nhưng tôi phản đối việc lấy điểm học bạ làm tiêu chí chính, thậm chí là tiêu chuẩn duy nhất. Song, coi nó là tiêu chí phụ để hỗ trợ các phương thức khác trong xét tuyển thì phù hợp”.
Để thỏa mãn sự tìm tòi và học hỏi, bố đăng ký cho Thần Dương vào lớp đào tạo bồi dưỡng Toán học. Mặc dù, nội dung khóa học vượt quá sức nhưng anh vẫn hứng thú 'như cá gặp nước'. Về sau, việc giải bài khó trở thành niềm vui lớn nhất của Thần Dương. Tuy nhiên, vì tập trung học Toán nên anh bỏ bê nhiều môn, trong đó tiếng Anh trở thành bài Toán khó nhất.
Lên cấp 2, để theo kịp chương trình học và nâng cao điểm kiểm tra, Thần Dương phải giảm tần suất học Toán để tập trung vào tiếng Anh. Với sự chăm chỉ, anh liên tục giành được giải thưởng các cuộc thi Toán và góp mặt trong đội tuyển Toán tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Sau khi gia nhập đội tuyển, Thần Dương có cơ hội tham gia Cuộc thi Toán trại đông tỉnh Tứ Xuyên. Tại đây, anh vượt qua giới hạn bản thân và giành chiến thắng chung cuộc. Thành tích này giúp Thần Dương đủ điều kiện tham gia Cuộc thi Toán Olympic quốc tế.
Đây cũng là cơ hội giúp anh đỗ vào đại học top 1 ở Trung Quốc. Xác định mục tiêu của bản thân, anh dành tâm huyết và thời gian vào Toán học. Đạt thành tích tốt tại các cuộc thi trong nước và quốc tế, năm 1999, anh được tuyển thẳng vào khoa Toán của Đại học Bắc Kinh.
Bước chân vào Đại học Bắc Kinh là mơ ước to lớn của Thần Dương. Không ngủ quên trên chiến thắng, lên đại học anh vẫn nỗ lực học và nghiên cứu. Phần lớn thời gian anh dành để nghiên cứu hoặc đọc sách ở thư viện.
Bằng sự nỗ lực, năm 2002, Thần Dương tốt nghiệp đại học. Đồng nghĩa với việc anh đã hoàn thành chương trình đại học trong 3 năm. Sau đó, anh học lên thạc sĩ và tốt nghiệp ở tuổi 23. Chưa hài lòng với thành tích của bản thân, Thần Dương tìm cách xin học bổng tiến sĩ tại Mỹ.
Khó khăn đầu tiên anh gặp phải là tiếng Anh không tốt. Tuy nhiên, được sự động viên của thầy cô cùng những cố gắng không ngừng nghỉ, cuối cùng anh trúng tuyển vào hệ tiến sĩ tại Đại học Princeton (Mỹ).
Đối với anh, thời gian học tiến sĩ là hạnh phúc nhất, bởi Đại học Princeton (Mỹ) là nơi quy tụ những giáo sư đoạt giải thưởng Toán học uy tín. Việc giao tiếp với họ giúp Thần Dương được đắm mình trong vẻ đẹp của tri thức. Đồng thời, nơi đây cũng góp phần tạo ra bước đột phá lớn trong nghiên cứu học thuật của Thần Dương.
Năm 2008, anh nhận bằng tiến sĩ Toán học tại Đại học Princeton dưới sự hướng dẫn của giáo sư János Kollár. Nhận được sự động viên của các giáo sư, sau khi tốt nghiệp Thần Dương đến Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tham gia chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ.
Quá trình đó, anh nhận được lời mời của nhiều đại học hàng đầu Mỹ về làm giảng viên. Cân nhắc kỹ lưỡng, anh lựa chọn giảng dạy tại Đại học Utah (Mỹ). Nhưng chỉ sau 1 năm, anh quyết định từ bỏ mọi sự chiêu mộ tại Mỹ để về nước cống hiến ở tuổi 31.
Rời quê hương sang nước ngoài cống hiến
Về nước năm 2012, anh nhận được lời mời của giáo sư Điền Cương - người giúp Thần Dương đến Đại học Princeton (Mỹ). Giáo sư nói với Thần Dương: "Thầy hy vọng em sẽ tham gia giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh". Để báo đáp công ơn và bày tỏ lòng biết ơn với thầy, anh đồng ý không suy nghĩ.
Anh có nhiều đóng góp đáng kể trong quá trình giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Năm 2013, anh trở thành giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Toán học Quốc tế Bắc Kinh. Năm 2014, anh nhận tài trợ từ Quỹ Khoa học quốc gia dành cho Học giả trẻ xuất sắc và được Quỹ học giả Trường Giang tại Đại học Bắc Kinh vinh danh là Giáo sư xuất sắc.
Năm 2016, anh nhận được giải thưởng Khoa học và Công nghệ Thanh niên Trung Quốc lần thứ 13. Ngoài ra, Thần Dương còn là chủ nhân của giải Vàng Ramanujan. Năm 2017, anh vinh dự là giáo sư trẻ duy nhất tại Trung Quốc nhận được giải thưởng Henri Poincaréđược tài trợ bởi Quỹ Daniel Iagolnitzer trị giá 1 triệu USD (24 tỷ đồng).
