Tại một bữa tiệc do báo Christian Science Monitor vừa tổ chức ở thủ đô Washington, ông Johnson cho biết, trong bối cảnh dư luận Mỹ còn chưa hết rúng động về các vụ tấn công của hacker nhắm vào Ủy ban quốc gia của đảng Dân chủ và một tổ chức gây quỹ khác của đảng này, chính quyền Mỹ cần phải cân nhắc liệu có nên coi các cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống là "cơ sở hạ tầng then chốt", thay vì chỉ là "cơ sở hạ tầng vật chất" như đường lưới điện và các đập nước hay không.
Ông Johnson cho rằng, các cuộc bầu cử thiết yếu đối với nền dân chủ của nước này, nên chúng cần được xem xét đưa thêm vào danh sách 16 lĩnh vực cơ sở hạ tầng then chốt của chính Mỹ.
Theo Vishal Gupta, tổng giám đốc điều hành công ty an ninh mạng Seclore, việc chỉ phong thêm chức danh như trên cho các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chưa đủ để bảo vệ tiến trình dân chủ ở nước này. Ông Gupta nói, chính phủ cần phải đề ra kế hoạch chính xác và rõ ràng, đầu tư tiền bạc để tăng cường bảo mật cho hệ thống máy tính và mạng tham gia vào quá trình bỏ phiếu.
Bộ Nội vụ Mỹ hiện từ chối tiết lộ về cách thức có thể áp dụng để bảo vệ các cuộc bầu cử. Song, một quan chức trong bộ cho hay, cơ quan này sẽ làm việc cùng chính quyền các tiểu bang và các hạt để duy trì tính bảo mật cho hệ thống bầu cử và ứng phó với bất kỳ sự cố an ninh phát sinh nào.
Trong lúc đó, ở cách xa Washington gần 3.900km về phía tây, tại Las Vegas đang diễn ra hội nghị Black Hat, quy tụ vô số chuyên gia bảo mật và các nhà nghiên cứu an ninh mạng. Các đại biểu đã chứng minh nhiều thứ, bao gồm cả các cây rút tiền ATM sắp trình làng vào năm 2017 và những mẫu xe hơi đời mới, có thể bị hack như thế nào.
Dmitri Alperovitch, người đứng đầu công ty an ninh mạng CrowdStrike, đã chỉ ra các nguy cơ đối với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Hồi tháng 6, CrowdStrike từng phát đi tuyên bố rằng, các hacker làm việc cho hai cơ quan chính phủ Nga đã xâm nhập vào các hệ thống máy tính của Ủy ban quốc gia của đảng Dân chủ và đánh cắp những thông tin nhạy cảm. Tuyên bố đó ngay lập tức gây tranh cãi và có một kẻ tự nhận là hacker người Romania đã đơn độc phát tán những email và thông tin nhạy cảm của đảng Dân chủ Mỹ. Song, ông Alperovitch vẫn nhất quyết với tuyên bố ban đầu của công ty mình.
Nói về nguy cơ hacker làm thay đổi các kết quả bầu cử, ông Alperovitch tin, điểm dễ bị tổn hại nhất trong hệ thống bầu cử không nằm ở các máy bỏ phiếu điện tử. Thay vào đó, "gót Asin" nằm ở khâu máy tính gửi các kết quả bầu cử tới cơ quan chức trách ở cấp độ hạt hoặc quận.
Dẫu vậy, ông Alperovitch vẫn coi việc bỏ phiếu điện tử là không an toàn. Theo ông, việc các mẩu giấy thừa bám dính, gây khó đọc kết quả ở một số lá phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000 vẫn dễ giải quyết hơn các máy bỏ phiếu điện tử tiềm tàng nguy cơ bị hack.
Ông Alperovitch cũng không loại trừ một viễn cảnh tồi tệ, khi cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ, nhưng vào ngày hôm sau một hacker đột ngột tuyên bố đã thay đổi các lá phiếu ở một hạt hoặc đơn vị bầu cử quan trọng. Việc này có thể gây suy giảm niềm tin của các cử tri đối với kết quả bầu cử. Do đó, tất cả những gì nhà chức trách cần làm hiện lại là cố gắng xóa bỏ các nghi ngờ.
Tuấn Anh(Theo CNET)
" alt=""/>Hacker có thể thay đổi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ?Nguồn tin từ VTV cho biết, hôm qua (15/8), Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) của Bộ công an đã xác nhận, có thêm những tình tiết mới và có thể là mấu chốt của vụ việc khách hàng của Vietcombank bị rút 500 triệu trong tài khoản.
