Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947,àgiáoNguyễnNgọcKýquađờlịch bóng đá v-league hôm nay quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình, rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay và trở thành nhà giáo ưu tú.
Cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã vào những trang sách giáo khoa và gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ học sinh trên cả nước. Ông là tấm gương cho sự kiên trì, quyết tâm, lòng ham học cho nhiều thế hệ.
Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”.
Năm 1992, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký được nhận danh hiệu "Nhà giáo Ưu tú".
Những năm tháng cuối đời, thầy Nguyễn Ngọc Ký chống chọi kiên trì với bệnh suy thận, tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo.
Chia sẻ với VietNamNet, anh Vũ Lương, học trò cũ của Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, hiện là Thư ký tòa soạn Báo Tiền Phong cho hay, anh bàng hoàng khi nhận được tin thầy giáo qua đời vào khoảng hơn 2h sáng nay.
Trong ký ức cậu học trò, vẫn còn đó người thầy luôn coi những học trò Cấp II Năng khiếu Hải Hậu, Nam Định như con dù đã ra trường nhiều năm.
“Cứ mỗi đợt ôn thi đội tuyển tạm kết thúc, chúng tôi lại kéo nhau lên nhà thầy. Nếp nhà nhỏ ở xóm Nguyễn Mi, xã Hải Thanh luôn nhộn nhịp, ồn ã mỗi khi chúng tôi đến.
Nhà thầy có một mảnh vườn nho nhỏ, trồng ổi, nhót và chanh, quất chỉ để phục vụ lũ học trò chúng tôi. Bao giờ đến nhà thầy, cô Nhiễu vợ thầy cũng chuẩn bị một nồi khoai. Còn thầy thì pha trà. Đứa nào cũng thích được đến đây để nghe thầy đọc thơ, kể chuyện và nghe những lời chỉ bảo tận tình.
Chúng tôi luôn yêu cầu thầy kể về cuộc đời của thầy, về những kỷ niệm mà trong đó luôn đầy ắp những kiến thức về cuộc sống. Hình ảnh thầy ngồi trên sập gỗ giữa nhà còn lũ chúng tôi vây xung quanh luôn hiện về trong ký ức. Thầy không ngâm thơ, chỉ đọc thôi nhưng thầy có một giọng đọc thơ rất đặc biệt. Âm vực luyến láy trữ tình.
Khi chúng tôi học tập trung đội tuyển, thầy trò ở tập thể cùng nhau. Thầy hiểu tính nết từng đứa. Ngoài giờ học thầy luôn uốn nắn chỉ bảo cho chúng tôi cách xử thế”.
Với anh Lương và nhiều học trò khác thầy Ký là một tấm gướng về đạo đức và nghị lực. “Với thầy, nghiêm túc với bản thân dường như là một nguyên tắc bất di bất dịch. Còn nhớ khi hai thầy trò ở cùng nhau trong khu tập thể của trường, mặc dù có rất nhiều việc tôi có thể giúp thầy nhưng không bao giờ thầy đồng ý. Chỉ duy nhất có một việc tôi được phép giúp thầy đó là cài khuy áo cho thầy trước giờ lên lớp. Thầy bao giờ cũng dậy thật sớm. Tập thể dục và vệ sinh cá nhân. Đun một ấm nước sôi để khi trò dậy có nước ấm để rửa mặt.
Tôi chưa bao giờ thấy thầy nổi cáu. Lúc nào cũng nhẹ nhàng. Cả những lúc bọn học trò của tôi làm những điều thầy phải bận lòng. Có lẽ những nỗ lực chiến thắng tật nguyền đã giúp thầy có được một tâm thái cân bằng đến vậy”, anh Lương kể.
Tang lễ Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký được cử hành tại nhà riêng ở số 12 đường 623D Khu dân cư Nam Long, phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TPHCM.