Loạt giải thưởng này giúp Thần Dương nổi tiếng trong giới học thuật. Anh còn là nhà nghiên cứu đại số quyền lực nhất trong cộng đồng Toán học ở Trung Quốc. Thời điểm đó, mọi người cho rằng anh sẽ dẫn dắt khoa Toán của Đại học Bắc Kinh lên một tầm cao. Tuy nhiên, sau 6 năm làm việc ở Trung Quốc, giáo sư trẻ quyết định từ bỏ để quay lại Mỹ.
Trở lại Mỹ, năm 2019, Thần Dương vinh dự giành giải thưởng Chân trời mới vì những đóng góp trong ngành Toán học. Với những cống hiến trong lĩnh vực Hình học và Đại số, năm 2020, anh trở thành thành viên của Hiệp hội Toán học Mỹ. Năm 2021, anh tiếp tục nhận được giải thưởng Colevề đại số. Hiện, Thần Dương là giáo sư Toán học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Không phải cách dạy, hướng tiếp cận mới quan trọng
Trên thực tế, Nhật Bản và Hàn Quốc từng chịu sự chiếm đóng của Mỹ và các quốc gia này cũng quan tâm sâu sắc đến việc học tiếng Anh, tuy nhiên, vẫn đứng cuối bảng xếp hạng.
Thành công của Philippines là nhờ vào cách tiếp cận học tiếng Anh chứ không chỉ là dạy tiếng Anh. Tiếng Anh không chỉ được dạy trong trường học mà người dân còn được cung cấp một công cụ quan trọng khác để tiếp thu ngôn ngữ: tiếp xúc bên ngoài lớp học, theo nhận định của tờ HuffPost.
Hệ thống giáo dục ở Philippines đóng vai trò then chốt trong việc nuôi dưỡng và nâng cao trình độ tiếng Anh. Từ giáo dục tiểu học đến các cơ sở giáo dục đại học, tiếng Anh đóng vai trò là phương tiện giảng dạy chính.
Các môn học như khoa học, toán học và nghiên cứu xã hội được dạy bằng tiếng Anh, mang đến cho học sinh sự hòa nhập toàn diện với ngôn ngữ. Sự nhấn mạnh liên tục vào giáo dục tiếng Anh này đảm bảo rằng người Philippines phát triển trình độ ngoại ngữ thông thạo cao ngay từ khi còn nhỏ.
Trong khi tiếng Anh giữ vị trí nổi bật trong hệ thống giáo dục, Philippines cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy ngôn ngữ quốc gia của mình là tiếng Filipino. Giáo dục song ngữ là một chiến lược quan trọng nhằm đạt được sự cân bằng giữa trình độ tiếng Anh và Filipino.
Hệ thống giảng dạy song ngữ được triển khai kể từ năm 1974. Trong khuôn khổ đó, các môn học đều được giảng dạy bằng cả tiếng Anh và tiếng Filipino. Sự tích hợp có chủ ý này cho phép học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ nhiều mặt. Khoa học, toán học và nghiên cứu xã hội, cùng với các môn học khác, được giảng dạy dưới dạng song ngữ, giúp học sinh tiếp xúc với từ vựng và sắc thái ngôn ngữ đa dạng trong cả hai ngôn ngữ.
Cách tiếp cận này nhấn mạnh tầm quan trọng của cả hai ngôn ngữ trong việc thúc đẩy giao tiếp hiệu quả, đồng thời vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc. Lợi thế song ngữ trang bị cho người Philippines khả năng xử lý các tình huống ngôn ngữ đa dạng trong một thế giới hội nhập.
Tiếng Anh bắt buộc trong mọi lĩnh vực
Trình độ thông thạo tiếng Anh ở Philippines vượt ra ngoài phạm vi lớp học và thâm nhập vào lĩnh vực chuyên môn. Quốc gia này đã định vị mình là một “ông lớn” trong ngành Gia công Quy trình Kinh doanh (BPO)- việc thực hiện hợp đồng các chức năng hoặc quy trình kinh doanh cụ thể với nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba.
Ngành BPO Philippines đóng góp gần 30 tỷ USD cho nền kinh tế mỗi năm, với khoảng 1,3 triệu người Philippines đã làm việc tại hơn 1000 công ty BPO vào năm 2019, dự báo tăng trưởng 8-10% mỗi năm và nắm giữ 10-15% thị trường BPO toàn cầu.
Trình độ tiếng Anh là một yêu cầu quan trọng để làm việc trong lĩnh vực này vì người lao động Philippines cần tương tác với khách hàng từ các quốc gia nói tiếng Anh. Nhu cầu này đã tiếp tục thúc đẩy cam kết duy trì trình độ tiếng Anh ở mức cao.
Cam kết về trình độ tiếng Anh được thể hiện rõ hơn qua sự phổ biến của các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa. Người Philippines thường xuyên thực hiện các kỳ thi như Kiểm tra tiếng Anh như ngoại ngữ (TOEFL) hay Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế (IELTS) để theo đuổi mục tiêu học thuật và nghề nghiệp.
Ông Jojo Habana- trưởng đại diện IDP Philippines - cơ quan tổ chức kỳ thi IELTS cho biết “Philippines đã được xác định là thị trường trọng điểm trong chiến lược tăng trưởng toàn cầu của IDP”. Theo dữ liệu của IDP, có khoảng 50.000 sinh viên Philippines đang du học ở nước ngoài.
Những bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa này đóng vai trò là tiêu chuẩn, phản ánh nỗ lực của quốc gia này trong việc duy trì tiêu chuẩn cao về trình độ tiếng Anh phù hợp với mức toàn cầu.
Tử Huy