Theo đại diện C50, cơ quan này đã có buổi làm việc với chị Nguyễn Thị Na Hương, chủ tài khoản bị mất 500 triệu đồng. Trên tinh thần hợp tác, nhiều tình tiết, bằng chứng quan trọng liên quan đến vụ việc này đã được sáng tỏ hơn. Trong đó đáng chú ý là việc ngân hàng Vietcombank đã gửi mã OTP vào thiết bị cầm tay của chị Hương để có thể kích hoạt chuyển hình thức giao dịch từ nhận OTP bằng SMS sang Smart OTP.
"Hiện trên điện thoại của chị Hương vẫn còn lưu giữ tin nhắn của ngân hàng Vietcombank gửi đến thông báo về việc khách hàng đã kích hoạt sử dụng dịch vụ Smart OTP", đại diện Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết.
C50 bước đầu xác định, đây là hành vi lừa đảo theo hình thức giao dịch trực tuyến và có liên quan tới một nhóm đối tượng cả trong nước và nước ngoài. Hiện các cơ quan quản lý đã tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo gia dịch an toàn cho người sử dụng.
Còn về phía ngân hàng Vietcombank, sau khi đổ lỗi cho khách hàng và chịu sức ép từ dư luận, tối muộn ngày hôm qua, Vietcombank đã phát đi thông cáo khẳng định trong trường hợp nguyên nhân được xác định không phải do lỗi của khách hàng, Vietcombank khẳng định quyền lợi của khách hàng tại Vietcombank hoàn toàn được bảo vệ.
Trước đó, việc một khách hàng của Vietcombank bỗng dưng bị mất tiền trong tài khoản đã khiến nhiều người tỏ ra lo ngại. Cụ thể, chị Hoàng Thị Na Hương (Hà Nội) cho biết, 23h ngày 3/8, khi đang ngủ hai thông báo rút tiền từ cây ATM được gửi về điện thoại của chị, tổng cộng 100 triệu đồng. Gần 1h ngày 4/8, 100 triệu đồng nữa bị rút khỏi tài khoản cũng qua cây ATM. Tiếp đó, 4 tiếng sau, điện thoại của chị xuất hiện 3 lệnh chuyển tiền qua Internet Banking với tổng số tiền 300 triệu đồng.
Chị Hương thắc mắc là cả 3 lệnh trên đều không có mã xác thực OTP gửi về điện thoại của chị như thông thường. Sau khi kịp thời báo ra ngân hàng, rất may lệnh chuyển tiền đã kịp được lui lại, nhưng số tiền rút từ ATM đã bị mất.
Các đối tượng lừa đảo đã chuyển tiền từ tài khoản khách hàng tới nhiều tài khoản trung gian tại 3 ngân hàng khác nhau tại Việt Nam. Sau đó, đối tượng lừa đảo đã rút 200 triệu đồng qua ATM ở Malaysia. Vietcombank đã xử lý các biện pháp khẩn cấp, kịp thời khoanh giữ lại được 300 triệu đồng.
" alt=""/>Tình tiết mới nhất vụ Vietcombank: Ngân hàng đã gửi mã OTP vào điện thoại của khách hàngChiều ngày 5/8/2016, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam có sử dụng tuyến cáp quang biển quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (AAG) đã nhận được thông báo của Trung tâm điều hành tuyến cáp này về dự kiến kế hoạch sửa chữa, hàn nối các vị trí cáp đứt trên tuyến AAG.
Như ICTnews đã thông tin, vào lúc 17h 35 ngày 2/8/2016, tuyến cáp AAG đã bị đứt ở phân đoạn cách HongKong 80 km và nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng bởi bão số 2.
Đáng chú ý là, theo thông tin từ một ISP, bên cạnh sự cố đứt cáp xảy ra với cáp nhánh S11 hướng HongKong chiều ngày 2/8, tuyến cáp quang biển AAG còn gặp sự cố vào sáng ngày 3/8/2016 tại vị trí cách trạm Changi hơn 32 km, trên cáp nhánh S1B cập bờ Singapore, gây mất thêm kênh truyền quốc tế hướng Singapore.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, mặc dù các ISP đều đã chuẩn bị trước các phương án, kịch bản dự phòng để ứng phó khi cáp quang biển AAG gặp sự cố, bị đứt; tuy nhiên mỗi lần sự cố xảy ra với cáp AAG, Internet Việt Nam đi quốc tế vẫn bị ảnh hưởng. Cụ thể, trong thời gian sự cố trên tuyến cáp AAG chưa được khắc phục, người dùng Internet tại Việt Nam khi sử dụng các dịch vụ kết nối hướng đi quốc tế như: web, email, video… sẽ bị chậm do lưu lượng chuyển sang các hướng dự phòng và có khả năng gây nghẽn. Trong khi đó, các dịch vụ Internet trong nước không bị ảnh hưởng.
" alt=""/>Sửa xong AAG vào 21/8, truy cập Internet từ Việt Nam đi quốc tế chậm trong nửa tháng